intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của công tác đảm bảo chất lượng trong trường đại học – Kinh nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ

Chia sẻ: Nguyen Xuan Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

205
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của công tác đảm bảo chất lượng trong trường đại học – Kinh nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ" của TS. Đỗ Văn Xê nhằm trình bày các vai trò của công tác đảm bảo chất lượng đại học, lấy ví dụ ứng dụng của trường Đại học Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của công tác đảm bảo chất lượng trong trường đại học – Kinh nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ

VAI TRÒ CUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC – KINH NGHIỆM CUẢ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br /> TS. Đỗ Văn Xê Trường Đại Học Cần Thơ<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề Chất lượng là tiêu chuẩn đầu tiên trong việc chọn lựa một sản phẩm. Mặc dù từ này chưa được thống nhất về định nghĩa, nhưng mỗi người đều có sẵn trong đầu một số tiêu chuẩn tổng quát về chất lượng và áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Trong lĩnh vực công nghiệp chất lượng được xây dựng trên những tiêu chí khá rõ ràng. Các công ty, xí nghiệp đã xây dựng các qui trình ngày càng hoàn chỉnh để bảo đảm chất lượng được tốt và ổn định. Nguyên tắc về đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực công nghiệp đã tiến khá xa. Các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục rất đa dạng, và sản phẩm của giáo dục cũng đa dạng và trừu tượng khó có thể đánh giá chất lượng trong ngày một ngày hai, do đó các nguyên lý về đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực giáo dục phát triển chậm hơn. Ngày nay, khi mà việc xã hội hoá, thương mại hoá, toàn cầu hoá, tự chủ… trong lĩnh vực giáo dục phát triển nhanh chóng nên vấn đề chất lượng được đặt ra ngày càng bức thiết. Các nước tiên tiến đã áp dụng các qui trình quản lý chất lượng trong ngành giáo dục đại học từ 10-15 năm qua, các nước châu Á như, Singapore, Malaysia, Thái Lan cũng đã bắt đầu đưa qui trình đảm bảo chất lượng vào ngành giáo dục từ 510 năm nay. Đặc biệt là Thái Lan, sau đợt khủng hoảng kinh tế vào năm 1997 đã nhận thấy chất lượng đào tạo của mình sụt giảm, do đó đã mạnh dạn<br /> <br /> đầu tư vào việc đảm bảo chất lượng. Hiện nay Thái Lan đã thành lập một cơ quan trực thuộc chính phủ (độc lập với Bộ Giáo dục) để điều hành công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường học một cách hiệu quả và khách quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo của ta cũng đã chú ý đến công tác đảm bảo chất lượng từ nhiều năm trước đây, đã thành lập Cục Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng để lo về việc này. Bộ đã xây dựng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường đại học và đã triển khai việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này trong đợt đầu và đang dự kiến triển khai cho nhiều trường khác trong đợt thứ 2. Trường Đại Học Cần Thơ đã chú ý đến công tác đảm bảo chất lượng ngay từ năm 1995 lúc bắt đầu chương trình hợp tác với Hà Lan. Để nâng cao chất lượng đào tạo của trường cần phải áp dụng nhiều biện pháp liên hoàn, từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của trường theo phương pháp qui hoạch chiến lược (strategic planning), cải tiến phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, áp dụng các qui trình quản lý chất lượng, cho đến việc tham gia mạng lưới kiểm định chất lượng trong toàn quốc. Bài báo cáo này nhằm tham gia trao đổi kinh nghiệm với hội nghị về công tác đảm bảo chất lượng mà chúng tôi đã thực hiện tại trường Đọc Học Cần Thơ trong thời gian qua. 2. Chất lượng là gì? Tất cả chúng ta có thể hiểu một cách trực quan chất lượng là gì, nhưng khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng. Chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối. Vấn đề này được nhìn nhận ở hai khía cạnh. Trước tiên, chất lượng liên quan đến người sử dụng do đó nó tuỳ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng. Cùng một sản phẩm, nhưng hai người sử dụng khác nhau sẽ<br /> <br /> có thể đánh giá khác nhau vì yêu cầu của họ khác nhau. Từ đó nảy sinh câu hỏi “chất lượng của ai?” Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều đối tượng liên quan bao gồm sinh viên, nhà quản lý, cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ, chính phủ, các cơ quan cung cấp tài chính… mỗi đối tượng có một yêu cầu khác nhau, do đó có thể dẫn đến tiêu chuẩn về chất lượng của các đới tượng cũng khác nhau. Thứ hai, chất lượng dựa vào sự khảo sát thực tế. Theo quan niệm này thì chất lượng mang tính tuyệt đối hơn. Chất lượng là một ngưỡng tuyệt đối cần phải vượt qua để đạt được sự xếp loại về chất lượng. Tuy nhiên, cũng khó có thể xác định được một ngưỡng tuyệt đối để đánh giá chất lượng, do đó nó cũng là một quá trình tương đối. Chất lượng có thể được xem như là một sự vượt trội (exceptional), sự tuyệt hảo (perfectional), sự phù hợp với mục tiêu (fitness for purpose), có giá trị được thể hiện bằng tiền (value for money), và có thể chuyển đổi (transformative). 3. Mô hình đảm bảo chất lượng EFQM Trong giáo dục đại học chất lượng là vấn đề quan trọng được đặt ra và là mục tiêu mà trường nào cũng muốn đạt tới. Khi nói về chất lượng ta thường nghe nói đế các cụm từ (1) Quality assurance, (2) Quality Management, (3) Quality Accreditation. Hiện này 3 cụm từ này đã được sử dụng khá phổ biến trong nước ta, và có thể nói là đã thống nhất trong dịch nghĩa tiếng Việt. Để có thể trao đổi tập trung hơn tôi xin nhắc lại ý nghĩa của 3 cụm từ này. • Quality Assurance đã được thống nhất nghĩa là “đảm bảo chất lượng”. Nó bao gồm các công việc nhằm làm bảo cho chất lượng sản phẩm được bảo đảm từ bằng với hiện tại cho đến tốt hơn. • Quality Management có nghĩa là “quản lý chất lượng”. Bao gồm các qui trình quản lý nhằm đạt được chất lượng sản phẩm tốt hơn.<br /> <br /> • Quality Accreditation có nghĩa là “kiểm định chất lượng”. Bao gồm các công việc đánh giá hiện trạng hoạt động của đơn vị dựa trên các tiểu chí đã được thống nhất chung. Việc đánh giá này nhằm xem xét hiện trạng hoạt động của đơn vị đó có khả năng đạt được chất lượng sản phẩm hay không? Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của đơn vị mà người ta áp dụng các mô hình khác nhau. Các đơn vị sản xuất theo qui trình chặt chẽ như các nhà máy sản xuất công nghiệp thì áp dụng qui trình ISO. Một số trường đại học cũng áp dụng qui trình ISO trong công việc quản lý chất lượng. Tuy nhiên vì đặc điểm hoạt động của các đơn vị giáo dục không theo các qui trình nghiêm nhặt như các nhà máy công nghiệp nên cần có các mô hình tương đối linh hoạt hơn. Các trường ở Châu Âu áp dụng mô hình EFQM (European Foundation for Quality Management). Mô hình EFQM dựa trên nguyên lý quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management). Mô hình được xây dựng dựa theo chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) (lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động), chu trình này được gọi là chu trình Shewhart. Mô hình EFQM được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.<br /> <br /> Mô hình này thể hiện mối liên hệ của các công đoạn trong công việc quản lý của nhà trường (1) Sự lãnh đạo vạch ra nội dung để hướng đến (2) Chính sách và Chiến lược hoạt động của nhà trường, (3) Quản lý con người và (4) Nguồn lực. Dựa trên các điều kiện đó để đề ra các tiến trình hoạt động và (5) Quản lý tiến trình để đạt được kết quả tốt. Tất cả các công đoạn nêu trên là việc lập kế hoạch hoạt động (plan). Các kế hoạch này nhằm đảm bảo đạt được kết quả tốt. Kết quả hoạt động được đánh giá dựa vào 3 đối tượng có liên quan đó là (6) Sự thoả mãn của khách hàng, (7) Sự thoả mãn của con người, và (8) Tác động đến xã hội. Và sau cùng là đánh giá chung (9) kết quả hoạt động. Tóm lại mô hình EFQM bao gồm qui hoạch và định ra các mục tiêu, thực hiện các hành động đề ra và đo lường các kết quả của chúng. Các kết quả luôn nhận được góp ý và từng bước được thực hiện để xây dựng các qui<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0