intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò nhiệm vụ của nhà quản lý kinh doanh

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

205
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan hệ hợp tác giữa người quản lý kinh doanh và ông chủ hiện đang là vấn đề cấp bách đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là các danh nghiệp vừa và nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò nhiệm vụ của nhà quản lý kinh doanh

  1. Vai trò nhiệm vụ của nhà quản lý kinh doanh Quan hệ hợp tác giữa người quản lý kinh doanh và ông chủ hiện đang là vấn đề cấp bách đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là các danh nghiệp vừa và nhỏ. Quản lý kinh doanh nhân vật quan trọng trong sự phát triển của công ty (Ảnh minh họa)
  2. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, cần phải làm rõ một số vấn đề sau đây: Quản lý kinh doanh làm gì? Nhà quản lý kinh doanh là người truyền đạt có năng lực làm việc cao đồng thời có năng lực điều hành, hoạch định kế hoạch và quản lý tốt. Lãnh đạo trực tiếp của các nhà quản lý kinh doanh là giám đốc doanh nghiệp và thuộc cấp của họ là các nhân viên kinh doanh. Vì thế, họ vừa là cánh tay phải của ông chủ doanh nghiệp vừa là người bạn tri tâm của các nhân viên. Trách nhiệm của nhà quản lý kinh doanh - Xác định kế hoạch kinh doanh, mục tiêu kinh doanh - Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh và doanh thu mà công ty đề ra - Phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp, xác định sản phẩm cần tiêu thụ và sách lược tiêu thụ sản phẩm. - Quản lý và bồi dưỡng các nhân viên dưới quyền. Xác định, sắp xếp, giám sát các chế độ có liên quan
  3. - Tổ chức các cuộc họp định kỳ để truyền đạt, sắp xếp các nhiệm vụ công việc đến các nhân viên dưới quyền. Động viên tinh thần làm việc của nhân viên, giúp nhân viên vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc Quản lý kinh doanh cần có các năng lực gì? Một nhà quản lý kinh doanh tốt cần có những năng lực sau: - Năng lực khống chế, điều phối sản phẩm và thị trường - Năng lực bồi dưỡng, quản lý thuộc cấp - Năng lực phối hợp, giao tiếp với chủ công ty, nhân viên dưới quyền và khách hàng - Năng lực chấp hành, chỉ huy công việc; tích cực học tập cầu tiến - Đạo đức nghề nghiệp tốt. Để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ và hợp tác tốt với chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh doanh cần có những tố chất sau:
  4. Hiểu ý chủ doanh nghiệp: Là người gần chủ doanh nghiệp nhất, nhà quản lý kinh doanh cần phải hiểu ngụ ý của từng ánh mắt, từng câu nói bâng quơ của cấp trên. Khả năng truyền đạt tốt: Nhà quản lý kinh doanh không phải là cái loa chỉ biết lặp lại những gì ông chủ nói. Họ phải biết cách biểu đạt và diễn giải một số điều mà chủ doanh nghiệp không thể trực tiếp nói ra. Năng lực cao, sắp xếp công việc thỏa đáng: Cán bộ quản lý kinh doanh giỏi cần có năng lực làm việc cao, hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời, họ phải sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, xử lý công việc có đầu có cuối. Có rất nhiều nhà quản lý kinh doanh thời kỳ đầu làm rất tốt nhưng sau đó năng lực làm việc càng kém đi. Báo cáo kịp thời: Các nhà quản lý kinh doanh phải vừa giỏi kinh doanh, vừa giỏi quản lý; phải nắm bắt được diễn biến tình hình và kịp thời phản ánh, báo cáo cho chủ doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những điều chỉnh
  5. về phương hướng phát triển, sách lược, kế hoạch phát triển của công ty đồng thời ổn định tâm lý của nhân viên trong các trường hợp cần thiết. Theo Tamnhin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0