intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng lý thuyết các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin trong dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp cận lý thuyết dạy học - hướng tiếp cận mới về cơ chế học tập của con người - mô tả các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin. Tác giả đã phân tích thực trạng giảng dạy tại trường Đại học Đồng Nai, chỉra những hạn chế về nội dung chương trình, phương pháp sư phạm và cách thức đánh giá, đồng thời đề xuất quy trình học tập chủ động cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng lý thuyết các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin trong dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Đồng Nai

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(45), THÁNG 3 – 2025 VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI APPLYING THE THEORY OF INFORMATION PROCESSING STAGES IN TEACHING EDUCATIONAL SCIENCE FOR PEDAGOGICAL STUDENTS AT DONG NAI UNIVERSITY NGUYỄN THỊ THU TRANG, trangntt.ncs@hcmute.edu.vn Trường Đại học Đồng Nai. THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 05/12/2024 Tiếp cận lý thuyết dạy học - hướng tiếp cận mới về cơ chế học tập Ngày nhận lại: 04/01/2025 của con người - mô tả các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin. Duyệt đăng: 18/03/2025 Tác giả đã phân tích thực trạng giảng dạy tại trường Đại học Đồng Mã số: TCKH-S01T03-2025-B10 Nai, chỉ ra những hạn chế về nội dung chương trình, phương pháp ISSN: 2354 - 0788 sư phạm và cách thức đánh giá, đồng thời đề xuất quy trình học tập chủ động cho sinh viên. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế hoạt động giảng dạy phù hợp với quá trình nhận thức của sinh viên nhóm ngành sư phạm, giúp sinh viên phát triển năng lực chuyên môn, tư duy phản biện và khả năng tự học. Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp vào đổi mới phương pháp dạy học mà còn khẳng định tính phù hợp của lý thuyết dạy học với sự phát triển tâm lý cá nhân và môi trường giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số. Việc vận dụng lý thuyết này hứa hẹn cải thiện và nâng cao chất lượng trong dạy học môn Giáo dục học đáp ứng nhu cầu và động lực học tập của sinh viên sư phạm hiện nay. Từ khóa: ABSTRACT Lý thuyết dạy học, Lý thuyết các Approaching teaching theories-a new perspective on human learning giai đoạn của quá trình xử lý mechanisms-describes the stages of information processing. The author thông tin, môn Giáo dục học, sinh analyzed the teaching situation at Dong Nai University, identifying viên sư phạm, Trường Đại học limitations in curriculum content, pedagogical methodologies, and Đồng Nai. assessment approaches. A process of fostering active learning among Keywords: students was proposed. The article emphasizes the importance of Teaching theories, stages of designing teaching activities that align with the cognitive processes of information processing theory, students in pedagogical fields, aiming to develop their professional Educational Science, pedagogy competencies, critical thinking, and self-learning abilities. The findings students, Dong Nai University. contribute to innovations in teaching methodologies and affirm the relevance of teaching theories to individual psychological development and educational environments in the digital transformation era. The application of this theory promises to improve and enhance the quality of teaching Educational Science, meeting the needs and learning motivations of today's pedagogy students. 