Vai trò của làm việc nhóm trong doanh nghiệp
lượt xem 86
download
Trong doanh nghiệp thường có các nhóm được lập nên cho các mục tiêu, dự án ngần hạn hoặc các nhóm chuyên trách các mảng hoạt động như quan hệ cõng chúng, xúc tiến quan hệ khách hàng, marketing, quản tri thương hiệu, quản trị mạng... Lâu nay người ta thường lan truyền câu nói khôi hài "một người Việt bằng 3 người Do thái (vốn có tiếng là thõng minh), nhưng ba người vẫn không bằng 1 người Do thái!"....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của làm việc nhóm trong doanh nghiệp
- Vai trò của làm việc nhóm trong doanh nghiệp 1. Làm việc theo nhóm Làm việc theo nhóm là yêu cầu khách quan của hoạt động kinh doanh hiện đại. Nghịch lý 1 + 1 + 1 < 1 Trong doanh nghiệp thường có các nhóm được lập nên cho các mục tiêu, dự án ngần hạn hoặc các nhóm chuyên trách các mảng hoạt động như quan hệ cõng chúng, xúc tiến quan hệ khách hàng, marketing, quản tri thương hiệu, quản trị mạng... Lâu nay người ta thường lan truyền câu nói khôi hài "một người Việt bằng 3 người Do thái (vốn có tiếng là thõng minh), nhưng ba người vẫn không bằng 1 người Do thái!". Nghịch lý này phần nào phản ánh thực tế phong cảnh làm việc của người Việt quả thực có vấn đề. Mô hình làm việc theo nhóm đang là mật thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động. Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý nước ngoài, người Việt cần cù, chăm chỉ, bền bỉ và có sức chịu đựng cao trước mọi áp lực cũng như khó
- khăn trong đời sống và sản xuất nhưng lại yếu kém trong khả năng hợp tác để cùng phát triển. Sự yếu kém này có cội rễ từ thói quen và những hành vi vãn hoá của một nền sản xuất nhỏ, manh mún. Tại các Công ty quốc tế, các thành viên trong nhóm thường rất năng động, có cá tính mạnh mẽ và không ngại tranh luận với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu nhằm hoàn thành mục tiêu của nó. Trong khi đó tại nhiều Công ty trong nước thường có thần tượng các nhóm hoạt động thiếu đồng bộ, thành viên thiếu tin tường lẫn nhau, một số thành viên quá bị động, dựa dẫm vào trường nhóm hoặc các thành viên khác. Phong cách làm việc theo nhóm Phấn lớn các Công ty trong nước khi thực hiện mô hình làm việc theo nhóm nhưng nhân viện lại không hề được huấn luyện để sẵn sàng làm việc theo mô hình năng động này và thế là, mọi khó khăn rắc rối không đáng có nảy sinh hạn chế hiệu quả hoạt động của nhóm. Sự hợp tác diễn ra cấm chừng hoặc thụ động, xuất hiện đâu đó những thành viên tìm mọi cách để trở thành "ngôi sao" trong bầu không khí nghi kỵ của cả nhóm. Chúng ta có thể thấy điều này qua bài thực hành đơn giản nhằm huấn luyện phương pháp làm việc theo nhóm cho các nhân viên tại một Công ty quốc tế: các thành viên trong nhóm truyền tay nhau một ngọn nến sao cho nhanh hơn nhóm khác mà lửa không bị tắt. Bài học truyền lửa rất đơn giản mà giúp người ta ngộ ra nhiều điều thấm thía. Các nhân viên ý thức được trách nhiệm cá nhân, dễ dàng chia sẻ, hợp lực, quý trọng và
- khích lệ lẫn nhau, luôn giữ cho ngọn lửa nhiệt tình vì một mục tiêu chung không bao giờ tắt. Nền sản xuất hiện đại với những cỗ máy công suất cực lớn hoạt động phối hợp nhịp nhàng trong dây chuyền sản xuất đồ sộ buộc chúng ta phải có tư duy và thói quen văn hoá mới. Giới tẻê ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất cần được làm quen với phong cách làm việc theo nhóm. Trong trường học thay vì phương pháp cổ xưa "thấy giảng, trò ghi" như hiện nay, học sinh cần được phân công tìm hiểu những phần khác nhau của vấn đề do người thấy đưa ra để rồi cùng báo cáo, trao đổi và phản biện để tìm ra lời giải đáp cho vấn đề cần nghiên cứu. 2. Tinh thần đồng đội Tháng 3 năm 2004, “Nhật báo phố Wah” và công ty Harrit đã tiến hành một cuộc điều tra chung, kết quả cho thấy khi các công ty Mỹ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý doanh nghiệp, phẩm chất được coi trọng nhất là năng lực hợp tác tập thể và kỹ xảo xử lý quan hệ giao tiếp. Qua đây có thể thấy doanh nghiệp rất coi trọng tinh thần đồng đội của nhân viên. Có người cho rằng, xã hội hiện nay là lột xã hội cạnh tranh nhân tài, trong quá trình cạnh tranh lẫn nhau người ta đã không từ một thủ đoạn nào. Dường như đồng thời với việc thừa nhận quan điểm này, còn có
