intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa giao tiếp trong nhà trường

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.121
lượt xem
157
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa giao tiếp trong nhà trường Để góp phần trao đổi kinh nghiệm và tìm những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường, sáng 10-12, tại trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, Viện nghiên cứu Giáo dục mà trực tiếp là Trung tâm phát triển nghiệp vụ Sư Phạm, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “ Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường” Văn hóa giao tiếp không thể tách rời với giáo dục Phát biểu tại Hội thảo GS.TSKH Lê Ngọc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa giao tiếp trong nhà trường

  1. Văn hóa giao tiếp trong nhà trường Để góp phần trao đổi kinh nghiệm và tìm những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường, sáng 10-12, tại trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, Viện nghiên cứu Giáo dục mà trực tiếp là Trung tâm phát triển nghiệp vụ Sư Phạm, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “ Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường” Văn hóa giao tiếp không thể tách rời với giáo dục Phát biểu tại Hội thảo GS.TSKH Lê Ngọc Trà đã khẳng định: giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục. Theo GS thì giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò của nhà trường là rất quan trọng. Chính nhà trường chứ không phải chính phủ, báo chí hay dư luận xã hội sẽ quyết định vấn đề này. Chào như thế nào,
  2. thưa như thế nào, xưng hô ra sao…nhà trường sẽ lựa chọn và quy định. Quy định này không phải do hiệu trưởng quy định mà phải dựa trên cơ sở khoa học, trên các nghiên cứu, tham vấn… Thứ hai là dân tộc và quốc tế, theo GS chính công cuộc hội nhập và phát triển một cách ồ ạt của CNTT đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau..khiến cho tính văn hóa, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng. Đồng ý quan điểm với GS.TSKH Lê Ngọc Trà, Ths Nguyễn Thị Cúc, trường ĐH An Giang cho rằng ngoài việc gắn chặt giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa giao tiếp trong học đường cũng cần phải gắn chặt với giáo dục đạo đức học đường. Trong đó, mỗi giảng viên nhà trường phải phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể hiện văn hóa giao tiếp trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những điểm quan trọng trên, việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh theo Ths Cúc nên được thực hiện mạnh mẽ trong Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hoạt động xã hội, đặc biệt trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong kiến tập, thực tập sư phạm…có như thế mới mong phục
  3. dựng được văn hóa giao tiếp trong học đường đang ngày càng xuống cấp như hiện nay.’’. Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và các trường sư phạm nói riêng đòi hỏi về phiá nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy.Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định quan điểm văn hóa giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong học đường con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp. TS Hoàng Thị Nhị Hà, trường ĐH Sư Phạm TP.HCM trong báo cáo tham luận của mình cũng khẳng định: Sự khéo léo ứng xử của người thầy - nhà sư phạm trong giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý, giáo dục và giảng dạy tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích
  4. cực. Từ nền tảng vững bền trên, mỗi nhà trường cần phải tìm ra điều tốt nhất trong mỗi con người, phát huy những ưu điểm, hạn chế thấp nhất những nhược điểm, những bất cập ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong nhà trường thì tất yếu chúng ta sẽ tạo được môi trường giao tiếp có văn hóa trong học đường một cách bền vững. Giải pháp nào để nâng cao văn hóa giao tiếp trong nhà trường Theo ông Phạm Văn Luân - trường CĐ Bến Tre, để có một môi trường văn hóa học đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía, gia đình cùng với nhà trường và xã hội. Trong đó, ông đề nghị chúng ta cần sớm tổ chức nghiên cứu, đánh giá một cách chính thức trên quy mô toàn quốc về thực trạng văn hóa học đường để trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy cả chính khóa , ngoại khóa hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Khẩn trương nghiên cứu các mô hình tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư vấn học đường, cũng như tập trung cao cho giáo dục văn hóa học đường từ các bậc học phổ thông, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh. Nghiên cứu xây dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng
  5. vị thế giáo viên trong quá trình rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Để thực hiện điều này ngành giáo dục cần sớm củng cố lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo định hướng xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng mà ở đó người thầy vừa truyền dạy cho học trò các bài học giáo khoa, vừa để lại cho trò “bài học làm người”. ThS. Hoàng Mai, trường CĐ Mẫu giáo TW TP.HCM thì nhấn mạnh: Để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao tiếp trong gia đình phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều hơn. ThS Mai cho rằng môi trường lớp học phải được xây dựng gần gũi nhờ môi trường gia đình. Vì trong môi trường thân thiện như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu thương của thầy cô giáo như người thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có điều kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn hóa hơn.
  6. ThS Nguyễn Thị Kim Ngân, trường ĐH Sư Phạm TP.HCM thì lại cho rằng: Giáo dục cần thấm nhuần nguyên lý giao tiếp nhưng giao tiếp không phải chỉ là tinh thần của giáo dục mà còn là nội dung của giáo dục ( giáo dục văn hóa giao tiếp). Quán triệt nguyên lý ấy, tất cả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tốt. Khơi gợi để học sinh bước vào hoạt động giáo dục như một hoạt động giao tiếp là chìa khóa để thành công. ThS Ngân khẳng định: “ Giao tiếp phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động giáo dục, xuyên suốt cuộc sống. Chính nhờ đó mà mọi người xích lại gần nhau hơn, ứng xử có văn hóa hơn”. Anh Nguyễn/GD&TĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2