1. Mở đầu phạm là mục tiêu chiến lược, đồng thời là thách Các trường đại học ở Việt Nam đang thực thức lớn, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ nội hiện đổi mới đào tạo nhân lực ngành sư phạm theo dung chương trình, phương pháp giảng dạy đến chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông cách tiếp cận giảng dạy. Trong đó, môn Giáo dục hiện nay, đặc biệt là Chương trình GDPT 2018. học giữ vai trò nền tảng nhằm hình thành, phát Trong đó, các cơ sở đào tạo giáo dục đại học triển năng lực cơ bản và cần thiết, kỹ năng nghề đóng vai trò then chốt trong việc đào tạo và bồi nghiệp, nhân cách nhà giáo cho sinh viên sư dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới. phạm. Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo Việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư dục học theo tiếp cận lý thuyết dạy học là cần 89
  2. NGUYỄN THỊ THU TRANG thiết, đòi hỏi nghiên cứu toàn diện và hệ thống Động lực học tập đóng vai trò quyết định từ lý luận đến thực tiễn. Mặc dù có nhiều công trong việc hình thành hứng thú quá trình trong học trình nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng ít hoặc tập của sinh viên (Deci và Ryan,1985). Tuy nhiên, gần như không có nghiên cứu nào tập trung vào nghiên cứu thực tế trên 3 lớp DHSPTHA, lý thuyết dạy học, đặc biệt là mô hình xử lý DHSPTHB và DHSPTHC tác giả đang giảng tại thông tin, để xây dụng các phương pháp giảng trường Đại học Đồng Nai cho thấy sinh viên dạy phù hợp với quá trình nhận thức của sinh thường chỉ tập trung vào việc thi cử mà ít chú trọng viên. Nghiên cứu này đưa ra cơ sở lý luận cần đến việc hiểu sâu nội dung môn học hoặc phát triển thiết và phân tích thực trạng giảng dạy môn Giáo kỹ năng nghề nghiệp. Điều này dẫn đến hiệu quả dục học tại một trường đại học và từ đó đề xuất học tập thấp và thiếu đầu tư nghiêm túc vào việc tiếp cận lý thuyết các giai đoạn của quá trình xử tích lũy kiến thức thực tiễn. Đồng thời công tác lý thông tin trong giảng dạy môn Giáo dục học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDH của cho sinh viên nhóm ngành sư phạm ở trường Đại sinh viên vẫn còn nặng nề về điểm số, giảng viên học Đồng Nai. Nghiên cứu này tập trung vào thường tổ chức cho sinh viên làm bài tự luận hay lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết các giai đoạn của trắc nghiệm vào kiểm tra giữa kỳ và thi cuối khóa, quá trình xử lý thông tin - một chủ đề chưa được phương pháp đánh giá tập trung vào phần kiến nghiên cứu nhiều, sẽ giúp giảng viên đại học ở thức lý thuyết hơn cách thực hiện con đường học các nơi khác đưa ra các quyết định sáng suốt hơn tập của sinh viên, dẫn đến kết quả sinh viên chỉ cần vào việc áp dụng và triển khai phương pháp này. nhớ thuộc xong và ghi chép lại. Sinh viên Nguyễn 2. Nội dung X. A đề xuất: GV cho lớp học hoạt động thực hành 2.1. Thực trạng dạy học môn Giáo dục học cho nhiều hơn và sinh viên Chu T. M cũng cho rằng: sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai chưa được thực hành nhiều. Bảng 1. Thực trạng về nhận thức của sinh viên trong quá trình tham gia lớp học giáo dục học Nội dung Hoàn toàn Đồng ý (4) Không ý Không Hoàn toàn đồng ý (5) kiến (3) đồng ý (2) không đồng ý (1) SV học tập chủ yếu để đạt điểm 18 36 16 0 0 cao trong các kỳ thi hơn là để hiểu sâu nội dung môn học 25.71% 51.42% 22.85% 0% 0% Các bài kiểm tra và đánh giá 14 38 17 0 0 chủ yếu yêu cầu ghi nhớ nội dung thay vì áp dụng kiến 20% 54.28% 24.28% 0% 0% thức vào thực tiễn Nội dung môn học hiện tại 8 46 14 2 0 chưa thực sự liên kết với nhu cầu nghề nghiệp tương lai của 11.42% 65.71% 20.0% 2.85% 0% bản thân SV thường dành nhiều thời 4 39 23 4 0 gian ghi nhớ kiến thức lý thuyết hơn là rèn luyện kỹ năng thực 5.71% 55.71% 2.85% 5.71% 0% hành liên quan đến nghề (Nguồn tác giả tổng hợp Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực học, Nguyễn T.D cho rằng: GDH thường chứa đến tổ chức dạy học môn GDH cho sinh viên trong nhiều lý thuyết trừu tượng, dễ gây cảm giác nặng đó có yếu tố khách quan. Chương trình môn Giáo nề và khó nhớ cho sinh viên. Việc xác định những dục học dành cho đào tạo sư phạm nói chung của tồn tại của thực trạng dạy học ở các trường đại học trường đại học chưa thường xuyên cập nhật. Nhìn có đào tạo sư phạm rất quan trọng vì đó là cơ sở để theo góc độ chuyên môn thì chương trình môn cụ thể hóa việc làm thiết thực là đề xuất quy trình Giáo dục học chưa phải là một chương trình tích dạy học theo chủ đề môn Giáo dục học nhằm cải hợp như đã có, thậm chí sinh viên Nguyễn T. T. T thiện cách làm cũ và nâng cao hiệu quả của quy cho rằng: khó khăn trong việc hiểu về giáo dục trình dạy học mới cho SV ở trường đại học. 90
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(45), THÁNG 3 – 2025 Bảng 2. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức dạy học môn Giáo dục học Nội dung Hoàn toàn Đồng ý Không ý Không Hoàn toàn đồng ý (5) (4) kiến (3) đồng ý (2) không đồng ý (1) Chương trình môn giáo dục học 39 23 8 0 0 có nội dung trừu tượng, thiếu tính tích hợp và xa rời thực tế dạy học 55.71% 32.85% 11.42% 0% 0% Kiến thức môn Giáo dục học chưa 12 44 14 0 0 cập nhật, gây khó khăn trong việc gắn kết với thực tế 17.14% 62.85% 20% 0% 0% Phân phối giờ dạy theo lý thuyết 9 38 23 0 0 và học trên lớp, không có bài tập dẫn thực hành DH cho SV, không 12.85% 54.28% 32.85% 0% 0% có thời gian dành cho việc vận dụng kiến thức (Nguồn tác giả tổng hợp) Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận giảng án, PPDH giải quyết vấn đề, PPDH vi mô vào viên chưa thật sự quan tâm đến vận dụng những dạy học còn hạn chế. quan điểm dạy học mới vào giảng dạy, điển hình Do việc duy trì sử dụng PPDH truyền việc sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) thống, với thực trạng khó khăn hiện tại là chưa có ưu thế như PPDH bằng tình huống, PPDH dự đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Bảng 3. Nhận định của SV về việc sử dụng PPDH môn Giáo dục học của GV Hoàn toàn Đồng ý (4) Không ý Không Hoàn toàn Nội dung đồng ý (5) kiến (3) đồng ý không đồng (2) ý (1) 1. Phương pháp thuyết trình thân 0 23 116 0 0 mật (có đặt câu hỏi, thảo luận) 0% 16.5% 83.5% 0% 0% 2. Phương pháp thảo luận 0 0 15 118 6 nhóm 0% 0% 10.8% 84.9% 4.3% 3. Phương pháp dạy học thực 0 32 107 0 0 hành 0% 23% 77% 0% 0% 4. Phương pháp dạy học vi 0 0 13 0 126 mô 0% 0% 9.3% 0% 90.7% 5. Phương pháp