Vật lý 6 - SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
lượt xem 33
download
Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. - Làm được thí nghiệm trong bài , mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết. - Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vật lý 6 - SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
- SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ I. MỤC TIÊU : - Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. - Làm được thí nghiệm trong bài , mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết. - Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết. II. TRỌNG TÂM : - Nắm được sự nở vì nhiệt của chất khí. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. III. CHUẨN BỊ : - Quả bóng bàn bị bẹp. - Phích nước nóng. - Cốc. - Một bình thủy tinh đáy bằng. - Một ống thủy tinh thẳng hoặc một ống thủy tinh hình chữ L. - Một nút cao su có đục lỗ. - Một cốc nước màu. - Khăn lau khô và mềm.
- - Bảng so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí, chất lỏng, chất rắn. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - BT 19.2 . B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. - BT 19.3 Khi mới đun thoạt tiên mực nước trong ống tụt xuống một chút, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Bởi vì , bình thủy tinh tiếp xúc với ngọn lửa trước, nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống. Sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn mức ban đầu. - BT 19.4 Ở các bình chia độ thường ghi 200C vì :giá trị thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ 200C, khi nhiệt độ khác đi thì thể tích của bình thay đổi. - BT 19.5 Vì chay có thể bị vỡ, do nước khi đông đặc lại thành nước đá, thì thể tích tăng. 3. Bài mới :
- HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1 :Tổ chức tình huống học tập. @. Khi quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào cho nó phồng lên ? ( nhúng vào nước nóng ) . Tại sao quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên ? ( Làm thí nghiệm vói quả bóng bàn bị bẹp ). . Dự đoán nguyên nhân làm quả bóng bàn phồng lên. * Nguyên nhân làm cho quả bóng bàn phồng lên là do không khí trong bóng nóng lên và nở ra. Để kiểm tra dự đoán này phải tiến hành thí nghiệm. * Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra. @. Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm như hình vẽ 20.1 và 20.2 SGK / 62. Quan sát thí nghiệm, lưu ý khi thấy giọt nước
- màu đi lên có thể bỏ tay áp vào bình I. Thí ngiệm : cầu để tránh giọt nước đi ra khỏi ống SGK / 62 . thuỷ tinh. . Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi. .+ C1. Hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh khi bàn tay áp vào bình cầu ? ( giọt nước màu đi lên ) . Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào ? ( thể tích không khí trong bình tăng: không khí nở ra ). + C2. Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra ? ( Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể II. Kết luận : tích trong bình giảm : không khí co lại ). - Chất khí nở ra khi nóng lên, + C3. Tại sao thể tích không khí trong co lại khi lạnh đi. bình trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình ? ( do
- không khí trong bình bị nóng lên ) + C4. ( Do không khí trong bình lạnh đi ) . Vậy chất khí nở ra khi nào ? co lại khi nào? * Hoạt động 3 : Vận dụng kiến thức – giải thích hiện tượng. @. Điều khiển h/s trả lời câu hỏi phần vận dụng. + C7. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. m + C8. Ta có d = 10 khi nhiệt độ V tăng, m không đổi nhưng V tăng do đó d giảm. Vì vậy d của không khí nóng nhỏ hơn d của không khí lạnh : không - Các chất khí khác nhau nở vì khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. nhiệt giống nhau. + C9. Hình 20.3. Khi thời tiết nóng lên - Chất khí nở vì nhiệt nhiều
- không khí trong bình cầu cũng nóng hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt lên, nở ra đẩy mức nước trong ống thủy nhiều hơn chất rắn. tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh … dâng lên . * Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau. . Các chất rắn , lỏng , khí đều bị dãn nở vì nhiệt nhưng sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau có giống nhau hay không ? @. Hướng dẫn h/s : Đọc bảng 20.1 – nhận xét : Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất : rắn, lỏng, khí . Từ đó cho h/s rút ra kết luận .
- 4. Củng cố : - Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ? - So sánh sự nở vì nhiệt của các chất : rắn, lỏng, khí . - BT 20.1 . C. Khí, lỏng, rắn. - BT 20.2 . C. Khối lượng riêng. 5. Dặn dò : - Học bài. - BT 20.3 20.7 . GV hướng dẫn bài tập về nhà. - Hoàn chỉnh vở BT. - Đọc phần có thể em chưa biết / 64 SGK. - Chuẩn bị bài : “ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt “ V. RÚT KINH NGHIỆM : -------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------
- -------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm ôn thi đại học môn Vật lý - CẮT, GHÉP LÒ XO – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHU KÌ CỦA CON LẮC ĐƠN
16 p | 463 | 156
-
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG MÔN VẬT LÝ.
10 p | 327 | 58
-
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 5(2013) MÔN VẬT LÍ
11 p | 156 | 49
-
Bài giảng Vật lý 6 bài 9: Lực đàn hồi
43 p | 384 | 44
-
BÀI TẬP VỀ CÂN BẰNG CỦA VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. QUY TẮC MÔMEN LỰC
4 p | 1053 | 42
-
Đề ôn tập kiểm tra 45 phút môn vật lý lớp 6
2 p | 433 | 40
-
GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ VẬT LÍ LẦN I NĂM 2013
35 p | 135 | 38
-
1000 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ (P10)
9 p | 120 | 17
-
Giáo án Vật lý 6 bài 9: Lực đàn hồi
5 p | 237 | 17
-
Đề và đáp án đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý lớp 6 năm 2011 - 2012 - Trương THCS Lộc An - Đề chính thức
3 p | 134 | 14
-
Đề kiểm tra 1 tiết Vật lý 12 (Kèm đáp án)
21 p | 249 | 14
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 có đáp án môn: Vật lý 6 - Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Ninh Hòa (Năm học 2015-2016)
2 p | 91 | 14
-
Chương 3: Tìm một số biết giá trị phân số của nó_Lớp 6
7 p | 182 | 8
-
Ôn tập trắc nghiệm vật lý 6
9 p | 182 | 7
-
Để thi thử tốt nghiệp môn vật lý trường THPT Bình Phú
4 p | 90 | 5
-
Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 6)
10 p | 95 | 5
-
Bài 4. ĐỘNG NĂNG CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH
5 p | 175 | 5
-
Bài giảng Dòng điện xoay chiều-Bài 6
3 p | 64 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn