intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

124
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc đổi mới công tác dạy và học năm học 2006 – 2007 bậc tiểu học, chúng tôi đã được cán bộ chuyên môn phòng giáo dục định hướng từ rất sớm. Các khối trưởng lần lượt được triệu tập từ tháng 8/2006. Việc đó đã giúp tôi cũng như những khối trưởng khác hiểu ngay trách nhiệm của mình đối với khối, đối với học sinh. Rất hoan nghênh cách làm việc cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục quận Tân Phú đã hiểu được khó khăn của chúng tôi là những người trực tiếp thực hiện các chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH

  1. VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH I. MỞ ĐẦU:  Việc đổi mới công tác dạy và học năm học 2006 – 2007 bậc tiểu học, chúng tôi đã được cán bộ chuyên môn phòng giáo dục định hướng từ rất sớm. Các khối trưởng lần lượt được triệu tập từ tháng 8/2006. Việc đó đã giúp tôi cũng như những khối trưởng khác hiểu ngay trách nhiệm của mình đối với khối, đối với học sinh. Rất hoan nghênh cách làm việc cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục quận Tân Phú đã hiểu được khó khăn của chúng tôi là những người trực tiếp thực hiện các chỉ đạo. Chúng tôi rất muốn được triển khai cặn kẽ, trực tiếp và được chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.  Việc khoán nội dung chương trình cho chúng tôi là phù hợp. Vì với số tiết học mà BGH dự giờ, góp ý, đánh giá chúng tôi trong một năm học là khoảng 10/875 tiết theo phân phối chương trình, chỉ chiếm gần 1/90 tổng số tiết. Số tiết còn lại hoàn toàn do chúng tôi chủ động thực hiện. II. TRIỂN KHAI VIỆC KHOÁN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN TỔ KHỐI:  Khi đã nắm bắt quan điểm đổi mới trong công tác dạy và học năm học 2006 – 2007 tôi đã trăn trở rất nhiều, suy nghĩ làm thế nào để truyền đạt đến đồng nghiệp một cách nhanh nhất, rõ ràng nhất, tôi chú trọng trong việc làm rõ các vấn đề sau: 1. Đổi mới trong soạn giảng:  Tránh hình thức rườm rà, tránh soạn giảng theo hướng đồng loạt, rập khuôn. Trong kế hoạch cần phải thể hiện rõ sự phân hoá đối tượng.
  2.  Cần phải cụ thể các vấn đề trên bằng việc tổ chức thảo luận trong tổ khối.  Ví dụ: Thế nào là đồng loạt, rập khuôn? Thế nào là phân hoá đối tượng? Lúc nào thì cần đồng loạt? Lấy ví dụ trong một số bài dạy để cùng nhau nắm rõ quan điểm chỉ đạo.  Đây là vấn đề cốt lõi của nội dung đổi mới. Những đổi mới này đã tạo sự chuyển biến trong việc thực hiện chủ trương “Dạy thật – Học thật” của ngành.  Ví dụ: Bài soạn không rườm rà nhưng để dạy đúng kiến thức bằng phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng, đòi hỏi người thầy phải có sự đầu tư, nghiên cứu sâu nội dung chương trình, nội dung bài giảng (trước đây đa số giáo viên thường sử dụng chung giáo án soạn sẵn, dẫn đến việc chuẩn bị bài của giáo viên không thường xuyên nên việc nắm kiến thức không sâu. Vì vậy, để dạy đúng kiến thức đã khó, việc đổi mới phương pháp càng khó hơn).  Khi triển khai trong khối, tôi nhận được sự phản hồi trực tiếp từ đồng nghiệp của mình. Họ rất quan tâm đến hình thức soạn giảng, cách đánh giá giáo viên…  Để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch tuần, lập kế hoạch bài học, trước khi năm học mới bắt đầu, công việc đầu tiên của khối tôi là dựa vào mục lục SGK để liệt kê chương trình các phân môn đến cuối HKI, điều này giúp chúng tôi có thể nắm được chương trình một cách khái quát ở giai đoạn HKI (vì thời điểm đầu năm học chưa có phân phối chương trình), đồng thời dùng bảng này để tự kiểm tra vì cùng một lúc phải nắm bắt cái mới của chương trình sách giáo khoa và sự đổi mới trong công tác dạy và học.  Để đảm bảo những yêu cầu trong soạn giảng, chúng tôi thảo luận những vấn đề cần lưu ý trong việc thực hiện khoán nội dung chương trình .  Ví dụ: Đảm bảo tính hệ thống của nội dung chương trình, tính hệ thống của bài học, phải biết tự kiểm tra kế hoạch của mình đã đi đến đâu trong việc thực hiện mục tiêu chương trình.