dạy học theo 0 0 11 0 128 dự án 0% 0% 7.9% 0% 92.1% 6. Phương pháp dạy học theo 0 0 22 112 5 tình huống 0% 0% 15.8% 80.6% 3.6% (Nguồn tác giả tổng hợp) 2.2. Giới thiệu lý thuyết các giai đoạn của quá Lutz & Huitt, W. (2003) và Monetti, D., Hummel, trình xử lý thông tin J., (2006). Theo mô hình này, thông tin được xử lý Cách tiếp cận lý thuyết các giai đoạn của quá qua các giai đoạn: tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và tái trình xử lý thông tin (The Information Processing hiện thông tin để sử dụng; được thực hiện lần lượt Approach to Cognition) của Atkinson và Shriffrin ở các vùng trí nhớ cảm giác (Sensory memory), trí (1968), một hướng tiếp cận về cơ chế học tập của nhớ ngắn hạn hay trí nhớ làm việc (Short-term con người đang được đào sâu nghiên cứu và ngày memory hay Working memory) và trí nhớ dài hạn càng được chấp nhận rộng rãi. Được phát triển bởi (Long-term memory) với các hoạt động chính các nhà khoa học như James H. Johnson (1974), được mô tả như trong sơ đồ 1. 91
  4. NGUYỄN THỊ THU TRANG Sơ đồ 1: Mô hình các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin của Atkinson và Shriffrin (1968) (Nguồn tác giả tổng hợp) Chú thích:(1) Thu nhận thông tin từ môi Trí nhớ dài hạn (Long-term memory) là trường vào trí nhớ cảm giác; (2) Chuyển thông kho lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian tin từ trí nhớ cảm giác sang trí nhớ làm việc; (3) dài, là nơi lưu trữ thông tin lâu dài, không giới Xử lý thông tin tại trí nhớ làm việc; (4) Chuyển hạn dung lượng. Quá trình mã hóa và tổ chức thông tin từ trí nhớ làm việc sang trí nhớ dài hạn thông tin quyết định hiệu quả lưu trữ và khả năng để lưu trữ; (5) Chuyển thông tin từ trí nhớ dài tái hiện. Thông tin có ý nghĩa hơn khi được liên hạn về trí nhớ làm việc (tái hiện). kết chặt chẽ với kiến thức cũ. Để hỗ trợ lưu trữ Trí nhớ cảm giác (Sensory memory) hay còn và tái hiện, giáo viên nên sử dụng các biện pháp được gọi là vùng cảm giác hoặc vùng nhớ tạm như đặt vấn đề, xây dựng sơ đồ tư duy, hoặc thực (Sensory register), nhận thông tin qua các giác hành lặp lại. quan, chuyển năng lượng môi trường thành xung 2.3. Thiết kế vận dụng lý thuyết các giai đoạn thần kinh mà não hiểu được. Trí nhớ này tồn tại rất của quá trình xử lý thông tin trong dạy học ngắn (dưới 0,5 giây với thị giác, 3 giây với thính môn Giáo dục học cho sinh viên sư phạm giác) và chỉ thông tin nổi bật mới được chuyển đến trường Đại học Đồng Nai trí nhớ làm việc (Lutz, S., & Huitt, W., 2003). Trên đây là những phân tích về đặc điểm của các Trí nhớ ngắn hạn (Short-term memory) giai đoạn xử lý thông tin trong quá trình nhận thức của hay còn được gọi là trí nhớ làm việc (Working con người nói chung và của sinh viên (SV) nói riêng. memory), giữ thông tin trong thời gian ngắn (15- Có thể tóm tắt các giai đoạn của quá trình nhận thức 20 giây) để xử lý (Lutz, S., & Huitt, W., 2003). theo lý thuyết thông tin, điểm cần lưu ý trong mỗi giai Tại đây, con người tạo liên kết giữa thông tin đoạn, các hoạt động mà SV có thể chủ động thực hiện mới và cũ, mã hóa để lưu trữ hoặc tạo ra phản để tăng cường hiệu quả cho quá trình nhận thức, quá hồi. Các chiến lược như nhẩm lại, giới hạn thông trình học tập (QTHT) của bản thân cũng như các hoạt tin cần xử lý và kết nối thông tin mới với kiến động hướng