GIÁO ÁN VẬT LÝ 6
§9. LỰC ĐÀN HỒI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi, trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi
2. Kĩ năng:
- Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, đầy đủ dụng cụ học tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+Cả lớp: bảng 9.1 Sgk
+Mỗi nhóm: 1cái giá treo,1 thước chia độ đến mm,1 chiếc lò xo,1 hộp 4quả nặng giống nhau (mỗi quả 50g)
- Học sinh: Sgk và vở ghi chép
III. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra:
2.Bài mới:
TG
|
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của học sinh
|
Ghi bảng
|
3ph
|
ĐVĐ:
- Gọi học sinh đọc câu hỏi ở đầu bài
- Nội dung bài học của chúng ta hôm nay sẽ nghiên cứu để trả lời câu hỏi trên
|
- Đọc câu hỏi ở đầu bài và suy nghĩ tìm câu trả lời
- Lắng nghe
- Ghi bài
|
LỰC ĐÀN
HỒI
|
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi
30ph
|
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu sgk và hoạt động theo nhóm lắp thí nghiệm
- Hướng dẫn học sinh từng bước làm thí nghiệm như:
+ đo chiều dài của lò xo lúc chưa treo quả nặng (l0)
+ tính trọng lượng của quả nặng và đo chiều dài của lò xo khi treo 1 quả nặng (l1)
+ bỏ quả nặng ra và đo lại chiều dài của lò xo
- CH: Em có nhận xét gì về chiều dài l0, l1 của lò xo?
- Nhận xét
- CH: Khi bỏ quả nặng ra thì chiều dài lò xo lúc này có gì thay đổi so với chiều dài của lò xo khi chưa treo vật không ?
- Nhận xét
|
- Đọc sgk và lắp thí nghiệm theo nhóm
- Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên:
+đo l0 → ghi kết quả vào bảng 9.1 ở cột 3
+đo l1 → ghi kết quả vào cột3 của bảng 9.1
+tính P → ghi kết quả vào cột 2 của bảng 9.1
+đo l2 → ghi kết quả vào bảng 9.1
- TL: chiều dài l1 lớn hơn chiều dài l0
- TL: chiều dài lò xo khi bỏ quả nặng ra bằng chiều dài của lò xo lúc ban đầu khi chưa treo quả nặng
|
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
1.Biến dạng của một lò xo
a. Thí nghiệm
|
|
- Yêu cầu học sinh làm tương tự như vậy đối với việc mắc hai, ba quả nặng
- Yêu cầu học sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống ở câu C1
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1
- Nhận xét
- CH: Lò xo có tích chất gì?
- Thông báo: “Khi treo quả nặng vào, lò xo dài hơn ban đầu. Chiều dài lò xo lúc đó bị biến dạng. Để tính độ biến dạng của lò xo ta lấy chiều dài của lò xo lúc biến dạng trừ đi chiều dài của lò xo lúc ban đầu chưa treo vật.”
- Yêu cầu học sinh thực hiện câu C2 tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3, quả nặng
- Gọi học sinh lên bảng điền kết quả vào bảng 9.1
- Nhận xét
|
- Làm tương tự với việc mắc 2, 3 quả nặng và ghi kết quả vào bảng 9.1
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở câu C1
- Trả lời câu hỏi C1
- Ghi bài
- TL: Lò xo có tính chất đàn hồi
- Lắng nghe
- Ghi bài
- Tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng
- Lên bảng điền kết quả vào bảng 9.1
|
b.Kết luận
(C1 / Sgk)
2.Độ biến dạng của lò xo
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Lực đàn hồi. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 9 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 9: Lực đàn hồi
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực .Trọng lượng và khối lượng