- một loại quan điểm nữa thịnh hành trong các đơn vị xí nghiệp sự nghiệp, đó chính là tinh thần hợp tác đồng đội. Tôi tán thành quan điểm trước, bởi vì quả thực có tình trạng ấy tồn tại; nhưng tôi cũng coi trọng quan điểm sau, bởi vì thực tế chứng minh, sự thành công của một doanh nghiệp quả thực không thể tách rời khỏi sự đoàn kết hợp tác của toàn thể nhân viên. “Đồng đội” (TEAM) là một từ gần đây rất thịnh hành trong giới quản lý doanh nghiệp, nó dường như đã trở thành một danh từ thay thế của trạng thái làm việc lý tưởng thống nhất giữa lợi ích cá thể và lợi ích tập thể, từ đó thực hiện vận hành hiệu quả cao của tổ chức. Doanh nghiệp là một tổ chức đồng đội. Tinh thần đồng đội là một trong những bí quyết quan trọng của sự thành công của doanh nghiệp, cũng là một trong những tiêu chuẩn để doanh nghiệp, cũng là một trong những tiêu chuẩn để doanh nghiệp chọn lựa nhân viên. Tinh thần đồng đội của nhân viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành quả vên là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành quả công tác. Tinh thần đồng đội của nhân viên được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối hợp hài hoà, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trọng, yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp. Mỗi một nghiệp làm lợi ích cao ngất, phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu chung. Chỉ khi nhân viên tự giác nghĩ tới lợi ích chỉnh thể của doanh nghiệp, thì khi gặp
- khó khăn sẽ tìm kiếm nguyên nhân, nghĩ cách để giải quyết tốt những khó khăn đó, mà không lo ngại phải va chạm với các bộ phận tương quan trong công việc, cũng sẽ không chi li tính toán vì sự bất đồng ý kiến giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên với nhau để đạt tới sự đoàn kết chân thành, hợp đồng tác chiến, xây doanh nghiệp dựng một hình tượng doanh nghiệp có sức tập hợp mạnh mẽ. Đồng thời, tinh thần đồng đội cũng rất có ích cho chúng ta xử lý vấn đề mối quan hệ giữa phát triển cá nhân và phát triển doanh nghiệp, nhân viên sẽ không chi li tính toán được mất nhất thời của mình, mà biết nhìn xa hơn, làm việc hết mình vì sự nghiệp chung, thật sự hoà mình vào sự phát triển của doanh nghiệp. “Sự khác biệt duy nhất của thiên tài chính là hợp tác đồng đội”. Hiệu ứng đồng đội vựa có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất của mỗi một cá nhân, lại có thể nảy sinh hiệu ứng tập thể tốt nhất. Mỗi một nhân viên vừa là một thành viên, lại cần là tấm gương bồi dưỡng, xây dựng, phát huy vai trò đồng đội. Hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giống như chơi bóng chuyền khi chơi bóng cần phân chia khu vực, để thấy trách nhiệm của mỗi ngươi, ví dụ nhiệm vụ của bạn là chuyền, anh ta là tấn công. Nhưng trong quá trình thi đấu, mỗi ngươi đều phải phịu trách nhiệm đổi với kết quả của trận đấu. Tinh thần đồng đội của nhân viên, nghĩa là khi vắng một ai trong vị trí nào đó thì nhất định phải có người bổ sung vào một
- mặt cần hiểu rõ chức trách được phân công của mình, mặt khác đòi hỏi giữa các nhân viên cần hợp tác với nhau. Cầu thủ không những phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, có trách nhiệm đối với lĩnh vực của mình, đồng thời cũng cần có ý thức toàn cục, chính là ý thức đồng đội. Sự thành công của một doanh nghiệp không phải chỉ dựa vào một người hay vài người là có thể hoàn thành được. Cần phải thông qua sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên, cá thể vĩnh viễn tồn tại khiếm khuyết, còn tập thể thì có thể tạo ra sự hoàn mỹ. Mỗi một bộ phận, mỗi một nhân viên đều nên xuất phát từ lợi ích tổng thể của công ty, biết suy nghĩ vì người khác, phát hiện thế mạnh của người khác, phát hiện điểm chung giữa hai bên, bổ sung lẫn nhau, xây dựng ý thức hợp tác đồng đội, đồng thời, không ngừng bồi dưỡng tinh thần tự hào là nhân viên của một doanh nghiệp nào đó, để gắng chung của tập thể có thể chiến thắng được mọi khó khăn, đạt được thành công trong cuộc sống. Những doanh nghiệp lớn như 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới nói chung đều tổ chức một số hoạt động đồng đội, nhưng chỉ dựa vào những hoạt động này không thôi vẫn chưa đủ, bởi vì một nhân viên làm việc ở một chỗ, anh ta hàng ngày ở đó, ít nhất là tám tiếng đồng hồ, toàn bộ môi trường làm việc bao gồm cả các phân tử trong không khí đều có thể ảnh hưởng tới tư duy của anh ta. Vì vậy, bạn muốn bổi dưỡng tinh thần đồng đội của họ, không phải là chỉ đợi đến khi tổ chức hoạt động mới lại
- nghĩ ra cách nào đó, mà là cần dùng những gì mắt thấy tai nghe xung quanh môi trường làm việc của anh ta thậm chí cả tĩnh điện để kích thích tế bào não của anh ta, khích lệ để anh ta có tinh thần đồng đội, tinh thần vươn tới kỳ tích. Ngoài ra những lại cộng thêm hoạt động hàng năm cũng, khơi dậy lực hướng tâm của họ, đạt tới mục tiêu xây dựng tinh thần đồng đội. Đối với từng bộ phận cần có sự quan tâm khác nhau. Có thể dùng phương thức tư duy khác nhau và những hoạt động khác nhau để những quan hệ đó gần lại với nhau. Việc tạo dựng tinh thần đồng đội không phải là một công việc riêng lẻ, còn có những việc khác liên kết từng khâu để phối hợp, từ quy hoạch, đánh giá sinh hoạt chuyên môn của mỗi một nhân viên đều liên quan tới tập thể, đó chính là một bầu không khí công bằng, nhân viên sẽ cảm thấy họ được tôn trọng, được hưởng sự công bằng trong tập thể đó. Chẳng hạn một doanh nghiệp không có chế độ công bằng, chỉ dựa vào tổ chức hoạt động để khích lệ ý tưởng của nhân viên e rằng cũng sẽ không thu được gì cả. Vì vậy nhất định cần dựa vào chế độ, kế hoạch, và một số chế độ sát hạch thành tích khác mà doanh nghiệp đặt ra để tạo ra một môi trường công bằng cho mỗi một người, bỏ ra bao nhiêu thì sẽ nhận được bấy nhiêu. Trước tiên nhân viên sẽ thừa nhận giá trị quan của tập thể này, sau đó mới có thể nảy sinh tinh thần đồng đội.
- 3. Ứng dụng mô hình đội nhóm Mô hình làm việc theo nhóm có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn. Những kỹ năng và sự hiểu biết khi làm việc nhóm sẽ đem lại lợi ích lớn đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của mô hình đội nhóm là tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm. Kỹ năng của mỗi cá nhân và sự tự giám sát của nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Thậm chí ngay cả với những vấn đề có thể được xử lý bởi cá nhân, thì việc giao cho đội nhóm giải quyết vẫn có những ích lợi riêng: thứ nhất là việc tham gia của nhóm sẽ tăng khả năng quyết định và thực hiện, thứ hai là có những vấn đề mà nhóm sẽ có khả năng phân tích rõ hơn từng cá nhân riêng lẻ. Ích lợi của mô hình đội nhóm còn được thể hiện qua sự hoàn thiện bản thân của mỗi thành viên tham gia. Tham gia thảo luận, tìm hiểu mục đích và văn hoá nhóm, mỗi người sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc. Từ đó mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Vì nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và sẻ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn.
- 4. Phân tích lợi ích và chi phí Lợi ích và chi phí của nhóm khác với của các tổ làm việc truyền thống. Sau đây là những lợi ích mà một nhóm hoạt động hiệu quả đem lại: + Nhóm có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo + Việc ra quyết định theo nhóm xác nhận một cách gián tiếp sự đồng thuận giữa những người phải thực thi quyết định + Nhóm có nhân viên với các kỹ năng khác nhau nhằm mục đích bổ sung những kỹ năng riêng biệt để tháo gỡ các vấn đề nan giải + Nhóm có thể thu thập được nhiều thông tin và học hỏi nhiều kinh nghiệm, bí quyết hơn nhờ có nhiều thành viên + Nhóm có thể tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức Nhiều ưu điểm của nhóm xuất phát từ sự phối hợp các kỹ năng và kinh nghiệm của những thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, nhóm có xu hướng tạo ra những quy trình giao tiếp mới, cho phép giải quyết vấn đề một cách liên tục. Hơn nữa, nhiều người thích làm việc theo nhóm bởi nhóm như một động lực thúc đẩy giúp họ đạt được hiệu suất công việc tối ưu nhất. Tuy nhiên, những lợi ích này phải đánh đổi bằng một cái giá nhất định. Việc xây dựng nhóm với các thành phần phù hợp về lãnh đạo, nguồn lực và nhân viên… sẽ mất khá nhiều thời gian, đồng thời việc quản lý những
- nhóm như thế này cần phải có những kỹ năng đặc biệt. Khác với những công việc thông thường, các nỗ lực và sự phối hợp của nhóm đòi hỏi phải được theo dõi và quan tâm liên tục. Ngoài ra, còn có nguy cơ là các thành viên trong nhóm không thể hợp tác với nhau để hoàn thành mục tiêu chung, hoặc sự khác biệt giữa các cá nhân hay tính tư lợi có thể làm suy yếu các mối liên kết cần thiết để thành công. Trong một chừng mực nào đó, nhóm là một thử nghiệm mang tính mạo hiểm và không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy trước sự thành công. 5. Teamwork - Chìa khóa thành công Cứ mười quảng cáo được đăng trên các website tuyển dụng thì có tới sáu vị trí yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công. Chịu áp lực từ môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty ngày càng coi trọng tinh thần teamwork hơn bởi họ muốn đảm bảo một quá trình quản lý suôn sẻ và thống nhất. Anh Q. Hưng, giám đốc một công ty phim quảng cáo, thay vì chiến lược "săn đầu người", anh tập trung vào việc đào tạo nhân sự và hướng tới cam kết làm việc lâu dài và trách nhiệm với những chiến lược teamwork rất chuyên nghiệp. Bởi theo quan niệm của anh, "không có thời gian cho sự ngắt quãng, sự bất đồng, sự trì hoãn trong công việc bởi nó khiến cho
- các nỗ lực của công ty trong cuộc chạy đua với các đối thủ trở thành lãng phí". Sức mạnh hơn mọi lời nói Một cá nhân không thể mạnh nếu không đứng trong một tập thể mạnh và đoàn kết. Khi mọi người làm việc như một nhóm, họ sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn khi họ làm việc một cách độc lập. Ai lại không thích sự thành công của mỗi cá nhân mình? Tuy nhiên, nếu mọi thành công trong vai trò một nhóm thành công, họ sẽ thu được nhiều thứ hơn. Họ sẽ cảm thấy sự gắn bó, tính cộng đồng với các thành viên trong nhóm - điều đó khó có thể đạt được trong một thế giới cạnh tranh, phát triển nhanh và kỹ thuật cao. Sẽ có sự hứng thú thực sự được nhân lên bởi số người trong một nhóm. V. Hoàng, nhân viên của một công ty xuất nhập khẩu tâm sự: "Ngày mới ra trường, làm việc cho một công ty bảo hiểm, điều đầu tiên tôi được học chính là tinh thần teamwork và liên tiếp sau đó, trong những buổi học nghiệp vụ, buổi dã ngoại, vấn đề cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là teamwork. Lúc đó, trong tôi hình thành một khái niệm đã làm việc phải có tinh thần teamwork, đó là sức mạnh tập thể nhưng cũng là sức mạnh của mỗi cá nhân. Có lẽ, đó chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty bảo hiểm tại thời điểm đó. Rất nhiều nhân viên, trong đó có tôi, hơn một lần muốn từ bỏ công việc khó khăn và cũng nhạy cảm này, nhưng chính sức mạnh của cả tập thể đã níu giữ chúng tôi ở lại với công
- việc trong suốt thời gian dài. Sau này, vì một số lý do, tôi đã chuyển công việc, nhưng nhưng những gì tôi được học từ công ty P., đặc biệt là tinh thần teamwork, đã trở thành "kim chỉ nam" cho những công việc về sau. Nếu tôi là người chủ doanh nghiệp, chắc chắc đó sẽ là nền tảng đầu tiên tôi muốn xây dựng". Teamwork - nghĩa là không có chữ "tôi" trong từ "nhóm" Mỗi cá nhân về cơ bản đều ít nhiều có sự ích kỷ, điều quan trọng là người lãnh đạo phải cho mỗi thành viên thấy phải làm thế nào để lợi ích của cả nhóm chính là lợi ích tối cao của mỗi thành viên. H. Mai, phụ trách nhân sự của công ty quảng cáo A tiết lộ: "Một nét văn hóa riêng do tập thể nhân viên A tạo ra trong quá trình làm việc đó là tinh thần teamwork cùng chia sẻ và hợp tác. Mỗi nhân viên là một mắt xích không thể tách rời, tạo nên một tập thể đoàn kết vững mạnh giúp công ty đạt được mọi nhu cầu đề ra. Chúng tôi cùng nhau học tập, trau dồi kiến thức về sản phẩm, củng cố kỹ năng phục vụ khách hàng, cùng làm việc và chia sẻ thành quả do mình tạo ra. Ở A không có khoảng cách quyền lực, các cán bộ của A được uỷ quyền trong mọi nhiệm vụ của mình và có sự hỗ trợ thường xuyên của tập thể ban giám đốc công ty". Có lẽ vì vậy mà công ty quảng cáo A ngày càng phát triển vững mạnh và bản thân những người nhân viên làm việc tại công ty cũng rất tâm huyết.
- Tất nhiên, tập hợp mọi người hợp tác và làm việc vì lợi ích của cả tập thể không phải là một điều dễ dàng. Rất nhiều nhân tố sẽ đi ngược lại những gì mà nhà quản lý cố gắng theo đuổi. Có thể thấy các nhân tố như lợi ích của mỗi cá nhân, niềm tin sai lệch hay sự cạnh tranh quyền lực và sự thành công, và cả những yếu tố văn hóa tàn dư của công ty cũ đã ăn sâu, bám rễ vào nhiều nhân viên trong nhiều năm trước đó. Để có thể liên kết mọi người cần phải tìm cách đưa họ lại với nhau trong một tinh thần thực sự của một tập thể. Một trong những lý do khiến cá nhân có thể làm việc hiệu quả hơn trong một tập thể là vì họ vẫn được đảm bảo quyền lợi. Khi những nhu cầu đó được đáp ứng một cách công bằng, chắc chắn mỗi cá nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc liên kết với những cá nhân khác trong tập thể. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế: Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm, vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được. 6. Lợi ích của làm việc theo nhóm 1. Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng.
- 2. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. 3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức). 4. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng. 5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. 6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức. 7. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn. Vai trò của làm việc nhóm trong doanh nghiệp Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, thế kỷ XXI là thế kỷ làm việc theo nhóm. Nền sản xuất hiện đại với những cỗ máy công suất cực lớn
- hoạt động phối hợp nhịp nhàng trong dây chuyền sản xuất đồ sộ buộc chúng ta phải có tư duy và thói quen văn hoá mới. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được. Khi mọi người làm việc như một nhóm, họ sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn khi họ làm việc một cách độc lập. Tuy nhiên, mô hình làm việc theo nhóm đang là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động, bắt nguồn từ thói quen và những hành vi văn hoá của một nền sản xuất nhỏ, manh mún. Để thay đổi được nếp tư duy cố hữu ấy, điều kiện tiên quyết là bản thân doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của mô hình làm việc này với hoạt động của tổ chức. Nâng cao tinh thần đồng đội Mô hình nhóm có thể tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức, do đó nó có khả năng khơi dậy và duy trì tinh thần đồng đội, sự đoàn kết cao độ trong tập thể công ty. “Đồng đội”(TEAM) là một từ tượng trưng cho trạng thái làm việc lý tưởng thống nhất giữa lợi ích cá thể và lợi ích tập thể, từ đó thực hiện vận hành hiệu quả cao của tổ chức. Tinh thần đồng đội của nhân viên được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối hợp hài hoà, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trọng, yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp.
- Hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giống như chơi bóng chuyền. Khi chơi bóng cần phân chia các vị trí, để thấy trách nhiệm của mỗi người. Nhưng trong quá trình thi đấu, mỗi người đều phải phịu trách nhiệm đối với kết quả của trận đấu. Khi vắng một ai trong vị trí nào đó, một mặt đòi hỏi người được bổ sung vào hiểu rõ vai trò của mình, mặt khác các thành viên còn lại cần phối hợp với nhau và với thành viên mới một cách nhịp nhàng. Cầu thủ không những phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, có trách nhiệm đối với lĩnh vực của mình, mà còn phải có ý thức toàn cục, chính là ý thức đồng đội. Thực tế chứng minh, sự thành công của một doanh nghiệp quả thực không thể tách rời khỏi sự đoàn kết hợp tác của toàn thể nhân viên. Thông qua sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi nhân viên xuất phát từ lợi ích tổng thể của công ty, biết suy nghĩ vì người khác, xây dựng ý thức hợp tác đồng đội, đồng thời, không ngừng bồi dưỡng tinh thần tự hào là nhân viên của một doanh nghiệp nào đó, tập thể có thể chiến thắng được mọi khó khăn. V. Hoàng, cựu nhân viên của một công ty bảo hiểm tâm sự: "... Đã làm việc phải có tinh thần teamwork, đó là sức mạnh tập thể nhưng cũng là
- sức mạnh của mỗi cá nhân. Có lẽ, đó chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty bảo hiểm tại thời điểm đó. Rất nhiều nhân viên, trong đó có tôi, hơn một lần muốn từ bỏ công việc khó khăn và cũng nhạy cảm này, nhưng chính sức mạnh của cả tập thể đã níu giữ chúng tôi ở lại với công việc trong suốt thời gian dài... Tinh thần teamwork, đã trở thành "kim chỉ nam" cho những công việc về sau. Nếu tôi là người chủ doanh nghiệp, chắc chắc đó sẽ là nền tảng đầu tiên tôi muốn xây dựng." Góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp Một doanh nghiệp duy trì được mô hình nhóm hiệu quả đồng nghĩa với việc hình thành được một nét văn hóa đẹp cho tổ chức: văn hóa chia sẻ và hợp tác trên cơ sở các mối quan hệ bình đẳng. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. Các thành viên trong nhóm có cảm giác kiểm soát công việc của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. Trong khi đó, cá nhân được đảm bảo quyền lợi, các nhu cầu được đáp ứng một cách công bằng, điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc liên kết với những cá nhân khác trong tập thể. Nhân viên sẽ không chi li tính toán được mất nhất thời của mình, mà biết nhìn xa hơn, làm việc hết mình vì sự nghiệp chung, thật sự hoà mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
- H. Mai, phụ trách nhân sự của công ty quảng cáo A tiết lộ: "Một nét văn hóa riêng do tập thể nhân viên A tạo ra trong quá trình làm việc đó là tinh thần teamwork cùng chia sẻ và hợp tác. Mỗi nhân viên là một mắt xích không thể tách rời, tạo nên một tập thể đoàn kết vững mạnh giúp công ty đạt được mọi nhu cầu đề ra... Ở A không có khoảng cách quyền lực, các cán bộ của A được uỷ quyền trong mọi nhiệm vụ của mình và có sự hỗ trợ thường xuyên của tập thể ban giám đốc công ty." Có lẽ vì vậy mà công ty quảng cáo A ngày càng phát triển vững mạnh và bản thân những người nhân viên làm việc tại công ty cũng rất tâm huyết. Phát triển năng lực đội ngũ nhân viên Thông qua tương tác nhóm, các thành viên có thể trau dồi năng lực băn thân và bổ sung, bù đắp cho nhau những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng làm việc. Tham gia thảo luận, tìm hiểu mục đích và văn hoá nhóm, mỗi người sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc. Từ đó
- mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Vì nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và sẻ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn. Mặt khác, nhóm có thể thu thập được nhiều thông tin và học hỏi nhiều kinh nghiệm, bí quyết hơn nhờ có nhiều thành viên. Mỗi người học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo và bổ sung những kỹ năng riêng biệt để tháo gỡ các vấn đề nan giải. Điều này giải thích cho thực tế khác biệt giữa các công ty quốc tế vốn quen với mô hình làm việc nhóm hiện đại và các công ty Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lối làm việc theo tổ sản xuất truyền thống. Tại các Công ty quốc tế, thành viên trong nhóm thường rất năng động, có cá tính mạnh mẽ và không ngại tranh luận với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu nhằm hoàn thành mục tiêu của nhóm. Trong khi đó tại nhiều Công ty trong nước, các nhóm hoạt động thiếu đồng bộ, thành viên thiếu tin tường lẫn nhau, một số thành viên quá bị động, dựa dẫm vào trưởng nhóm hoặc các thành viên khác. Tận dụng mọi nguồn lực của nhóm Với mô hình nhóm, doanh nghiệp không chỉ khai thác được năng lực của từng cá nhân mà còn tận dụng được nguồn sức mạnh tổng lực khi họ liên kết với nhau.
- Kỹ năng của mỗi cá nhân và sự tự giám sát của nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Thậm chí với những vấn đề có thể được xử lý bởi cá nhân, thì việc giao cho đội nhóm giải quyết vẫn có những ích lợi riêng. Việc tham gia của nhóm sẽ giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn. Đồng thời, có những vấn đề mà nhóm sẽ có khả năng phân tích rõ hơn từng cá nhân riêng lẻ. Mặt khác, việc ra quyết định theo nhóm xác nhận một cách gián tiếp sự đồng thuận giữa những người phải thực thi quyết định. Làm việc với tinh thần teamwork giúp nhà lãnh đạo đảm bảo một quá trình quản lý suôn sẻ và thống nhất. Vì vậy, anh Q. Hưng, giám đốc một công ty phim quảng cáo tập trung vào việc đào tạo nhân sự và hướng tới cam kết làm việc lâu dài và trách nhiệm với những chiến lược teamwork rất chuyên nghiệp. Theo quan niệm của anh, "không có thời gian cho sự ngắt quãng, sự bất đồng, sự trì hoãn trong công việc bởi nó khiến cho các nỗ lực của công ty trong cuộc chạy đua với các đối thủ trở thành lãng phí".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn học Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Chương 2 - Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp hàng ngày (ĐH Bách Khoa Hà Nội)
13 p | 294 | 83
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Phần 2 - PGS.TS. Đặng Đình Bôi
8 p | 347 | 77
-
Những vấn đề gặp phải khi thể hiện vai trò của người lãnh đạo nhóm
5 p | 285 | 68
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã
64 p | 117 | 40
-
Những vấn đề gặp phải khi thể hiện vai trò của người lãnh đạo nhóm
4 p | 271 | 31
-
Làm việc nhóm: Khi bạn là người trẻ nhất
5 p | 121 | 20
-
Làm việc nhóm: “Chơi xếp hình” trong công sở
5 p | 126 | 17
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Chương 1 - Trần Thị Hà Nghĩa
23 p | 59 | 16
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Chương 4 - Nguyễn Khánh Hoàng
23 p | 76 | 15
-
Trình tự làm việc nhóm
6 p | 116 | 15
-
Chuyên đề: Làm việc nhóm trong quản lý chất lượng
10 p | 83 | 13
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Chương 0 - Nguyễn Khánh Hoàng
12 p | 66 | 13
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Chương 3 - Trần Thị Hà Nghĩa
43 p | 61 | 13
-
Làm việc nhóm: Bạn đã biết cách chưa?
4 p | 158 | 11
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc theo nhóm (18 trang)
18 p | 18 | 10
-
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thông qua hoạt động thuyết trình trong giờ học ngoại ngữ cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội
7 p | 88 | 5
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Chương 1
31 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn