Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
VAI TRÒ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA TRONG TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN<br />
TIỀN LIỆT<br />
Đào Quang Oánh*<br />
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là một<br />
bệnh lý thường gặp trên nam giới ở tuổi trên 50.<br />
Thống kê tại các khoa niệu cho thấy đây là bệnh<br />
lý đứng hàng thứ 2 về xuất độ – chỉ sau sỏi tiết<br />
niệu – trên những bệnh nhân cần nhập viện để<br />
điều trị. Phương pháp điều trị ngoại khoa chủ<br />
yếu được chọn là “cắt đốt nội soi” và phương<br />
pháp này cũng thường được gọi là “tiêu chuẩn<br />
vàng” trong điều trị ngoại khoa. Tuy vậy,<br />
phương thức vừa kể không phải luôn luôn có<br />
hiệu quả và không có biến chứng. Nhiều tác giả<br />
đã có khuyến cáo xem xét lại chỉ định điều trị<br />
ngoại khoa trong tăng sinh lành tính tuyến tiền<br />
liệt. Hướng dẫn điều trị của Hiệp Hội Niệu<br />
Khoa Thế Giới (SIU)(15) và Hiệp Hội Niệu Khoa<br />
Hoa Kỳ (AUA)(1) cho thấy tùy diễn tiến bệnh,<br />
trong nhiều trường hợp, theo dõi định kỳ và<br />
điều trị nội khoa nên là chọn lựa ưu tiên ban<br />
đầu. Chỉ định ngoại khoa tuyệt đối chỉ được áp<br />
dụng khi có biến chứng như: bí tiểu, hoặc nhiễm<br />
khuẩn niệu, hoặc tiểu máu tái đi tái lại nhiều<br />
lần; suy thận hay thận chướng nước; sỏi bàng<br />
quang; túi ngách bàng quang.<br />
Hiện nay, tại VN có nhiều bệnh viện đang<br />
trong quá trình triển khai và mở rộng áp dụng<br />
các kỹ thuật điều trị nội soi. Kinh nghiệm cho<br />
thấy đây cũng thường là giai đoạn xảy ra tình<br />
trạng điều trị “quá chỉ định” (overtreatment ).<br />
Học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới,<br />
trong đó điểm lại vai trò của điều trị nội khoa<br />
và ngoại khoa là cần thiết trong lúc này.<br />
<br />
Bệnh sử tự nhiên (natural history) của<br />
tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt<br />
Bệnh sử tự nhiên là tiên lượng (hay diễn tiến<br />
bệnh theo thời gian) mà không có can thiệp của<br />
điều trị. Hiểu rõ về bệnh sử tự nhiên của một<br />
<br />
bệnh sẽ giúp ta lựa chọn bệnh nhân nào cần<br />
điều trị, khi nào cần điều trị và với cách thức<br />
nào(9,10).<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự liên<br />
quan chặt chẽ giữa độ nặng của triệu chứng và<br />
kích thước tuyến tiền liệt hoặc mức độ bế<br />
tắc(13,17). Nhiều nghiên cứu đoàn hệ cho thấy diễn<br />
tiến tự nhiên theo thời gian của các triệu chứng<br />
thay đổi tăng giảm trên bệnh nhân theo nhiều<br />
chiều hướng khác nhau và có thể ổn định trong<br />
một thời gian dài trên một số bệnh nhân(10).<br />
Các báo cáo của Craigen và cs. (1969)(6) trên<br />
212 bệnh nhân, Birkoff và cs. (1976)(5) trên 26<br />
bệnh nhân, Ball và cs. (1981)(2) trên 97 bệnh nhân<br />
với thời gian theo dõi từ 3 đến 6 năm cho thấy tỷ<br />
lệ bệnh nhân có triệu chứng ổn định, giữ<br />
nguyên hoặc thậm chí thuyên giảm mà không<br />
cần điều trị, dao dộng trong khoảng 42 – 77 %.<br />
