intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy kế toán xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy kế toán xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam" tập trung hệ thống, phân tích căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện kế toán xanh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy kế toán xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam góp phần phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy kế toán xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VAI TRÒ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TS. Đoàn Thị Quỳnh Anh Trường Đại học Lao động Xã hội Email: quynhanhdtulsa@gmail.com Tóm tắt Trong bối cảnh chung của thế giới hƣớng đến thế giới xanh, tăng trƣởng xanh, kinh tế tuần hoàn, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, tăng trƣởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, nhằm đạt đƣợc thịnh vƣợng của nền kinh tế, bền vững về môi trƣờng và công bằng về xã hội; hƣớng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu tăng trƣởng xanh không thể thiếu vắng vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng nền kinh tế xanh, xanh hóa các ngành kinh tế. Vì vậy, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc xây dựng hành lang pháp lý, thiết lập các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kinh tế xanh nói chung đặc biệt trong lĩnh vực kế toán xanh nói riêng là rất cần thiết. Bài viết tập trung hệ thống, phân tích căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện kế toán xanh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy kế toán xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam góp phần phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Từ khóa: tăng trưởng xanh, kế toán xanh, doanh nghiệp. Abstract In the general context of the world towards a green world, green growth, and circular economy, the Government has drastically directed the implementation of the national strategy on green growth in Decision No. 1658/QD-TTg of the Prime Minister: Approving the National Strategy on Green Growth for the period 2021 - 2030, vision to 2050. Accordingly, green growth contributes to promoting economic restructuring associated with innovating growth models, in order to achieve economic prosperity, environmental sustainability and social justice; towards a green, carbon-neutral economy and contributing to the goal of limiting global temperature rise. To achieve the goal of green growth, the role of the business community in building a green economy and greening economic sectors is indispensable. Therefore, the role of state management agencies in building a legal corridor and establishing policies to support businesses in implementing a green economy in general and in the field of green accounting in particular is very important. necessary. The article focuses on the system and analyzes the basis for businesses to implement green accounting, thereby proposing solutions to promote green accounting in businesses in Vietnam, contributing to economic development associated with environmental protection. environmental protection and sustainable development. Keywords: green growth, green accounting, enterprises. 1. Tổng quan về tăng trƣởng xanh và kế toán xanh Phát triển bền vững đang là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong những năm qua và trong tƣơng lai, theo đó tăng trƣởng xanh với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài 180
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu này. Tăng trƣởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững đảm bảo phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững đồng thời góp phần quan trọng vào thực hiện chống biến đổi khí hậu. Theo UNESCAP: tăng trƣởng xanh là mô hình tăng trƣởng chú trọng vào quá trình phát triển kinh tế đảm bảo bền vững về môi trƣờng, thúc đẩy phát triển các-bon thấp và xã hội toàn diện. Theo World Bank: tăng trƣởng xanh là mô hình tăng trƣởng đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên, sạch với việc tối thiểu hóa ô nhiễm và các tác động môi trƣờng. Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trƣởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trƣởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu đƣợc kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tƣ cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội. Tại Việt Nam, Tăng trƣởng xanh là sự tăng trƣởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững. Tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, tăng trƣởng xanh là một phƣơng thức quan trọng đê thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm hải khí nhà kính để hƣớng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn. Để góp phần thực hiện tăng trƣởng xanh, việc tăng cƣờng thực hiện kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển bền vững là một trong những yêu cầu cấp thiết. Năm 2014, Liên Hợp Quốc đã triển khai chƣơng trình ứng dụng ―Hệ thống kế toán về kinh tế và môi trƣờng‖ hay còn gọi là kế toán xanh. Kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là bƣớc chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện, nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của đất nƣớc. Kế toán xanh đƣợc xem là một cách và là một hƣớng đi chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển, hƣớng tới phát triển nền ―kinh tế xanh‖. Một số nghiên cứu cho rằng, kế toán xanh đƣợc chia thành nhiều góc độ khác nhau, bao gồm 5 nội dung chính: Kế toán tài chính môi trƣờng; Kế toán quản trị môi trƣờng; Tài chính môi trƣờng; Pháp luật về môi trƣờng; Đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội. 181
