intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của Quốc hội trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong mười lăm nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định tại khoản 3 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013 là: “Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Bài viết nhằm làm rõ nội hàm của điều khoản trên của Hiến pháp từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội và từ kinh nghiệm của bản thân tác giả khi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của Quốc hội trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

  1. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT VAI TROÂ CUÃA QUÖËC HÖÅI TRONG VIÏÅC QUYÏËT ÀÕNH KÏË HOAÅCH PHAÁT TRIÏÍN KINH TÏË - XAÄ HÖÅI TRẦN DU LỊCH* Một trong mười lăm nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định tại khoản 3 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013 là: “Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Bài viết nhằm làm rõ nội hàm của điều khoản trên của Hiến pháp từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội và từ kinh nghiệm của bản thân tác giả khi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. 1. Quốc hội quyết định kế hoạch phát dung đó khi cần thiết cũng dưới hình thức triển kinh tế - xã hội nghị quyết của Quốc hội. Vấn đề đặt ra là 1.1 Phân định thẩm quyền của các cấp những nội dung nào thuộc kế hoạch phát chính quyền trong việc quyết định nội dung triển kinh tế - xã hội của đất nước mà Quốc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hội cần quyết định để vừa phản ánh được Theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước hội, một trong những quyền hạn và nghĩa vụ cao nhất, vừa bảo đảm sự linh hoạt trong của Quốc hội là “quyết định kế hoạch kinh điều hành của Chính phủ, phù hợp với sự vận tế - xã hội của đất nước”. Ngoài nội dung hành của cơ chế kinh tế thị trường. Vì vậy từ trên, chưa có một văn kiện pháp lý nào xác năm 2006, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn định chi tiết những nội dung thuộc kế hoạch quốc lần thứ X đã yêu cầu: “Phân định rõ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà chức năng, mối quan hệ giữa Quốc hội, Quốc hội có nghĩa vụ và quyền hạn quyết Chính phủ và các bộ, ngành, Ủy ban nhân định. Trên thực tế, hoạt động của Quốc hội dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung nước ta đều quyết định nhiều chỉ tiêu về kế ương trong quản lý nhà nước về kinh tế và hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm xã hội”. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có Luật dưới hình thức một nghị quyết của Quốc hội; về kế hoạch, nên ngay trong các đạo luật tổ đồng thời điều chỉnh những mục tiêu và nội chức Quốc hội, tổ chức Chính phủ mới sửa *TS. Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh. 14 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016
  2. đổi, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương các chủ thể tạo ra sức cầu) và (3) nhà nước mới ban hành, cũng chưa phân định rõ những (người vừa tham gia vào khối cung, vừa chức năng liên quan đến việc quyết định các tham gia vào khối cầu, vừa điều tiết cung chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở mỗi cấp chính cầu). Để thực hiện chức năng này, nhà nước quyền như thế nào. thường sử dụng bốn nhóm công cụ: Trong nội dung kế hoạch phát triển kinh - Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hành tế - xã hội 5 năm và hàng năm đều có cơ cấu vi diễn ra trong đời sống kinh tế nhằm tạo ra nội dung gồm ba phần chính: (1) đánh giá một trật tự cho các chủ thể tham gia, mà hiện trạng; (2) xác định mục tiêu phương người ta thường gọi là “luật chơi” hay hệ hướng và chỉ tiêu phát triển; (3) đề ra chính thống pháp luật về kinh tế. sách giải pháp tổ chức thực thi. - Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát Vấn đề đặt ra ở đây là với thẩm quyền triển kinh tế - xã hội nhằm định hướng cho của mình, Quốc hội quyết định tất cả nội sự hoạt động của thị trường và làm cơ sở cho dung của kế hoạch hay chỉ quyết định những việc xây dựng các chính sách kinh tế. Kế nội dung gắn liền với thẩm quyền lập pháp hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, của Quốc hội. Thực tiễn hoạt động của Quốc trung hạn và dài hạn còn phản ánh con đường hội nước ta cho thấy, chưa có sự phân định phát triển của một đất nước; sự huy động rạch ròi về vấn đề này, nên trong thực tế có nguồn lực xã hội bảo đảm cho sự phát triển nhiều trường hợp những quyết định của bền vững. Quốc hội hoặc không quán xuyến hết các vấn - Hệ thống các chính sách kinh tế, tài đề quan trọng của đất nước mà cơ quan chính - thường gọi là kinh tế vĩ mô để tác quyền lực nhà nước phải quyết định nhằm động vào thị trường hay điều chỉnh tổng phản ánh được ý chí và nguyện vọng của cung và tổng cầu của nền kinh tế phù hợp với nhân dân, hoặc quyết định quá sâu vào công mục tiêu của kế hoạch đề ra. tác điều hành của Chính phủ, hạn chế tính - Sử dụng lực lượng vật chất của nhà linh hoạt trong điều kiện vận hành của cơ chế nước để can thiệp vào thị trường, tức là vai kinh tế thị trường. trò của kinh tế nhà nước như hàng hóa dịch 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò vụ công cộng. của Quốc hội trong việc quyết định kế Nhà nước sử dụng bốn nhóm công cụ hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và trên, với mức độ khác nhau cho từng loại tùy hàng năm thuộc vào đặc điểm của thị trường, tính chất 1.2.1 Nhà nước với tư cách là một trong của thể chế chính trị, lịch sử truyền thống của ba chủ thể của kinh tế thị trường: mỗi nước; đồng thời có sự điều chỉnh ở mức Ngày nay trên thế giới không còn một độ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn nền kinh tế nào được gọi là nền kinh tế tự do phát triển. hoàn toàn, mà tất cả các nền kinh tế, dù ở Thể chế kinh tế thị trường của nước ta mức độ khác nhau, đều có sự can thiệp của có điểm chung của mọi nền kinh tế thị nhà nước vào sự vận hành của thị trường. trường, nhưng có những điểm riêng biệt phù Chính vì vậy, về mặt lý thuyết đã hình thành hợp với thể chế chính trị và tính đặc thù của lý luận về kinh tế vĩ mô, mà nội dung chính nền kinh tế đất nước. Điểm đặc thù nổi bật là nhà nước sử dụng các công cụ để điều tiết là nâng cao vai trò của Nhà nước trong quá thị trường. Do đó, người ta thường nói rằng, trình vận hành của cơ chế thị trường, mà trong nền kinh tế thị trường có ba chủ thể: chúng ta thường gọi là nâng cao hiệu quả và (1) người sản xuất (nói chung các chủ thể tạo hiệu lực của quản lý nhà nước, tức thực hiện ra sức cung); (2) người tiêu dùng (nói chung chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước như: Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP 15
  3. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT định hướng sự phát triển bằng các chiến hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế và mối lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế và chính quan hệ giữa các chính sách kinh tế tài chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của với chính sách nhân dụng. thị trường; tác động đến thị trường chủ yếu - Tăng xuất khẩu ròng (lấy kim ngạch thông qua các cơ chế, chính sách và các công xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập khẩu), nhất cụ kinh tế.v.v.. là đối với những nền kinh tế hướng về xuất Có thể nói, chính vai trò của Nhà nước khẩu. sẽ làm hạn chế những thất bại của thị trường Bốn mục tiêu nêu trên được sử dụng khá và có khả năng khắc phục những khuyết tật phổ biến ở các nước như là những mục tiêu cố hữu của thị trường. Chức năng này càng cơ bản của kinh tế vĩ mô. Những mục tiêu quan trọng đối với cơ chế thị trường theo mô này cũng chính là những sản phẩm đầu ra hình Việt Nam. của quan hệ tổng cung và tổng cầu của nền 1.2.2 Mục tiêu của kinh tế vĩ mô kinh tế. Vai trò của nhà nước thông qua các Khi thiết lập chiến lược, kế hoạch hay sử chính sách và giải pháp kinh tế để tác động dụng các chính sách và công cụ phát triển đến tổng cung và tổng cầu nhằm tạo được kinh tế - xã hội của một đất nước, người ta “đầu ra” theo ý muốn, với nguyên tắc: nhà thường tập trung vào mục tiêu của kinh tế vĩ nước không tác động trực tiếp vào chủ thể mô. Thông thường khi nói đến mục tiêu kinh tạo cung hay tạo cầu, mà tác động vào thị tế vĩ mô, người ta thường tập trung vào bốn trường (sự vận động của tổng cung và tổng mục tiêu chính: cầu được xem như “hộp đen”) và chính thị - Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh trường sẽ tác động đến các chủ thể của nền qua tốc độ tăng trưởng GDP hay GNP cùng kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng). với chỉ tiêu GDP/người vào những mốc thời 1.2.3. Bốn nhóm công cụ chính sách nhà gian nhất định. Đây là mục tiêu bao trùm nước can thiệp vào thị trường. nhất của kinh tế vĩ mô, phản ảnh chung nhất Thông thường, để thực hiện bốn mục về thành tựu phát triển của một nền kinh tế. tiêu kinh tế vĩ mô như nêu ở phần trên, nhà Tuy chỉ báo này chưa phản ảnh đầy đủ chất nước thường sử dụng bốn nhóm chính sách lượng của một nền kinh tế, nhưng luôn luôn hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết là chỉ báo quan trọng nhất để đánh giá sự kinh tế vĩ mô: thành công hay thất bại của một nền kinh tế. - Chính sách tài khóa bao gồm các chính - Kiểm soát giá cả thông qua chỉ báo CPI sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Đây là hay thường nói là kiểm soát lạm phát, là chỉ những chính sách quan trọng nhất vì nó báo quan trọng nhất phản ảnh tính ổn định không chỉ tác động đến tổng cung và tổng của kinh tế vĩ mô. Chỉ báo này còn được sử cầu của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dụng như một công cụ giải quyết mối quan dắt, định hướng thị trường. Chính sách tài hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với an khóa thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp sinh xã hội. thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ví dụ chính - Tạo việc làm mới cho xã hội, kiểm soát sách tăng chi để kích thích sức cầu của nền tỷ lệ thất nghiệp là chỉ báo vừa phản ảnh tình kinh tế, hay tăng thuế để hạn chế tiêu dùng. trạng của nền kinh tế, vừa phản ảnh tính ổn - Nhóm các chính sách tiền tệ được ngân định về mặt an sinh xã hội. Thông thường ở hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị các nước, đây là chỉ báo rất quan trọng trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. nghĩa chính trị phản ánh năng lực quản lý Thông thường, chính sách tiền tệ có ảnh điều hành của một chính phủ. Số việc làm hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu mới tạo ra một năm còn phản ánh mối quan của nền kinh tế thông qua các công cụ như: 16 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016