  3.  Chúng tôi kiểm tra bằng cách tích vào bảng chương trình đã liệt kê riêng đối với những bài đã dạy nhằm tránh việc quá sa đà vào một phân môn nào đó. 2. Đổi mới trong tổ chức họp khối:  Số lần họp, thời điểm họp phụ thuộc vào nhu cầu của từng khối. Khối trưởng phải là người nắm bắt nhu cầu đó từ các thành viên trong khối để chuyển thành nội dung sinh hoạt khối. Ở mức độ cao hơn là khối trưởng phải biết dự đoán được những khó khăn trong việc thực hiện chương trình để xây dựng thành chuyên đề trong họp khối. Nhu cầu trao đổi những vấn đề trong buổi họp chuyên môn xuất phát từ tình hình thực tế của khối.  Ví dụ: Khối có giáo sinh, giáo viên mới chuyển khối thì nhu cầu trao đổi về chuyên môn chắc chắn sẽ khác so với khối không có thay đổi về nhân sự. III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC GIAI ĐOẠN HKI, NĂM HỌC 2006 – 2007:  Sau một học kỳ thực hiện dạy và học theo hướng đổi mới, tôi đã tiến hành lấy ý kiến tại đơn vị trường Âu Cơ và các trường bạn: Võ Thị Sáu, Huỳnh Văn Chính, Duy Tân, Phan Chu Trinh, Đoàn Thị Điểm, Tân Quý, Tô Vĩnh Diện (thông qua khối trưởng) tôi và đồng nghiệp đã có những đánh giá sau: 1. Thuận lợi: a. Giáo viên:  Được liên thông chủ đề giữa các phân môn, tạo ra hiệu quả giáo dục cao.  Ví du: Có thể tổ chức các hoạt động sau trong cùng một buổi học:  Phòng tránh tai nạn giao thông (Khoa học – tuần 10) với Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông (Mĩ thuật – tuần 7).
  4.  Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (kể chuyện - tuần 4) với: Ê -mi - li - con (Tập đọc – tuần 5) cùng với: Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Âm nhạc – tuần 5).  Giải quyết vấn đề thời lượng của tiết dạy mà lâu nay đã gây ra nhiều tranh cãi: thừa hoặc thiếu thời gian trong một số bài dạy.  Ví dụ:  Bàn lại vấn đề mà thạc sĩ Hoàng Thị Tuyết – khoa giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã lí giải: “Những bài văn… dễ sợ” có nguyên nhân từ bậc tiểu học? Xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn nhận từ góc độ của người trực tiếp giảng dạy tôi quan tâm đến vấn đề thời lượng của một tiết dạy mà tác giả phân tích: do thời lượng dành cho việc đọc hiểu của một tiết tập đọc quá ít, giáo viên luôn đứng trước áp lực phải hoàn thành bài giảng trong 40 phút, đã dẫn đến tình trạng khả năng đọc hiểu của học sinh rất hạn chế và tất nhiên là không thể học tốt ở phân môn TLV.  Để khắc phục, tùy theo tình hình lớp mà giáo viên có thể chủ động điều chỉnh thời lượng ở bước luyện đọc thành tiếng và bước đọc hiểu. Hoặc có thể chia bước đọc thành tiếng và bước đọc hiểu thành 2 hoạt động, nhằm tăng thời lượng cho bước đọc hiểu đồng thời tránh sự mệt mỏi cho học sinh.  Lựa chọn hoặc đề ra mục tiêu phù hợp với trình độ học sinh của mình.  Ví dụ: Giáo viên có thể tự đề ra mục tiêu như:  Tiếp tục củng cố, rèn kỹ năng giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ. (Khi học sinh chưa nắm vững cách giải, giáo viên có thể soạn bài tập cho học sinh luyện tập thêm một vài tiết).  Giáo án không rườm rà, nhưng phải có sự đầu tư thì mới thực hiện được mục tiêu đề ra theo quan điểm đổi mới.  Ví dụ: Những điều phải thể hiện trong bài soạn:
  5.  Loại câu hỏi, bài tập đưa ra dành cho nhóm đối tượng nào?  Nội dung bài học được chuyển tải bằng hình thức tổ chức nào? Sử dụng phương tiện dạy học nào?  Phần tham khảo từ SGV chỉ cần ghi rõ số trang.  Nội dung nào được đưa thêm vào bài giảng.  Những lưu ý chung và có rút kinh nghiệm sau đó.  Từ thực tế công tác và sự chia sẻ của đồng nghiệp tôi nhận thấy:  Giáo viên chăm chút hơn, hứng thú hơn với kế hoạch do mình đề ra.  Chủ động, sáng tạo trong việc truyền đạt kiến thức, giáo dục học sinh bằng những phương pháp phù hợp nhất.  Việc xác định chuẩn kiến thức cần đạt của từng giai đoạn cũng dễ dàng nhờ dựa vào bảng liệt kê mục tiêu chung của từng phân môn do chuyên môn PGD cung cấp. Hiện nay chúng tôi được cung cấp thêm tài liệu của bộ “Chương trình giáo dục phổ thông”. b. Học sinh:  Được học tập phù hợp với trình độ, được phát huy năng lực. Các em thoải mái, hứng thú, tích cực hơn trong học tập. 2. Những khó khăn khi thực hiện: Giáo viên:  Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới vì cách làm cũ đã ăn sâu nên muốn níu kéo cái cũ. Vì vậy, ở họ việc đổi mới diễn ra khó khăn.
  6.  Một số giáo viên khối 5, giáo viên chuyển khối còn lúng túng do chưa nắm rõ nội dung chương trình.  Bên cạnh ưu điểm là giáo viên có thể đề ra mục tiêu nhưng điều đó cũng sẽ là hạn chế nếu giáo viên đề ra mục tiêu không phù hợp hoặc thay đổi cắt xén mục tiêu một cách tùy tiện .  Hướng khắc phục:  Khối trưởng làm mẫu, thực hiện trước một vài kế hoạch tuần, ngày để đồng nghiệp tham khảo, góp ý.  Học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm trong các buổi họp khối hoặc trao đổi trực tiếp khi có những vướng mắc. Đến thời điểm này thì việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học đã đi vào ổn định.  Phó Hiệu trưởng và khối trưởng là người kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên, vì thế phải nắm rõ nội dung chương trình thì mới có khả năng phát hiện những nhân tố tích cực, hạn chế để phát huy hoặc điều chỉnh kịp thời. Đồng thời nhắc nhở giáo viên cân nhắc, xem xét các mục tiêu của bài học từ sách giáo viên để đưa ra quyết định đúng đắn khi thêm vào, khi thay đổi hoặc chia mục tiêu cho mỗi hoạt động.  Tóm lại:  Là người trực tiếp giảng dạy, tôi và đồng nghiệp đã trải nghiệm qua một năm thực hiện đổi mới trong công tác dạy và học. Chúng tôi đã cùng học hỏi, chia sẻ, giúp đỡ nhau nhằm phát huy mặt tích cực và nhìn nhận những khó khăn, những hạn chế của bản thân để khắc phục. Sự đổi mới đó là môi trường để chúng tôi rèn luyện về năng lực sư phạm nhằm “Hình thành một nhân cách tích cực ở học sinh”.  Để thực hiện tốt việc đổi mới công tác dạy và học năm học 2006 – 2007 và những năm tiếp theo, theo tôi mỗi giáo viên phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quan điểm chỉ đạo, về trách nhiệm của mình đối với công việc, đối với cộng đồng.
  7. IV. KẾT QUẢ: - Thực hiện đổi mới nhằm tạo điều kiện cho giáo viên chủ động, sáng tạo tìm ra biện pháp giáo dục học sinh mình phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Từ đó, chúng ta nâng cao dần chất lượng giáo dục, hòa nhập với xu thế phát triển chung. - Mặc dù chỉ với một năm thực hiện giảng dạy theo hướng khoán nội dung chương trình nhưng chúng tôi cũng đã đạt được kết quả nhất định từ những thuận lợi đã phân tích trên . Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi luôn có sự so sánh đối chiếu thông qua các số liệu: HKI – NĂM S DANH HIỆU THI ĐUA HỌC ỐHS KHỐI GI TỈ TIẾN TỈ ỎI LỆ TIẾN LỆ 2005 – 2006 24 8 3,3 107 44 2 % ,2 % 2006 - 2007 22 76 33, 141 62 4 9% ,9% V. KẾT LUẬN :  Xin thay lời kết bằng những suy nghĩ của tôi về quan điểm đổi mới công tác tổ chức quản lí. Chúng tôi rất quan tâm đến quan điểm đổi mới công tác tổ chức quản lí:
  8. + Cách kiểm tra, đánh giá. + Cách nhìn GV – HS theo một hướng chưa thể hiện rõ tính động viên khích lệ, khuôn mẫu, cứng nhắc…  Chúng tôi quan tâm đến công tác đánh giá của BGH đối với giáo viên trong việc thực hiện đổi mới. Sự đánh giá của BGH có thể trở thành động cơ thúc đẩy giáo viên vươn lên nhưng cũng có thể là kìm hãm khả năng của họ. Điều này phụ thuộc vào năng lực của người quản lí. Vì vậy, phải thật sự am hiểu để đánh giá đúng từng giáo viên.  GV phải thay đổi cách nhìn đối với học sinh, phải giúp học sinh tìm được vị trí đích thực của mình trong lớp học, tạo cho các em sự tự tin, rèn thói quen tự học nhằm hướng tới “Hình thành một nhân cách tích cực ở học sinh”. Tân Phú, ngày 27 tháng 01 năm 2007. Người viết Trần Thị Bạch Thuỷ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2