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Có thể thấy, kế toán xanh là một bộ phận của tăng trƣởng xanh, hƣớng đến mục tiêu ―do con ngƣời, vì con ngƣời‖, góp phần tạo sự ổn định, bền vững cho nguồn lực môi trƣờng, xã hội phát triển. 2. Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán xanh Ngày 25/9/2012, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, đề ra hai nhiệm vụ chiến lƣợc: Thứ nhất, xanh hoá sản xuất; thực hiện một chiến lƣợc công nghiệp hoá sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh; Thứ hai, xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; kết hợp lối sống đẹp truyền thống với những phƣơng tiện văn minh hiện đại. Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng xanh đã trở thành đƣờng lối, quan điểm của Đảng và chính sách xuyên suốt của Nhà nƣớc và là một nội dung căn bản của đƣờng hƣớng phát triển ở Việt Nam hiện nay. Ngày 20/3/2014, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tăng trƣởng xanh giai đoạn 2014 - 2020, trong đó, đề ra 4 chủ đề chính gồm: Xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trƣởng xanh tại địa phƣơng; Giảm cƣờng độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất; Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Năm 2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 và Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022. Cùng với việc ban hành chiến lƣợc, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trƣởng xanh, Chính phủ còn xây dựng Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trƣởng xanh. Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trƣởng xanh là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về tăng trƣởng xanh và triển khai thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tƣớng Chính phủ phƣơng hƣớng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về tăng trƣởng xanh và triển khai thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là Cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, đƣợc Chính phủ giao trách nhiệm điều phối các hoạt động của các bộ, ngành và địa phƣơng, triển khai thí điểm, rà soát, kiến nghị, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ quan điểm phát triển bền vững, lồng ghép tăng trƣởn xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đề án tái cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng tăng trƣởng xanh; xây dựng và hoàn thiện thể chế, nâng cao nhận thức, hƣớng 182
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu của Chiến lƣợc và báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ theo định kỳ. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành liên quan xác định những nhiệm vụ, dự án trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét quyết định và phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xác định và phân bổ nguồn tài chính trong nƣớc, cũng nhƣ điều phối các nguồn tài trợ của nƣớc ngoài, cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh. Trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tăng trƣởng xanh, các bộ ban ngành đã xây dựng hệ thống văn bản quy định về kế toán xanh. Các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng kế toán môi trƣờng theo các quy định của pháp luật ban hành, cụ thể Luật Môi trƣờng lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi năm 2005. Kết hợp với các Nghị định do Chính phủ ban hành nhƣ Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định về đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế bảo vệ môi trƣờng. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP, Thông tƣ số 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012 sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC, Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Việc ban hành các thông tƣ, nghị định về kế toán xanh là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp kê khai hạch toán các chi phí phát sinh liên quan đến môi trƣờng một cách rõ ràng. 3. Thực trạng việc áp dụng kế toán xanh ở Việt Nam Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh xanh là chiến lƣợc và lợi thế cạnh tranh cho mình. Các doanh nghiệp cũng nhƣ các cá nhân thành viên của tổ chức đang ngày càng tích cực sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trƣờng, ủng hộ các hoạt động trách nhiệm xã hội, đến đầu tƣ nghiêm túc vào những dây chuyền sản xuất giảm thiểu chất thải và khí thải. Việc phát huy vai trò của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy Việt Nam sớm đạt đƣợc những mục tiêu về tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc áp dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập. Thứ nhất, nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của ở các cấp lãnh đạo quản lý và các nhà quản trị trong các doang nghiệp còn hạn chế và chủ yếu là tuân thủ các quy định hơn là thực hiện các sáng kiến, cải tiến phƣơng thức, tăng hiệu quả thực hiện. Từ đó dẫn đến nhận thức về tăng trƣởng xanh và kế toán xanh còn mờ nhạt. Đồng thời, công tác kế toán xanh tại các doanh nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiêp có quy mô nhỏ. Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về áp dụng đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy tăng trƣởng xanh tại các doanh ngiệp chƣa đầy đủ. Trong đó việc áp dụng kế toán xanh tại doanh nghiệp chƣa mang tính bắt buộc dẫn đến đa số doanh nghiệp đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp chƣa quan tâm đúng mức đến những vấn đề 183