dẫn của GV nhằm hỗ trợ cho QTHT của thức cũ giúp tối ưu hóa trí nhớ làm việc. HS trong bảng 4. Bảng 4. Các giai đoạn của quá trình nhận thức theo lý thuyết thông tin và ứng dụng trong dạy học Các giai đoạn Điều kiện thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của SV - Đặt vấn đề theo kiểu Tiếp nhận thông tin: bắc cầu từ các thông tin thông tin được - Tính mới lạ của thông đã học hoặc đưa ra Chủ động huy động các kiến chuyển từ môi trường tin (gây tò mò) những mâu thuẫn gây thức có liên quan đến chủ đề qua vùng cảm giác - Tính quen thuộc của sự tò mò cho SV sắp học, làm tăng tính "quen vào vùng trí nhớ thông tin (dễ tiếp nhận) - Yêu cầu SV huy thuộc" của kiến thức mới, tạo làm việc động các kiến thức có thuận lợi cho việc tiếp thu kiến liên quan đến chủ đề thức mới sắp học trước khi thực sự học chủ đề đó 92
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(45), THÁNG 3 – 2025 Các giai đoạn Điều kiện thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của SV - Chia nội dung cần Chủ động "xử lý" hay chiếm học thành các phần nhỏ lĩnh kiến thức mới: tập trung Xử lý thông tin: Hình - Số lượng có hạn các để SV có thể tiếp cận vào các phần kiến thức quan thành liên kết giữa phần tử được xử lý và xử lý hiệu quả từng trọng, chủ động tìm mối quan các phần của thông trong cùng một thời phần hệ giữa các phần khác nhau của tin, giữa thông tin điểm - Hỗ trợ cho quá trình kiến thức mới hoặc giữa kiến mới và thông tin đã - Thời gian lưu giữ "xử lý" hay chiếm lĩnh thức mới và kiến thức cũ, xác có, chuyển thông tin thông tin ngắn kiến thức mới của SV định hình thức phù hợp để thể sang dạng sẵn sàng bằng hệ thống câu hỏi, hiện các mối quan hệ đó nhằm lưu trữ bài tập phù hợp chuyển kiến thức sang dạng sẵn sàng lưu trữ - Chủ động đưa kiến thức mới vào hệ thống kiến thức đã có Lưu trữ và sử dụng - Số lượng liên kết - Yêu cầu SV hệ thống (tìm kiếm thêm các mối quan thông tin: Tổ chức, được tạo thành giữa hóa kiến thức sau khi hệ giữa kiến thức mới và hệ sắp xếp thông tin vào thông tin mới và hệ học xong mỗi chủ đề, thống kiến thức đã có, làm tăng hệ thống thông tin đã thống thông tin đã có mỗi bài, mỗi chương... tính có nghĩa của kiến thức có; tái hiện thông tin (tính có nghĩa của - Tạo điều kiện cho SV mới), tái cấu trúc hệ thống kiến để sử dụng ở những thông tin) vận dụng kiến thức vừa thức (hệ thống hóa kiến thức) lần sau - Độ mạnh/yếu của học vào các tình huống - Chủ động vận dụng kiến thức liên kết giữa các thông khác nhau vào các tình huống khác nhau tin (củng cố liên kết giữa các phần kiến thức, tăng cường hiệu quả của việc tái hiện kiến thức để sử dụng ở những lần sau) (Nguồn tác giả tổng hợp) Như vậy, để quá trình nhận thức nói chung, lớp của GV khi tổ chức SV chiếm lĩnh kiến thức QTHT nói riêng diễn ra một cách hiệu quả thì SV Bài: Tính quy luật và nguyên tắc dạy học (phần không những phải xác định được vai trò chủ động Lý luận dạy học). của mình trong quá trình đó, mà còn phải có hiểu Có thể thấy, với tiến trình các hoạt động biết về quá trình nhận thức, QTHT của bản thân để hướng dẫn như vậy, QTHT của SV được diễn ra chủ động thực hiện các hoạt động nhằm làm cho một cách thuận lợi, phù hợp với các bước trong QTHT có thể diễn ra một cách thuận lợi, từ đó thu quy trình học chủ động. Khi học tập như thế này, được