Một công trình có tính thuyết phục hơn của<br />
Barry và cs (1997)(3,5) thực hiện tại nhiều trung<br />
tâm ở Hoa Kỳ, trên 500 bệnh nhân chưa có biến<br />
chứng và chưa muốn mổ, có thời gian theo dõi<br />
là 4 năm. Dựa theo bảng thang điểm triệu chứng<br />
của AUA, bệnh nhân được chia thành 3 nhóm:<br />
Nhóm có chỉ số triệu chứng nhẹ (< 8) gồm:<br />
85 bệnh nhân (17%)<br />
Nhóm có chỉ số triệu chứng nhẹ (8 – 29)<br />
gồm: 325 bệnh nhân (65%)<br />
Nhóm có chỉ số triệu chứng nhẹ (> 29) gồm:<br />
90 bệnh nhân (18%).<br />
Triệu chứng được lượng giá lại mỗi năm<br />
trong liên tiếp 4 năm, ghi nhận những thay<br />
đổi tăng hoặc giảm. Trong quá trình theo dõi,<br />
có một số bệnh nhân thay đổi phương thức<br />
điều trị, lựa chọn thủ thuật hoặc phẫu thuật<br />
và có một số bệnh nhân bỏ tái khám. Những<br />
<br />
Khoa Niệu B, BV Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: TS Đào Quang Oánh; điện thoại: 0955012301, email: daoquangoanh53@yahoo.com<br />
*<br />
<br />
34<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
bệnh nhân theo dõi đến cuối kỳ được xắp xếp<br />
lại tùy sự thay đổi của chỉ số triệu chứng hoặc<br />
thay đổi cách điều trị.<br />
Kết quả diễn tiến trong từng nhóm như sau:<br />
- Nhóm có chỉ số triệu chứng nhẹ<br />
Thời<br />
Số bệnh<br />
gian<br />
nhân<br />
12 tháng<br />
72<br />
24 tháng<br />
66<br />
36 tháng<br />
64<br />
48 tháng<br />
60<br />
<br />
Nhẹ<br />
47%<br />
36%<br />
44%<br />
33%<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
47%<br />
52%<br />
42%<br />
50%<br />
<br />
Nặng<br />
4%<br />
6%<br />
8%<br />
7%<br />
<br />
Phẫu<br />
thuật<br />
1%<br />
6%<br />
6%<br />
10%<br />
<br />
- Nhóm có chỉ số triệu chứng trung bình<br />
Thời<br />
Số bệnh<br />
gian<br />
nhân<br />
12 tháng<br />
282<br />
24 tháng<br />
272<br />
36 tháng<br />
271<br />
48 tháng<br />
245<br />
<br />
Nhẹ<br />
16%<br />
10%<br />
12%<br />
13%<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
60%<br />
56%<br />
49%<br />
46%<br />
<br />
Nặng<br />
16%<br />
18%<br />
18%<br />
17%<br />
<br />
Phẫu<br />
thuật<br />
8%<br />
16%<br />
21%<br />
24%<br />
<br />
- Nhóm có chỉ số triệu chứng nặng<br />
Thời<br />
Số bệnh<br />
gian<br />
nhân<br />
12 tháng<br />
75<br />
24 tháng<br />
72<br />
36 tháng<br />
70<br />
48 tháng<br />
66<br />
<br />
Nhẹ<br />
4%<br />
1%<br />
1%<br />
2%<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
43%<br />
39%<br />
31%<br />
21%<br />
<br />
Nặng<br />
40%<br />
33%<br />
31%<br />
38%<br />
<br />
Phẫu<br />
thuật<br />
13%<br />
26%<br />
36%<br />
39%<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy:<br />
- Triệu chứng đường niệu dưới do tăng sinh<br />
lành tính tuyến tiền liệt có sự thay đổi tự nhiên<br />
theo thời gian, có khi tăng và có lúc giảm.<br />
- Có một nhóm bệnh nhân mà triệu chứng sẽ<br />
giảm hoặc ổn định mặc dù không điều trị.<br />
- Mặc dù để tự nhiên, không dùng thuốc<br />
uống, tỷ lệ phải phẫu thuật sau 4 năm cũng chỉ<br />
dao động từ 10% (trong nhóm nhẹ) đến tối đa<br />
39% (trong nhóm nặng)<br />
- Kết luận: theo dõi tích cực hoặc điều trị nội<br />
khoa nên là lựa chọn ban đầu đối với đa số<br />
trường hợp tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.<br />
<br />
Hướng dẫn của Hiệp Hội Niệu Khoa Thế<br />
Giới(15) và Hiệp Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ(1)<br />
Sinh lý học bàng quang cho thấy vùng tam<br />
giác giữ một vị trí chức năng đặc biệt. Tam giác<br />
bàng quang ảnh hưởng đến đường niệu trên<br />
qua khúc nối niệu quản - bàng quang, đến<br />
đường sinh dục qua các lỗ phóng tinh và ống<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tinh, và đến chức năng kiểm soát đường tiểu<br />
qua hệ thống các cơ thắt. Tam giác cũng là vùng<br />
nhạy cảm nhất của bàng quang. Tuyến tiền liệt<br />
nằm ngay cổ bàng quang và bao quanh phần<br />
đầu của niệu đạo. Bệnh lý tuyến tiền liệt tác<br />
động trực tiếp lên vùng tam giác. Tăng sinh lành<br />
tính tuyến tiền liệt gây ra những nhóm triệu<br />
chứng được gọi chung là triệu chứng đường<br />
niệu dưới. Triệu chứng đường niệu dưới được<br />
phân làm 2 nhóm:<br />
Rối loạn chức năng chứa đựng của bàng<br />
quang: như tiểu nhiều lần, tiểu són tiểu đêm…<br />
Rối loạn chức năng tống xuất của bàng<br />
quang: như tiểu khó, tia yếu, nhỉ giọt, tiểu<br />
không hết…<br />
Triệu chứng đường niệu dưới có thể do<br />
nhiều bệnh lý tại đường niệu dưới gây ra, không<br />
nhất thiết chỉ do tuyến tiền liệt, lại càng không<br />
phải chỉ do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.<br />
Các triệu chứng thuộc nhóm rối loạn chức<br />
năng chứa đựng của bàng quang không thể điều<br />
trị bằng phương pháp ngoại khoa. Điều trị<br />
ngoại khoa chỉ hiệu quả nếu có bế tắc cụ thể.<br />
Điều trị ngoại khoa có chỉ định tuyệt đối khi có<br />
biến chứng. Cách thức điều trị, dù bằng thuốc<br />
hay qua các thủ thuật ngoại khoa, nên được giải<br />
thích rõ cho bệnh nhân về mức độ hiệu quả và<br />
ưu nhược điểm. Nên có sự tham gia của bệnh<br />
nhân trong việc chọn lựa phương thức điều trị<br />
và nên ưu tiên chọn lựa điều trị nội khoa trước.<br />
<br />
Vị trí của điều trị nội khoa<br />
Ngoại trừ những trường hợp phải can thiệp<br />
ngoại khoa như: bí tiểu, nhiễm khuẩn niệu, tiểu<br />
máu tái đi tái lại nhiều lần; thận chướng nước,<br />
suy thận; sỏi bàng quang, túi ngách (túi thừa)<br />
bàng quang; các trường hợp còn lại đều có thể<br />
điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa không cải<br />
thiện triệu chứng nhanh bằng điều trị ngoại<br />
khoa nhưng ít tai biến – biến chứng hơn, đặc<br />
biệt trên cơ địa người lớn tuổi, có thể có nhiều<br />
bệnh lý kết hợp. Thêm nữa, điều trị nội khoa có<br />
thể giảm bớt các triệu chứng kích thích bàng<br />
quang, trong khi ngược lại, điều trị ngoại khoa<br />
thường làm các triệu chứng này nặng hơn.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
35<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Vai trò quan trọng của điều trị nội khoa<br />
được Lepor(11) nhấn mạnh: “… điều trị nội khoa<br />
được ưa chuộng một phần cũng là do giới hạn của<br />
điều trị ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa không phải<br />
luôn luôn cho kết quả tốt, nhiều khi cần phải can<br />
thiệp lại, có tai biến – biến chứng… trong khi điều<br />
trị nội khoa có thể cải thiện triệu chứng với ít tác<br />
dụng phụ hơn, và nếu có tác dụng phụ, thì cũng<br />
nhẹ hơn và có khả năng hồi phục… vì chất lượng<br />
sống sau điều trị luôn được đề cập đến nên điều trị<br />
nội khoa giữ một vị trí rất quan trọng…”<br />
<br />
Các nhóm thuốc trong điều trị nội khoa<br />
Có 3 nhóm thuốc chính:<br />
Chẹn alpha: được phân loại như sau:<br />
- Không chuyên biệt: phenoxybenzamin<br />
- Chẹn thụ thể alpha1, thời gian tác dụng<br />
ngắn: prazosin, alfuzosin, indoramin.<br />
- Chẹn thụ thể alpha1, thời gian tác dụng<br />
dài: terazosin, doxazosin, alfuzosin SR.<br />
- Chẹn thụ thể alpha1a, thời gian tác dụng<br />
dài: tamsulosin.<br />
Loại không chuyên biệt và có thời gian tác<br />
dụng ngắn ít được sử dụng. Loại có thời gian<br />
tác dụng dài được ưa chuộng hơn. Thụ thể<br />
alpha, hiện diện nhiều ở vùng tam giác và cổ<br />
bàng quang. Thuốc chẹn alpha có hiệu quả là<br />
giúp cho cổ bàng quang mở ra dễ dàng hơn khi<br />
đi tiểu. Thuốc cải thiện những triệu chứng liên<br />
hệ đến chức năng tống xuất của bàng quang,<br />
thời gian đáp ứng nhanh, chỉ trong một hai tuần<br />
là có thể thay đổi rõ triệu chứng và làm giảm bớt<br />
tiểu khó. Tác dụng phụ thường thấy nhất là hạ<br />
huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng. Ngoài ra, có<br />
thể bị ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, sung huyết<br />
mũi, rối loạn xuất tinh.<br />
Ức chế men 5 alpha reductase: đây là một<br />
dạng điều trị nội tiết, do tuyến tiền liệt là một<br />
tuyến mà chức năng hoạt động phụ thuộc rất<br />
nhiều vào hormon sinh dục nam.<br />
Lịch sử của việc áp dụng nhóm thuốc này<br />
bắt nguồn từ thập niên “60” của thế kỷ 20. Khi<br />
ấy, các nhà y học chú ý đến một dạng bệnh<br />
<br />
lưỡng giới giả nam1, karyotype 46 XY, có 2 tinh<br />
hoàn, nhu cầu tình dục2 gần như bình thường,<br />
hệ cơ và lông tóc vẻ nam tính. Điều đặc biệt là<br />
tuyến tiền liệt gần như mất hẳn. Hơn hai chục<br />
năm sau, người ta nhận thấy trên các bệnh nhân<br />
này có sự khiếm khuyết men 5 alpha reductase,<br />
thúc đẩy phản ứng chuyển testosterone thành<br />
dihydro-testosterone. Hệ quả là lượng dihydrotestosterone giảm rất thấp trong khi lượng<br />
testosterone trong máu trong giới hạn bình<br />
thường(12,16). Việc nghiên cứu và áp dụng thuốc<br />
ức chế men 5 alpha reductase nhằm mục đích<br />
tìm một loại thuốc chỉ làm nhỏ tuyến tiền liệt và<br />
có ít tác dụng phụ trên chức năng tình dục.<br />
Finasteride (2methyl 2 propyl 3 oxo 4 aza 5<br />
alpha<br />
reductase-andros-1<br />
ene<br />
17<br />
a<br />
carboxybamide) là thuốc đầu tiên trong nhóm<br />
này. Công trình nghiên cứu lâm sàng đa trung<br />
tâm(7, 8), ngẫu nhiên, mù đôi và có đối chứng giả<br />
dược trên 2 nhóm bệnh nhân: 533 bệnh nhân,<br />
được dùng 5mg Finasteride/ngày và 530 bệnh<br />
nhân dùng giả dược. Kết quả trên những bệnh<br />
nhân sau 12 tháng sử dụng Finasteride: giảm<br />
trung bình 70% lượng dihydrotestosteron<br />
(DHT), giảm 19% thể tích tuyến tiền liệt, và giảm<br />
2,6 điểm của trị số triệu chứng IPSS.<br />
Một số nghiên cứu sau này cho thấy men 5<br />
alpha reductase có 2 loại, type 1 và type 2.<br />
Dutasteride, thuốc kế tiếp trong nhóm, có tác<br />
dụng ức chế kép và nhờ đó, có hiệu quả cao<br />
hơn. Công trình với số lượng bệnh nhân đông<br />
nhất được báo cáo gần đây cho những kết quả<br />
rất khích lệ. Roehrborn và cs(14) (2005), nghiên<br />
cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng giả<br />
dược, trên hơn 4000 bệnh nhân và với thời gian<br />
theo dõi trên 4 năm, nhận thấy: lượng DHT<br />
giảm 95% chỉ sau 24 tuần sử dụng Dutasteride,<br />
thể tích tuyến tiền liệt giảm 25% sau 2 năm,<br />
giảm 6,5 điểm trị số triệu chứng sau 4 năm. Hiệu<br />
quả thấy rõ trong những trường hợp có chỉ số<br />
triệu chứng thuộc nhóm nặng theo bảng thang<br />
điểm triệu chứng IPSS. Trong khi đó, tỷ lệ tác<br />
1<br />
2<br />
<br />
36<br />
<br />
male pseudohermaphroditism<br />
libido<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
dụng phụ không nhiều hơn nếu so sánh với<br />
Finasteride.<br />
Thảo dược: được sử dụng tại Âu châu và<br />
một số nước Á châu. Nhiều giả thiết đưa ra để<br />
giải thích về cơ chế tác dụng của các loại<br />
thuốc thảo dược nhưng chưa được chấp nhận<br />
rộng rãi. Ưu điểm của loại thuốc này là ít tác<br />
dụng phụ, đặc biệt là trên cơ địa người già, có<br />
nhiều bệnh kết hợp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
KẾT LUẬN VỀ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA<br />
Thống kê tại Âu châu và Hoa Kỳ cho thấy<br />
tỷ lệ tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cần<br />
phải phẫu thuật ngày càng giảm. Khuynh<br />
hướng chung hiện nay đang ngả nhiều về<br />
điều trị nội(13). Riêng về ngoại khoa, sự phát<br />
triển của các kỹ thuật ít xâm lấn (minimally<br />
invasive therapy) đang đe dọa vị trí thống soái<br />
của “cắt đốt nội soi”.<br />
Về điều trị nội, các loại thuốc kể trên được<br />
sử dụng, tùy trường hợp, riêng biệt hoặc kết<br />
hợp với nhau. Hai nhóm thuốc chính được đề<br />
nghị là thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế men 5<br />
alpha reductase. Thuốc chẹn alpha có hiệu quả<br />
cải thiện nhanh các triệu chứng nhưng không<br />
làm nhỏ được bướu, do vậy về mặt lý thuyết,<br />
đến một lúc nào đó về sau vẫn phải cần nhờ đến<br />
điều trị ngoại. Thuốc ức chế 5 alpha reductase<br />
có tác dụng chậm hơn nhưng bền vững, có khả<br />
năng làm nhỏ bướu. Sự kết hợp giữa 2 nhóm<br />
thuốc này có hiệu quả rõ trên những bướu lớn<br />
và có điểm số triệu chứng IPSS cao.<br />
Điều trị nội khoa nên được ưu tiên chọn lựa<br />
trong tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Điều trị<br />
ngoại khoa không nên là chọn lựa ban đầu và<br />
chỉ nên áp dụng trong những trường hợp điều<br />
trị nội không hiệu quả.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
AUA (2003). Guideline on management of benign prostatic<br />
hyperplasia. J Urol 170: 530-547.<br />
Ball A, Feneley R, Abrams P (1981). The natural history of<br />
untreated prostatism. Brit J Urol 53:613-616.<br />
Barry MJ, Fowler F, Bin L (1997). The natural history of patients<br />
with benign prostatic hyperplasia as diagnosed by North<br />
American Urologists. J Urol 157: 10-15.<br />
Barry MJ, Meigs JB (2000). The natural history of benign<br />
prostatic hyperplasia. Prostatic Diseases, W B Saunders Co,<br />
Chapter 8: 107-115.<br />
Birkoff J, Wiederhorn A, Hamilton M (1976). Natural history of<br />
benign prostatic hypertrophy and acute urinary retention.<br />
Urology 7: 48-52.<br />
Craigen A, Hickling J, Saunders C (1969). The natural history of<br />
prostatic obstruction: A prospective survey. J R Coll Gen Pract 18:<br />
226-232.<br />
Finasteride Study Group (1993). Finasteride (MK-906) in the<br />
treatment of benign prostatic hyperplasia. Prostate 22: 291-299.<br />
Gormley GJ, Stoner E, Bruskewitz RC (1992). The effect of<br />
finasteride in men with benign prstatic hyperplasia. N Engl J Med<br />
327: 1185-1191.<br />
Guess HA (1992). Benign Prostatic Hyperplasia, Antecedents<br />
and natural history. Epidemiol Rev 14: 131-155.<br />
Jepsen JV, Bruskewitz RC (2000). Clinical manifestations and<br />
indications for treatment. Prostatic Diseases, W B Saunders Co,<br />
Chapter 10: 127-142.<br />
Lepor H (1993). Medical therapy for benign prostatic<br />
hyperplasia. Urology 42: 483-501.<br />
Rittmaster RS, Stoner E, Thompson DL (1989). Effect of MK-906,<br />
a specific 5 alpha reductase inhibitor, on serum androgens and<br />
androgen conjugates in normal men. J Androl 10: 259.<br />
Roehrborn CG (2000). The role of guidelines in the diagnosis and<br />
treatment of begin prostatic hyperplasia. Prostatic Diseases, W B<br />
Saunders Co, Chapter 11: 143-162.<br />
Roehrborn CG, Lukkarinen O, Mark S, Siami B, Ramsdell J,<br />
Zinner N (2005). Longterm sustained improvement in<br />
symptoms of benign prostatic hyperplasia with the dual 5 alpha<br />
reductase inhibitor dutasteride: results of 4 years studies. BJU Int<br />
96: 572-577.<br />
SIU (2005). Evaluation and Treatment of Lower Urinary Tract<br />
Symtoms (LUTS) in older men. 6th International Consultation<br />
on New Developments in Prostate Cancer and Prostate Diseases,<br />
June: 24-27.<br />
Walsh P C, Madden JD, Harrod MJ (1984). Familial incomplete<br />
male<br />
pseudohermaphroditism,<br />
type<br />
2:<br />
decreased<br />
dihydrotestosterone formation in pseudovaginal perineoscrotal<br />
hypospadias. N Engl J Med 291: 944.<br />
Yalla SV (1995). Correlation of the AUA Symptom Index with<br />
symtoms of prostatism. J Urol 153: 674-680.<br />
<br />
37<br />
<br />