Bài 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được nguyên tắc đo thể tích của các vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
2. Kĩ năng
- Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng ham học hỏi và thái độ yêu thích môn vật lí.
- Sẵn sàng áp dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGK, bình chia độ, bình tràn, bình chứa, 1 vài cục đá, nước
- Học sinh: SGK, vở, học bài cũ, làm bài tập và xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP
Quan sát, thuyết trình, vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (PP: Vấn đáp) (4’)
Câu hỏi:
- Hãy kể tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng ?
- Đổi các đơn vị sau:
1l = .........ml; 2m3 = ...........l; 250ml = ..........cc.
3.Bài mới
* Tổ chức tình huống học tập: (1’)
Làm thế nào để biết chính xác thể tích của cái đinh ốc và hòn đá ?
* Bài mới
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung
|
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
và chìm trong nước (14’)
|
(Phương pháp:quan sát, thuyết trình, vấn đáp)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2.
- GV: Hòn đá có lọt vô bình chia độ không?
HS trả lời: có
- GV: Em hãy mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ? (C1)
HS trả lời.
- GV nhận xét, nêu cách làm.
- GV: Thể tích của hòn đá trong hình 4.2 là bao nhiêu ?
HS trả lời: 50cm3.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 4.3, thảo luận nhóm và trả lời C2.
HS thực hiện.
Đại diện nhóm trình bày cách làm.
+ Đổ đầy nước vào bình tràn.
+ Thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa.
+ Đo thể tích nước tràn ra, đó chính là thể tích hòn đá.
- GV: Thể tích của hòn đá trong hình 4.3 là bao nhiêu ?
HS trả lời: 80cm3.
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn C3 - gọi HS lên điền bảng.
- GV nhận xét bổ sung → Cách đo thể tích vật rắn.
HS đọc kết luận.
- GV: Vậy để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta dùng những dụng cụ gì ?
HS trả lời: bình chia độ, bình tràn.
|
I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
1. Dùng bình chia độ
C1.
V = V2 – V1
(Trong đó: V2 là thể tích sau cùng, V1 là thể tích ban đầu, V là thể tích vật rắn cần đo).
2. Dùng bình tràn
C2.
C3. (1) thả
(2) dâng lên
(3) thả chìm
(4) tràn ra
|
Hoạt động 2: Thực hành: đo thể tích vật rắn (15’)
|
(Phương pháp: thuyết trình, thực hành, hoạt động nhóm)
- GV: Nêu yêu cầu thực hành đo thể tích hòn đá bằng 1 trong 2 cách vừa học.
- HS: Đọc hướng dẫn và thực hành theo nhóm.
- GV: Quan sát - kiểm tra - hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS ghi kết quả thực hành vào bảng 4.1.
|
3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn
|
Hoạt động 3: Vận dụng (5’)
|
(Phương pháp: vấn đáp, thực hành)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.4.
- GV: Người ta thay bình tràn và bình chứa bằng dụng cụ gì ?
HS trả lời: bằng cái ca (lon) và cái bát.
- GV yêu cầu HS đọc - trả lời C4.
HS thực hiện.
- GV yêu cầu HS về nhà tự làm câu C5 và C6.
HS ghi nhớ.
|
II. Vận dụng
C4. + Lau khô bát to trước khi dùng.
+ Khi nhấc ca ra không làm đổ hoặc sánh nước ra bát.
+ Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 4 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng