VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Số: 06 /2009/QĐ-UBND
lượt xem 3
download
QUYẾT ĐỊNH Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Căn cứ Thông tư Liên tịch số...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Số: 06 /2009/QĐ-UBND
- VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Số: 06 /2009/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
- 2 ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH HẢI DƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 06 /2009/QĐ-UBND Hải Dương, ngày 21 tháng 4 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, như sau: 1. Vị trí, chức năng a) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- 3 a) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; b) Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hằng năm, chương trình, đề án, dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; c) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về vệ sinh an toàn thực phẩm; d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý; triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh; đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các các quy định của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng; e) Giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế; g) Thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; h) Tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; i) Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến; tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; k) Thực hiện chế độ thống kê, thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động của Chi cục theo quy định hiện hành; l) Quản lý về biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; m) Quản lý tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Y tế giao theo quy định của pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức
- 4 a) Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng; b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: - Phòng Hành chính - Tổng hợp; - Thanh tra; - Phòng Đăng ký và chứng nhận sản phẩm; - Phòng Thông tin, truyền thông và quản lý ngộ độc thực phẩm. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Điều 2 tại Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Nội vụ; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm căn cứ quyết định thi hành./. Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH - Như điều 4; CHỦ TỊCH - Bộ Nội vụ (Vụ pháp chế, Vụ T.chức- B.chế); - Bộ Y tế (Vụ pháp chế, Cục ATVSTP); - Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo); (đã ký) - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; Phan Nhật Bình - Ban Tổ chức Tỉnh ủy; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - Các Chuyên viên Văn phòng; - Lưu: VT, N.chính (50B).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngôn ngữ pháp lý
12 p | 1448 | 495
-
So sánh 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
16 p | 2681 | 472
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT SỐ 02/2002/QH11 NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2002
18 p | 1126 | 208
-
Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật
15 p | 1266 | 203
-
Luật văn bản
37 p | 468 | 181
-
Bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
18 p | 251 | 38
-
Luật ban hành qui phạm pháp luật 2002
16 p | 204 | 38
-
Văn bản Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
32 p | 180 | 21
-
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.....
56 p | 128 | 15
-
Quyết định số 73/2008/QĐ-BLĐTBXH về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
2 p | 134 | 11
-
THÔNG TƯ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
5 p | 127 | 6
-
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT33/2013/NĐ-CPBan hành Hợp đồng mẫu của Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí
70 p | 65 | 6
-
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 22/2013/QĐ-UBND
6 p | 74 | 4
-
Quy trình Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam
9 p | 109 | 3
-
Thông tư số 09/2019/TT-BLĐTBXH: Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
13 p | 44 | 3
-
Tờ trình về dự thảo quyết định ban hành quy chế về kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn quận Tân Phú
6 p | 143 | 2
-
Thông tư 05/2019/TT-BVHTTDL: Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3 p | 42 | 2
-
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Số: 61/2011/NĐ-CP
14 p | 65 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn