intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của cơ quan Kiểm toán tối cao

Chia sẻ: Chi Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

151
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ "Trách nhiệm giải trình của Chính phủ" (Government Accountability) được xuất hiện lần đầu tại Đại hội 7 của INTOSAI - 1971. Sau đó, các nguyên lý căn bản về trách nhiệm giải trình được đưa ra thảo luận tại INCOSAI lần thứ 9 ở Lima, Peru - năm 1077 và trở thành một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố Lima. Theo tinh thần của Tuyên bố Lima thì cùng với tính độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao (cơ quan KTTC)...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của cơ quan Kiểm toán tối cao

  1. Vai trò của cơ quan Kiểm toán tối cao trong việc giải toả trách nhiệm của Chính phủ 1. Khái niệm về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Thuật ngữ "Trách nhiệm giải trình của Chính phủ" (Government Accountability) được xuất hiện lần đầu tại Đại hội 7 của INTOSAI - 1971. Sau đó, các nguyên lý căn bản về trách nhiệm giải trình được đưa ra thảo luận tại INCOSAI lần thứ 9 ở Lima, Peru - năm 1077 và trở thành một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố Lima. Theo tinh thần của Tuyên bố Lima thì cùng với tính độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao (cơ quan KTTC), các
  2. quy định của pháp luật và công tác giám sát của khối lập pháp được coi là những tiền đề cơ bản để cơ quan KTTC tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội và nhân dân của một đất nước. Trách nhiệm giải trình của Chính phủ được xem xét và đánh giá thông qua 3 tiêu thức sau: - Trách nhiệm giải trình về mặt tài chính (Fiscal accountability); - Trách nhiệm giải trình về công tác điều hành, quản lý (Managerial accountability); - Trách nhiệm giải trình đối với các chương trình, dự án (Program accountability) Trách nhiệm giải trình về mặt tài chính được hiểu là sự liêm chính, công tác báo cáo và việc tuân thủ luật pháp và các chính
  3. sách, chế độ trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và kế toán. Trách nhiệm giải trình về công tác điều hành, quản lý được hiểu là việc sử dụng một cách kinh tế và có hiệu quả các nguồn lực tài chính, nhân sự, vật chất và các nguồn lực khác của đất nước. Trách nhiệm giải trình đối với các chương trình, dự án được hiểu là việc đánh gía hiệu lực của các chương trình, dự án của Chính phủ. Nói cách khác, đó là việc đánh giá xem các chương trình, dự án do Chính phủ của một quốc gia thực hiện có đạt được mục tiêu đề ra không và đánh giá xem những dự án được lựa chọn để thực hiện có phải là những dự án tốt nhất để đạt được những mục tiêu đã xác định trong mối tương quan giữa tổng chi phí và các kết quả đầu ra/ lợi ích thu được. 2. Vai trò của cơ quan KTTC trong việc tăng cường trách
  4. nhiệm giải trình của Chính phủ. Quốc hội và xã hội giao phí việc điều hành và quản lý các nguồn lực công của một Nhà nước cho Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm sử dụng các nguồn lực đó một cách tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra. Chính vì vậy mà trách nhiệm giải trình của Chính phủ được xác định là mục tiêu, cách thức và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực công. Thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm toán tính tuân thủ, kiểm toán hoạt động và các loại hình kiểm toán khác, cơ quan KTTC sẽ giúp cho Chính phủ giải toả trách nhiệm của mình trước Quốc hội và toàn xã hội, cụ thể như sau: - Đánh giá việc xây dựng và thực thi các chính sách và chương tình hoạt động của Chính phủ;
  5. - Kiểm toán các hoạt động của các cơ quan Chính phủ nhằm đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, và tính hiệu quả trong việc chi tiêu công quỹ và sử dụng tài sản nhà nước; - Điều tra các hành vi gian lận và sai phạm; góp phần tích cực vào cuộc chiến chống tham nhũng; ngăn ngừa các hành vi lạm dụng công quỹ và tài sản quốc gia; - Tư vấn cho các đơn vị được kiểm toán trong công tác điều hành và quản lý tài chính, kế toán. 3. Các yếu tố cần thiết nâng cao vai trò của cơ qquan KTTC trong việc giải toả trách nhiệm của Chính phủ Ba yếu tố-điều kiện cần thiết để tối đa hoá hiệu lực hoạt động của co quan KTTC cũng như xây dựng lòng tin của xã hội đối với cơ quan KTTC là: tính độc lập, tính minh bạch và quyền tiếp cận các
  6. thông tin cần thiết tạo tiền đề tăng cường năng lực và vai trò của cơ quan KTTC trong việc giải toả trách nhiệm của Chính phủ. Thứ nhất là Tính độc lập. Theo các nguyên tắc cơ bản của Tuyên bố Lima, 1997, Tính độc lập của cơ quan KTTC được hiểu là tính độc lập về mặt tổ chức, độc lập về mặt chuyên môn và độc lập về mặt tài chính. Tính độc lập của cơ quan KTTC là tiền đề cơ bản của công tác kiểm tra tài chính có hiệu quả. Để có thể thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan KTTC trong việc giải toả trách nhiệm của Chính phủ, cần thiết phải xác lập và duy trì địa vị pháp lý độc lập của cơ quan KTTC đối với cơ quan được kiểm tra. Thứ hai là Tính minh bạch. Tính minh bạch ở đây liên quan đến sự cam kết trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về nội
  7. dung công tác và cách thức hoạt động của cơ quan KTTC cho Quốc hội và toàn thể xã hội. Nói cách khác, đây chính là quyền và nghĩa vụ báo cáo của cơ quan KTTC. Cơ quan KTTC có quyền và nghĩa vụ báo cáo các kết quả kiểm toán và có quyền quyết định về mặt nội gudng và thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán. Thứ ba là Quyền tiếp cận các thông tin cần thiết. Trong khi thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan KTTC phải có quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin cần thiết và những cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý về tài chính - ngân sách. 4. Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cơ quan KTTC trong việc giải toả trách nhiệm của Chính phủ.
  8. Muốn nâng cao vai trò của mình trong việc giải toả trách nhiệm của Chính phủ thì trước hết cơ quan KTTC cần tăng năng lực hoạt động của mình. Tuy nhiên, năng lực hoạt động của cơ quan KTTC mới chỉ là một mặt của vấn đề - nhân tố chủ quan, bởi để phát huy năng lực thì cần phải có những điều kiện cần thiết - các nhân tố khách quan. Nói theo cách khác là bên cạnh việc nâng cao nội lực của mình về mặt tổ chức quản lý, về mặt chuyên môn và nghiệp vụ, cơ quan KTTC cần phải tăng cường tính độc lập của mình, tức là phải độc lập trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cũng như trong việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán để có thể đưa ra những kết luận và kiến nghị kiểm toán có chất lượng và hiệu lực cao…; phải có được các nguồn lực vật chất, tài chính và nhân sự cần thiết đáp ứng các nhu cầu công tác và sinh hoạt để có thể độc lập với
  9. các đơn vị được kiểm toán trên nền tảng của sự độc lập về mặt pháp lý đã quy định trong bộ luật cao nhất của một đất nước; phải tăng cường mạnh tính minh bạch trong hoạt động kiểm toán; và phải có được quyền tiếp cận với các thông tin cần thiết. Để có thể đảm bảo được những yêu cầu trên, cơ quan KTTC cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau: - Tăng cường việc trao đổi thông tin và hợp tác giữa các cơ quan KTTC trên thế giới và khu vực nhằm học hỏi kinh nghiệm quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực kiểm toán công; - Tích cực tham gia vào những hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các nhà chính trị, các nhà quản lý, các bộ, ngành, các cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan trong
  10. lĩnh vực quản lý về tính trách nhiệm, tính minh bạch, phương thức quản lý tốt và tính liêm chính; - Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo/ các cuộc hội thảo chuyên đề với số lượng ngày một tăng nhằm cập nhật các kiến thức, phương pháp và kỹ năng cần thiết cho kiểm toán viên và các cán bộ, công chức có liên quan trong các bộ, ngành, đơn vị tổ chức thuộc khu vực công; - Nâng cao chất lượng và hình thức trình bày của các báo cáo kiểm toán, theo hướng tập trung vào những vấn đề mang tính hệ thống nhằm thu hút sự quan tâm của người sử dụng các thông tin đó; - Đẩy mạnh việc công khai các kết quả kiểm toán và coi đây là cách thức để tăng cường trách nhiệm giải trình của cả cơ quan
  11. KTTC cũng như các đơn vị được kiểm toán; - Tiến hành nghiên cứu nhằm thiết lập các thủ tục, kỹ thuật và phương pháp kiểm toán tiên tiến; - Xây dựng và ban hành các tài liệu hướng dẫn về cách thức điều hành và quản lý trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2