kết quả cao. Bên cạnh đó, GV cũng phải cần không những SV lĩnh hội được kiến thức bài học phải có hiểu biết về QTHT của HS để có thể thiết một cách sâu sắc, mà còn được rèn luyện thói kế các hoạt động hướng dẫn sao cho phù hợp với quen cũng như các kĩ năng học tập một cách hiệu quá trình nhận thức của SV, nhằm giúp cho quả. Nói cách khác, SV vừa học được kiến thức, SVchiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả. vừa học được cách tiếp cận và chiếm lĩnh kiến Ví dụ: Tiến trình các hoạt động hướng dẫn trên thức (bảng 5). Bảng 5. Các hoạt động hướng dẫn trên lớp của GV khi tổ chức cho SV chiếm lĩnh kiến thức Các hoạt động Điều kiện thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của SV Ớ bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, Hoạt động 1: Đặt câu hỏi ấn tượng (gây tò cấu trúc, động lực và logic của - Nghe và nắm bắt Đặt vấn đề - mò) về kiến thức mới sẽ được QTDH. Trong bài học này, nội dung chủ đề sẽ Giới thiệu chủ học chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu học đề cần học kĩ hơn về Tính quy luật và nguyên tắc của QTDH, đó là - Liên kết chủ đề các quy định đối với quá trình mới với những kiến dạy học và hệ thống các thức đã học nguyên tắc dạy học làm cơ sở cho quá trình dạy học 93
  6. NGUYỄN THỊ THU TRANG Các hoạt động Điều kiện thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của SV a. Huy động kiến thức có liên quan - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một 1 tờ giấy A3 màu trắng và 4 tờ A4 màu khác (mỗi nhóm một màu khác nhau: hồng, vàng, xanh - SV thảo luận Hoạt động 2: Các câu hỏi và tranh ảnh về dạy lam, cam nhạt…) và một bút dạ nhóm, viết lên giấy Huy động kiến học hiệu quả và nguyên nhân - GV sử dụng kĩ thuật “động A3 những thông tin thức có liên của việc dạy học hiệu quả mà não”, viết lên giữa bảng chủ đề liên quan đến chủ quan và xác các em đã được học hoặc các lớn của bài: “Tính quy luật và đề. định các vấn đề thông tin trên đài, báo, tivi... nguyên tắc dạy học” và yêu cầu chính cần học SV thực hiện hoạt động trong - Tích cực tham gia trong bài vòng 90 giây: hãy nhớ lại kiến hoạt động động não, thức về quá trình dạy học mà xác định và phân các em đã được học hoặc các nhóm kiến thức cần thông tin trên đài, báo, tivi... học theo hướng dẫn liên quan đến chủ đề trên, viết của GV. vào tờ A3 màu trắng tất cả các thông tin mà em nhớ được về QTDH b. Xác định các vấn đề chính cần học trong bài “Tính quy luật và nguyên tắc dạy học” - Bằng kĩ thuật động não, GV và SV cùng tiến hành sắp xếp lại, chỉnh sửa các thông tin sai, nhóm các thông tin thành các vấn đề chính cần nghiên cứu Các dạng bài tập như sau: - GV yêu cầu SV bốc thăm để 1. Tại sao nói GV cần phải quán chọn một trong số chủ đề (1), triệt từng NTDH, mặt khác phải (2) và (3), sau đó nghiên cứu tuân thủ toàn bộ hệ thống tài liệu, giáo trình, thảo luận NTDH? nhóm, mỗi nhóm phát triển chủ Hoạt động 3: 2. Phân tích nội dung, cách thức đề mà mình bốc được vào giấy - HS tư duy, nghiên Hỗ trợ SV thực hiện NTDH đảm bảo sự A3 cứu tài liệu, thảo chiếm lĩnh kiến thống nhất giữa dạy lý thuyết và - Sau đó, GV mời đại diện các luận nhóm, phát thức mới bằng dạy thực hành trong QTDH? nhóm dán nhánh sơ đồ tư duy triển chủ đề hệ thống câu Lấy ví dụ minh họa của nhóm mình lên bảng và hỏi, bài tập 3. Qua các giờ giảng của GV thuyết trình về chủ đề của - Đại diện HS của trên lớp anh/chị hãy thống kê nhóm các nhóm lên thuyết những điểm mạnh và điểm yếu trình về nhánh sơ đồ của GV về thực hiện NTDH. Từ - GV có vai trò cố vấn, nhận xét tư duy mà nhóm đã đó rút ra kết luận sư phạm cho thành quả của các nhóm lập bản thân? Tình huống: Mở đầu các bài dạy vật lý, thầy Hòa thường đưa Trong trường hợp ra những tình huống, những câu này để trả lời câu hỏi khó và yêu cầu học sinh hỏi này, đòi hỏi SV Hoạt động 4: thảo luận để trả lời. Thầy cho Để tổ chức cho SV lĩnh hội nội phải sử dụng những Củng cố và vận rằng làm như thế thì HS mới tìm dung “Tính quy luật và nguyên hiểu biết của mình dụng kiến thức tòi suy nghĩ, mới có thể giải tắc dạy học” GV có thể thiết kế về NTDH để lập quyết vấn đề trong học tập các tình huống dạy học luận cho quan điểm Trong cuộc họp bộ môn, cô của mình và đánh Phương cho rằng thầy Hòa làm giá cho tình huống như thế là vi phạm nguyên tắc trên một cách đúng dạy học đảm bảo tính vừa sức, đắn nhất gây khó khăn cho học sinh 94
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(45), THÁNG 3 – 2025 Các hoạt động Điều kiện thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của SV Theo anh/chị tình huống tranh luận này nên giải quyết như thế nào? Cách dạy như trên của thầy Hòa đúng hay sai? Tại sao? GV yêu cầu SV làm bài tập (có Kiến thức trọng tâm về bài học: thể tiến hành trên lớp hoặc về - Tính quy luật nhà): Lập sơ đồ tư duy hệ thống - Hệ thống các nguyên tắc dạy hoá kiến thức của toàn bộ bài: SV hoàn thành sơ Hoạt động 5: học Tính quy luật và nguyên tắc dạy đồ tư duy theo nhóm Hệ thống hóa Bài tập tái hiện thông tin; Bài học. Ngoài hình thức sơ đồ tư hoặc cá nhân, đề kiến thức tập hiểu thông tin; Bài tập giải duy, còn có thể hệ thống hoá nội xuất các hình thức thích thông tin; Bài tập đánh giá dung kiến thức bài này bằng khác, giải thích sự thông tin; Bài tập vận dụng hình thức nào khác? Tại sao? lựa chọn của mình thông tin Nêu ưu, nhược điểm của mỗi loại hình thức đó (Nguồn tác giả tổng hợp) 3. Kết luận chế trong phương pháp giảng dạy, nội dung Nghiên cứu này khẳng định tiềm năng của chương trình và hệ thống đánh giá hiện tại, đồng việc vận dụng lý thuyết các giai đoạn của quá thời đề xuất các hướng đổi mới. Việc áp dụng lý trình xử lý thông tin trong việc cải thiện phương thuyết các giai đoạn dạy học không chỉ giúp thiết pháp giảng dạy môn Giáo dục học tại trường đại kế bài giảng khoa học mà còn đẩy mạnh sử dụng học. Nghiên cứu đã phân tích và làm sáng tỏ vai công nghệ, tạo điều kiện để sinh viên phát triển trò của lý thuyết của mô hình xử lý thông tin các kỹ năng học tập tự chủ và tư duy phản biện. trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Việc áp dụng phương pháp này cần tiếp tục Giáo dục học cho sinh viên nhóm ngành sư nghiên cứu và tối ưu hóa để đạt hiệu quả tốt nhất phạm tại trường Đại học Đồng Nai. Qua việc trong những ngữ cảnh dạy học khác nhau. đánh giá thực trạng, bài viết chỉ ra những hạn TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương, T. K. O. (2011). Lý luận giáo dục hiện đại. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Huỳnh, V. S. (2012). Tâm lý học giáo dục đại học. NXB ĐH Sư phạm. Lê, T. H. L. (2022). Ứng dụng mô hình “chấp nhận công nghệ” nghiên cứu ý định hành vi học trực tuyến của sinh viên trường đại học Đồng Nai trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tạp chí Giáo dục, 22(3), 36-41. Lê, T. T., Phạm, A. G., & Nguyễn, T. T. (2021). Vận dụng lí thuyết giáo dục toán thực (Realistic Mathematics Education) trong dạy học: Một số thách thức, nguyên tắc và khuyến nghị. Tạp chí Giáo dục, 37-43. Nguyễn, C. T., Nguyễn, K., Lê, K. B., & Vũ, V. T. (2001). Học và dạy cách học. NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn, T. K. L. (2022). Vận dụng thang đo nhận thức của Bloom để thiết kế hệ thống câu hỏi trong giảng dạy học phần giáo dục học ở trường đại học sư phạm. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 24(2), 53-64. Nguyễn, T. P. H. (2004). Một phương hướng cải tiến nâng cao chất lượng dạy học bộ môn giáo dục học. VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 20(4). Nguyễn, T. T. H. (2011). Mô hình tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đại học sư phạm có sự hỗ trợ của hệ thống E-learning. Tạp chí Giáo dục, 268(2), 20-22. Nguyễn, T. T. (2022). Dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học (Luận án Tiến sĩ). Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trần, B. H. (2007). Hoạt động học theo cách tiếp cận của lý thuyết thông tin. Trong Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa (tr. 123-150). NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trần, K. N. (2023). Ứng dụng các lý thuyết học tập và mô hình các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin trong dạy học. Đại học Sư phạm Hà Nội. Trần, T. T. O., & Nguyễn, T. K. L. (2021). Thiết kế bài dạy trên lớp theo định hướng phát triển năng lực người học trong giảng dạy tâm lý học và giáo dục học tại trường đại học. Tạp chí Giáo dục, 17(3), 45-56. Fani, T., & Ghaemi, F. (2011). Implication of Vygotsky's Zone of Proximal Development (ZPD) in Teacher Education: ZPTD and Self-scaffolding. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 29, 1549-1554. Feldman, D. H., & Fowler, R. C. (1997). The nature(s) of developmental change: Piaget, Vygotsky, 95
  8. NGUYỄN THỊ THU TRANG and the transition process. New Ideas in Psychology, 15(3), 195-210. Gauvain, M. (2008). Vygotsky’s Sociocultural Theory. Encyclopedia of Infant and Early Childhood Development, 404-413. Huitt, W. (2003). The information processing approach to cognition. Educational Psychology Interactive. Valdosta, GA: Valdosta State University. Lutz, S., & Huitt, W. (2003). Information processing and memory: Theory and applications. Educational Psychology Interactive. Valdosta, GA: Valdosta State University. Mansur, H. (2022). Development of Inclusive Education Learning Design in the Era of Society 5.0. Soc. Sci., 12, 35. https://doi.org/10.3390/socsci12010035 Monetti, D., Hummel, J., & Huitt, W. (2006). Educational psychology principles that contribute to effective teaching and learning. International Journal of Arts & Sciences, 1, 22-25. Meier, B., & Nguyễn, V. C. (2008). Lí luận dạy học hiện đại: Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học. Đại học Potsdam, CHLB Đức, 30-37. Johnson, J. H. (1974). Memory and personality: An information processing approach. Journal of Research in Personality, 8(1), 1-32. 96
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0