  4. lãi suất, tín dụng, các nghiệp vụ của thị niên kỷ của Liên hợp quốc, mà nước ta tham trường mở v.v.. gia thực hiện. Hàng năm, Quốc hội cũng ban - Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh hành nghị quyết phê chuẩn dựa trên ba nhóm mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng và mục tiêu đó với những chỉ tiêu cụ thể cho điều tiết khối cầu của nền kinh tế. Chính sách từng nhóm; đặc biệt là các nghị quyết của này được sử dụng thường xuyên trong Quốc hội về mục tiêu kinh tế - xã hội hàng trường hợp nền kinh tế ở trong tình trạng lạm năm. Như vậy, có thể nói, nhiệm vụ và quyền phát hoặc giảm phát. hạn của Quốc hội về vấn đề: “quyết định kế - Chính sách ngoại thương nhằm điều hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm mục nước” được Hiến pháp và Luật Tổ chức tiêu tăng xuất khẩu ròng; đồng thời cũng điều Quốc hội quy định đã được cụ thể hóa trong tiết tổng cung và tổng cầu nội địa của nền các nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế. phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Tuy Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên nhiên, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã tùy theo tính chất của một nền kinh tế và hội dù ngắn hạn - trung hay dài hạn đều chứa trong mỗi giai đoạn nhất định được điều đựng cả những nội dung định lượng lẫn định tính; tức là bao gồm về số lượng và chất chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu quả lượng phát triển kinh tế - xã hội của một đất cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô. nước; nhưng khi xem xét những chỉ tiêu kinh 1.3. Mục tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội tế - xã hội mà Quốc hội quyết định thường được thể hiện theo quan điểm phát triển chỉ mới phản ánh vấn đề ở khía cạnh số bền vững lượng, chưa phản ánh mặt chất lượng của sự Ngày nay, hầu như mọi quốc gia tham phát triển. Do đó, việc lựa chọn và định ra gia vào mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp những chỉ tiêu mà Quốc hội cần quyết định quốc đều đặt mục tiêu phát triển kinh tế theo phản ánh được chất lượng của sự phát triển hướng bền vững, bao gồm ba nhóm mục chính là vấn đề trọng tâm cần phải nghiên tiêu: cứu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của - Tăng trưởng kinh tế, Quốc hội. - Tiến bộ xã hội, 2. Những nội dung thuộc thẩm quyền - Bảo vệ môi trường. quyết định của Quốc hội liên quan đến kế Ba nhóm mục tiêu nêu trên là xương hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và sống của những kế hoạch phát triển kinh tế - hàng năm xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà một Từ cách nhìn nhận các vấn đề mang tính nền kinh tế được gọi là có phát triển, nếu giải lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi xin quyết được hài hòa cả ba mục tiêu này. Chỉ đề nghị một số nội dung mang tính chất định báo chung nhất phản ánh tính hài hòa của ba hướng để góp phần vào việc xây dựng nội mục tiêu nói trên - mà hiện nay được sử dụng dung và danh mục các chỉ tiêu cụ thể của kế khá phổ biến - là chỉ số phát triển con người hoạch phát triển kinh tế - xã hội thuộc thẩm (HDI). Bởi vì xét cho cùng, sự phát triển con quyền quyết định của Quốc hội. người mới là mục tiêu, còn các chỉ báo khác 2.1 Những mặt tích cực và hạn chế cũng chỉ là những phương tiện. trong việc Quốc hội thực hiện thẩm quyền Trong nhiều năm qua, trong các kế quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hội hàng năm của nước ta đều đặt ra các mục tiêu 2.1.1 Những hạn chế từ cơ chế tổ chức phát triển dựa trên ba nhóm mục tiêu nêu và hoạt động trên, đặc biệt là thực hiện các mục tiêu thiên Trước hết, cần thừa nhận một thực tế là Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP 17
  5. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT mặc dù Quốc hội nước ta đã không ngừng cạnh “phải làm gì” mà chưa phản ánh được đổi mới về cơ cấu tổ chức, nội dung và các nội dung quan trọng hơn là “làm cách phương thức hoạt động trong nhiều nhiệm kỳ nào” và “ai làm”. Do đó, thực tế giữa mục Quốc hội vừa qua và ngày càng khẳng định tiêu kế hoạch và chính sách kinh tế không vị trí, vai trò của mình trong đời sống chính gắn liền với nhau. Từ nhiều năm qua, Đảng trị đất nước, nhưng kết quả hoạt động của đã chủ trương và yêu cầu: “Đổi mới căn bản Quốc hội còn khoảng cách khá xa so với địa công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp kế vị pháp lý là cơ quan quyền lực nhà nước hoạch xây dựng nền kinh tế thị trường theo cao nhất, được Hiến pháp và Luật Tổ chức định hướng XHCN, phát huy tối đa lợi thế Quốc hội đã quy định. quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi Nhưng mặt khác cũng thấy rằng, nếu nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã không làm rõ thẩm quyền của Quốc hội, với hội”. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên hiện nay là chức năng chủ yếu là cơ quan lập pháp, sẽ dễ phải đổi mới căn bản công tác lập kế hoạch “dẫm chân” vào chức năng hành pháp của trong đó bao gồm các khâu như công tác Chính phủ, nhất là trong điều hành phát triển phân tích, dự báo; tách biệt giữa mục tiêu và kinh tế - xã hội của đất nước. phương tiện thực hiện; nhất là gắn các mục Nếu chỉ dựa vào điều kiện thực tế về cơ tiêu với các nhóm chính sách điều chỉnh vĩ cấu đại biểu Quốc hội, cơ cấu tổ chức, năng mô. Đây là vấn đề đầu tiên cần thực thi để lực của bộ máy tham mưu, giúp việc Quốc nâng cao vai trò và chức năng của Nhà nước hội, phương tiện hoạt động của Quốc hội… trong quản lý kinh tế vĩ mô và cũng qua đó, thì những kết quả mà Quốc hội đã làm được xác định các nội dung và thẩm quyền quyết trong thời gian qua đã là quá tốt, nên những định của Quốc hội. hạn chế về kết quả hoạt động của Quốc hội 2.2 Quốc hội chỉ quyết định những nội nói chung và về thẩm quyền quyết định kế dung mang tính cưỡng chế theo hiệu lực hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói riêng có pháp luật nguyên nhân khách quan từ cơ chế tổ chức Đối với những kế hoạch kinh tế - xã hội và hoạt động Quốc hội hiện nay. 5 năm, Quốc hội cần quyết định các chỉ tiêu 2.1.2 Những hạn chế do chậm đổi mới liên quan đến các chỉ số phát triển con người nội dung và phương thức xây dựng kế hoạch (HDI), vì đó là mục tiêu cuối cùng đánh giá phát triển kinh tế - xã hội trình độ phát triển và rất gần gũi với đặc Như đã phân tích ở trên, việc xây dựng điểm của nền kinh tế XHCN. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một có thể tham khảo để lựa chọn một số chỉ tiêu đất nước hoàn toàn không mâu thuẫn với sự quan trọng trong mục tiêu thiên niên kỷ mà vận hành của cơ chế thị trường, mà chính kế nước ta đang xây dựng và phấn đấu thực hoạch là công cụ để định hướng thị trường hiện, bao gồm các chỉ tiêu phản ảnh tiến bộ và khắc phục những khuyết tật của thị xã hội và bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc trường. Nhược điểm của các kế hoạch phát quyết định các mục tiêu định lượng, cần triển kinh tế - xã hội của nước ta trong những quyết định thêm những chỉ tiêu phản ánh sự năm qua là thường nặng về sự áp đặt các mục chuyển biến về chất của sự phát triển. Ví dụ, tiêu mang ý muốn chủ quan hơn là một bản chỉ tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo sau kế hoạch để qua đó dẫn dắt các chủ thể của mỗi 5 năm của kế hoạch phát triển kinh tế - một nền kinh tế hoạt động theo định hướng xã hội hay chỉ tiêu nâng ngưỡng nghèo nhằm của Nhà nước. Vì vậy trên thực tế, dường phản ánh mục tiêu công bằng xã hội. như các mục tiêu kế hoạch mà Chính phủ Bên cạnh việc quyết định những chỉ tiêu trình ra Quốc hội mới phản ánh được ở khía mang tính cưỡng chế theo hiệu lực pháp luật, 18 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016
  6. cũng cần đề ra những chỉ tiêu mang tính chất nghị của Quốc hội trong điều hành của Chính khuyến nghị đối với Chính phủ trong công phủ. tác điều hành. Để phù hợp với tính linh hoạt 2.3 Có sự phân biệt giữa mục tiêu và của thị trường, nên giảm bớt những chỉ tiêu phương tiện trong quyết định của Quốc hội mang tính pháp lệnh - nhất là trong lĩnh vực Về nguyên tắc, khi Quốc hội quyết định kinh tế - mà tăng thêm những chỉ tiêu mang các mục tiêu thì quyết định luôn các phương tính khuyến nghị nhằm định hướng cho sự tiện để bảo đảm cho việc thực thi. Tuy nhiên, điều hành của Chính phủ cũng như định không phải mọi phương tiện thực thi kế hướng hoạt động của toàn xã hội. Ví dụ trong hoạch đều thuộc về Nhà nước, nên càng lĩnh vực kinh tế, những chỉ tiêu như chuyển không thuộc về nhiệm vụ và quyền hạn của dịch cơ cấu kinh tế; tăng trưởng xuất nhập Quốc hội. Do đó, cần tách các chỉ tiêu kinh khẩu; huy động vốn đầu tư đạt bao nhiêu tế, mang tính phương tiện như tỷ lệ huy động phần trăm GDP... nên xem là những chỉ tiêu vốn đầu tư/GDP... ra khỏi hệ thống chỉ tiêu mang tính khuyến nghị. Bên cạnh đó, đưa chỉ kế hoạch do Quốc hội quyết định, mà thay tiêu tăng xuất khẩu ròng cho mỗi kế hoạch 5 vào đó là chính sách huy động vốn đầu tư. năm nhằm ràng buộc nhiệm vụ của Chính Ví dụ, khi dự báo tổng vốn đầu tư bảo đảm phủ trong công tác điều hành nền kinh tế. cho tốc độ tăng GDP, trong đó xác định phần Đối với kế hoạch 5 năm phát triển kinh vốn đầu tư của Nhà nước, của khu vực tư tế - xã hội, chủ yếu Quốc hội quyết định các nhân, Quốc hội chỉ nên quyết định chỉ tiêu định hướng liên quan đến chất lượng của sự đầu tư ngân sách nhà nước, trong kế hoạch phát triển; các chỉ tiêu cần thiết để xác định sử dụng ngân sách hoặc quyết định phương các bước tiến bộ trên con đường công nghiệp thức tài trợ ngân sách nhà nước để khuyến hoá, tính chất của sự phát triển bền vững. khích đầu tư tư nhân. Phần quan trọng hơn là quyết định các quyết 2.4 Đổi mới phương thức quyết định sách bảo đảm điều kiện thực thi kế hoạch, để của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật có tế - xã hội 5 năm và 10 năm liên quan (gắn với chương trình xây dựng Trên cơ sở đổi mới nội dung và phương luật, pháp lệnh của Quốc hội). thức lập kế hoạch, để Quốc hội có thể quyết Đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã định những nội dung của kế hoạch kinh tế - hội hàng năm, nên hạn chế bớt các chỉ tiêu xã hội 5 năm và hàng năm phù hợp với mang tính pháp lệnh mà nên tập trung vào quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội, cần việc quyết định những chính sách kinh tế phải thay đổi quy trình xem xét và ra quyết trong năm. Nếu nhìn vào hệ thống chỉ tiêu kế định của Quốc hội về vấn đề này. hoạch kinh tế - xã hội mà Quốc hội quyết - Thứ nhất, cần thay đổi nội dung báo định hàng năm, nhiều chỉ tiêu thực sự chỉ có cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ trước thể đánh giá sau mỗi 5 năm. Có thể chuyển Quốc hội, chuyển từ tính chất mô tả kết quả một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm sang phân tích các mối quan hệ bên trong sang các chỉ tiêu mang tính khuyến nghị và đưa đến những kết quả đó. Ví dụ, trong lĩnh kèm theo đó là những chính sách để thực vực kinh tế cần phải có báo cáo phân tích các hiện. yếu tố cấu thành tổng cung và tổng cầu của Về lĩnh vực kinh tế thì trong kế hoạch nền kinh tế; các chính sách đã thực thi tác hàng năm, chỉ nên tập trung vào bốn mục động đến các yếu tố đó. tiêu kinh tế vĩ mô như đã nêu trên cùng với - Thứ hai, gắn mục tiêu phát triển kinh chỉ tiêu về thu chi ngân sách nhà nước; còn tế - xã hội với chính sách, công cụ thực thi. các chỉ tiêu khác sẽ gắn vào phần khuyến Vừa qua, trong các Nghị quyết của Quốc hội Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP 19
  7. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT phê duyệt mục tiêu kế hoạch phát triển kinh năm, khi đã đủ các yếu tố để quyết định mục tế - xã hội hàng năm đều có nêu các chính tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm sau, sách và giải pháp. Tuy nhiên trên thực tế, sẽ có sự điều chỉnh chính sách đầu tư (nếu nhiều chính sách và giải pháp không được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có thay triển khai và cũng chưa làm rõ được mối đổi) tương ứng với sự thay đổi các mục tiêu quan hệ của các chính sách và giải pháp đó phát triển kinh tế - xã hội. với các mục tiêu kinh tế - xã hội đã quyết - Thứ tư, đổi mới bản thân nội dung các định. Để giải quyết tồn tại này, đề nghị khi Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội Quốc hội quyết định các mục tiêu kinh tế - nhằm bảo đảm tính cưỡng chế của pháp luật xã hội hàng năm cần gắn liền với việc quyết (Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực như định nội dung các chính sách và giải pháp một đạo luật), nhưng cũng tránh sự trói buộc thuộc thẩm quyền Quốc hội. Ví dụ, một cứng nhắc hạn chế tính linh hoạt trong điều chính sách liên quan đến một hoặc nhiều đạo hành của Chính phủ. Do đó, trong Nghị luật cụ thể thì quyết định việc sửa đổi, bổ quyết luôn luôn có phần khuyến nghị, không sung, hoàn thiện các đạo luật đó. Kế hoạch mang tính cưỡng chế, nhưng có ý nghĩa như phát triển kinh tế - xã hội hàng năm mang những tín hiệu được phát ra từ cơ quan tính ngắn hạn, nếu chưa nhìn thấy được cụ quyền lực nhà nước cao nhất đối với xã hội. thể giải pháp thực thi, thì tự thân những mục - Thứ năm, không chỉ là việc quyết định tiêu đó thiếu tính khả thi. Đây là vấn đề rất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mà muốn quan trọng liên quan đến hiệu quả và hiệu nâng cao chất lượng việc quyết định các vấn lực các quyết định của Quốc hội. đề quan trọng của đất nước, cần nâng cao - Thứ ba, gắn quyết định các chỉ tiêu năng lực bộ máy tham mưu giúp việc của kinh tế - xã hội hàng năm với quyết định Quốc hội, trước hết là khả năng cung cấp thông tin, phân tích và đánh giá tác động của phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm. Phân các quyết sách của Quốc hội. Đây là nhân tố bổ ngân sách nhà nước hàng năm là công cụ rất quan trọng để bảo đảm chất lượng các tài khóa có ý nghĩa rất quan trọng bảo đảm quyết định của Quốc hội. việc thực thi kế hoạch kinh tế - xã hội. Do Tóm lại, để xác định rõ nội dung kế đó, để có cơ sở phân bổ ngân sách đầu tư, hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Quốc hội nên quyết định mục tiêu và các chỉ hàng năm thuộc thẩm quyền quyết định của tiêu kinh tế - xã hội trước khi quyết định việc Quốc hội, trước hết phải đổi mới phương phân bổ ngân sách đầu tư và có sự liên kết pháp và nội dung lập kế hoạch phù hợp với giữa đầu tư với các mục tiêu kinh tế - xã hội. sự vận hành của cơ chế thị trường. Kế hoạch Do đặc điểm Quốc hội nước ta thường chỉ có phát triển kinh tế - xã hội nên xây dựng theo hai kỳ họp giữa năm và cuối năm, nên nếu hướng nặng về tính chất dự báo và định trong kỳ họp giữa năm quyết định mục tiêu hướng; tách biệt giữa mục tiêu và phương phát triển kinh tế - xã hội cho năm sau để làm tiện thực thi; đồng thời gắn liền với chính cơ sở cho việc quyết định phân bổ ngân sách sách để huy động nguồn lực. Quốc hội nên vào kỳ họp cuối năm thì sẽ gặp khó khăn quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã trong công tác dự báo để ra quyết định. Do hội 5 năm và hàng năm theo hướng giảm bớt đó, trong điều kiện chưa có sự thay đổi về những chỉ tiêu pháp lệnh mà cần mở rộng thời gian họp và số lượng các kỳ họp của những chỉ tiêu mang tính khuyến nghị cho Quốc hội, thì có thể trong kỳ họp giữa năm công tác điều hành của Chính phủ; đồng thời Quốc hội cần có Nghị quyết về định hướng gắn các mục tiêu phát triển với các quyết cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc của năm sau để làm cơ sở cho việc dự toán khuyến nghị những giải pháp thuộc công tác phân bổ ngân sách đầu tư. Trong kỳ họp cuối điều hành của Chính phủ n 20 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0