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG liên quan đến kế toán xanh. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề kế toán xanh nhƣng còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Thứ ba, Bộ Tài chính chƣa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Trên thực tế, các các chuẩn mực, các chế độ, quy định về tài chính kế toán chƣa hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc ghi nhận, bóc tách và theo dõi chi phí môi trƣờng trong chi phí sản xuất kinh doanh, chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng... Các yếu tố chi phí môi trƣờng và lợi ích môi trƣờng chƣa có tài khoản riêng để theo dõi và hạch toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán trong nƣớc còn thiếu chuẩn mực kế toán về môi trƣờng, làm cho thông tin môi trƣờng thiếu tính minh bạch, thiếu tính đầy đủ và chƣa đảm bảo độ tin cậy cho ngƣời sử dụng thông tin. Vì vậy trên thực tế, công tác hạch toán ghi nhận thu nhập và chi phí liên quan đến môi trƣờng chƣa đƣợc theo dõi chi tiết, độc lập khoản mục và chƣa đƣợc trinh bày trên báo cáo tài chính có liên quan. Các khoản chi phí liên quan đến môi trƣờng đƣợc hạch toán chung trong chi phí quản lý doanh nghiệp, do đó việc theo dõi, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trƣờng còn hạn chế. Thứ tư, các cơ sở đào tạo chƣa chú trọng nhiều về kế toán môi trƣờng, đội ngũ kế toán về lĩnh vực môi trƣờng còn ít, chuyên môn chƣa cao ... Do đó ảnh hƣởng nhiều đến công tác hạch toán ghi chép sổ sách và xác định chính xác thu nhập cũng nhƣ chi phí phát sinh liên quan đến môi trƣờng. Thứ năm, các hoạt động nhƣ tọa đàm, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa doanh nghiệp và các Hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý có liên quan về lĩnh vực kế toán môi trƣờng còn hạn chế. Do đó, chƣa có đƣợc tính thống nhất trong công tác quản lý kế toán xanh và ghi chép hạch toán các khoản mục của kế toán xanh. Hiện chƣa có nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. 4. Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Để đẩy mạnh ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam, những nội dung cần tập trung thực hiện gồm: Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và cộng đồng doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của tăng trƣởng xanh trong sự phát triển của nền kinh tế xanh và ý nghĩa của kế toán xanh trong quản trị doanh nghiệp để từ đó có chính sách, quy định áp dụng kế toán xanh phù hợp tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kế toán xanh, chú trọng nghiên cứu và áp dụng và coi kế toán xanh là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần quan tâm, chú trọng hơn đến việc yêu cầu áp dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp; Cần nghiên cứu, ban hành các văn bản hƣớng dẫn cách thức áp dụng kế toán xanh, có chính sách bắt buộc hoặc khuyến khích trong việc áp dụng kế toán xanh đối với từng nhóm tổ chức, doanh nghiệp hoạt động liên quan quan đến yếu tố môi trƣờng. Thứ ba, Bộ Tài chính cần chủ trì sửa đổi, bổ sung xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán về môi trƣờng, ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Bộ Tài chính cần ban hành văn bản hƣớng dẫn 184
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doanh nghiệp trong việc ghi nhận, bóc tách và theo dõi chi phí môi trƣờng độc lập với chi phí sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính cần cần quy định tài khoản kế toán riêng để phản ánh riêng biệt đối với các tài sản môi trƣờng và các khoản chi phí moi trƣờng, các khoản nợ phải trả môi trƣờng và các khoản thu nhập môi trƣờng, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hạch toán và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính, thông tin môi trƣờng. Thứ tư, đối với các DN cần hoàn thiện việc công bố thông tin về các khoản mục kế toán xanh trên các báo cáo tài chính, để đảm bảo thông tin đƣợc trình bày rõ ràng, độc lập và đầy đủ, minh bạch và đáng tin cậy, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Thông tin môi trƣờng cần đƣợc trình bày tập trung thành một mục riêng biệt trong thuyết minh báo cáo tài chính. Thứ năm, cần cập nhật nội dung về kế toán xanh trong chƣơng trình giảng dạy kế toán ở các cơ sở đào tạo nhằm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ có đủ năng lực về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiện để thiết lập, theo dõi và quản lý kế toán xanh. Thư sáu, cần tăng cƣớng tổ chức tập huấn, tọa đàm, hội thảo về tăng trƣởng xanh, kế toán xanh để nâng cao nhận thức đồng thời giao lƣu, học hỏi về quản lý, theo dõi kế toán xanh. Thứ bảy, Nhà trường nên nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng kế toán xanh của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng kế toán xanh cho các doanh nghiệp. Để áp dụng cũng nhƣ vận hành kế toán xanh tại các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần ban hành hành lang pháp lý đầy đủ, hƣớng dẫn chi tiết để các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn đồng thời vận dụng kế toán xanh tại doanh nghiệp môt cách độc lập, chính thống. Việc các doanh nghiệp áp dụng kế toán xanh còn phụ thuộc quy mô và định hƣớng của doanh nghiệp để áp dụng kế toán xanh tại doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo 1. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; 2. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; 3. Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh của Chính phủ; 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Ngân hàng Thế giới (2016), Báo cáo tổng quan: Việt Nam 2035 hƣớng tới Thịnh vƣợng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. 5. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van- phap-luat/50027/tang-truong-xanh-la-gi-viet-nam-dat-muc-tieu-tang-truong-xanh 6. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van- phap-luat/50027/tang-truong-xanh-la-gi-viet-nam-dat-muc-tieu-tang-truong-xanh 7.https://tapchitaichinh.vn/hieu-qua-van-dung-ke-toan-xanh-trong-xu-the-phat- trien-ben-vung.html 8. https://www.unescap.org/ 185
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1