Giáo án Vật lý 6 bài 27: Sự ngưng hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
lượt xem 38
download
Bộ sưu tập về môn Vật lý 6 bài 27: Sự ngưng hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) có nội dung bám sát trọng tâm của bài học, hình thức trình bày rỏ ràng, dể hiểu, giúp các em học sinh mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình ngưng tụ. Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 27: Sự ngưng hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
GIÁO ÁN VẬT LÝ 6
BÀI 27: SỰ BAY HƠI - SỰ NGƯNG TỤ (TT)
I.Mục đích yêu cầu
Kiến thức học sinh nhận biết về sự ngưng tụ, đặc điểm của sự ngưng tụ
Kĩ năng Hs cho được ví dụ thực tế về sự ngưng tụ.
Thái độ: học tập nghiêm túc, ghi chép cẩn thận.
II.Chuẩn bị
- Giáo viên
+ Mỗi nhóm 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước pha màu, đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
+ Cả lớp 1 cốc thuỷ tinh, 1 cái đĩa đậy được trên cốc, 1 phích nước nóng
- Học sinh Sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gv: Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?Tìm ví dụ thực tế chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Gv: Hãy vạch kế hoạch để kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ.
|
- TL Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng Ví dụ chứng tỏ sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ sấy tóc thì tóc sẽ mau khô, quần áo nếu phơi khi có nắng to thì sẽ nhanh khô - TL Kế hoạch để kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ + Lấy 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, đặt trong phòng không có gió + Đỗ vào hai đĩa một lượng nước như nhau + Hơ nóng một đĩa + Quan sát một lúc sau ta thấy đĩa bị hơ nóng nước bay hơi nhanh hơn |
2.Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
Đặt vấn đề (3 phút) - Gv: làm thí nghiệm đổ nước nóng vào cốc, cho học sinh quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô đậy vào cốc nước - Một lúc sau nhấc đĩa lên, cho học sinh quan sát mặt đĩa và yêu cầu học sinh nêu nhận xét - Thông báo hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. - Vậy sự ngưng tụ có đặc điểm gì? Tốc độ ngưng tụ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này. |
- Quan sát - Quan sát và đưa ra nhận xét Trên mặt đĩa có các giọt nước
- Lắng nghe
- Ghi bài |
Tiết 31 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiếp theo)
|
Hoạt động 1 Quan sát sự ngưng tụ và làm thí nghiệm kiểm tra (22 phút)
- Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi - Gv: Thế nào là sự ngưng tụ? - Nhận xét - Gọi học sinh nhắc lại - Ở bài trước ta đã biết để quan sát được sự bay hơi của chất bằng cách tăng nhiệt độ của nó.Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ? - Nhận xét - Để khẳng định được có phải giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ xảy ra nhanhhơn và dễ quan sát hơn hiện tượng hơi ngưng tụ không ta tiến hành thí nghiệm - Đặt vấn đề trong không khí có hơi nước, vậy bằng cách nào đó chúng ta làm giảm nhiệt độ của không khí thì ta có thể làm cho hơi nước ngưng tụ nhanh hay không? - Gợi ý trên lớp chúng ta tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo hướng dẫn phần b/SGK - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm - Điều khiển học sinh thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5 để rút ra kết luận |
- Lắng nghe - TL Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ - Ghi bài - Nhắc lại khái niệm - Lắng nghe
- TL Muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta có thể giảm nhiệt độ của chất lỏng - Lắng nghe
- Thảo luận nhóm và trả lời Có thể quan sát được
- Đọc phần b/SGk
- Các nhóm bố trí thí nghiệm và quan sát hiện tượng - Thảo luận trên lớp về kết quả thí nghiệm quan sát được và trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5 Þđi đến kết luận - Ghi bài |
II.Sự ngưng tụ 1Sự ngưng tụ là gì?
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ 2.Tìm cách quan sát sự ngưng tụ a)Dự đoán
b)Thí nghiệm kiểm tra
c)Rút ra kết luận
- Khi giảm nhiệt độ của hơi nước, sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn và dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ |
Hoạt động 2 Vận dụng (10 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc và làm các câu C6, C7, C8 - Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu C6, C7, C8 |
- Đọc và làm các câu C6, C7, C8 - Thảo luận trên lớp
- Ghi câu trả lời đúng vào vở |
3.Vận dụng - C6 2 ví dụ về hiện tượng ngưng tụ + Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ lại thành mưa + Sự tạo thành sương trên lá - C7 Ban đêm nhiệt độ xuống thấp làm hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành các giọt sương (giọt nước) đọng trên lá - C8 Đối với chai đậy nút kín thì trong chai xảy ra đồng thời 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ, nhưng 2 quá trình này cân bằng nhau nên rượu không cạn. Còn ở chai không đậy nút thì rượu sẽ cạn dần do quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ |
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường chung quanh.Trong việc trồng trọt , người nông dân thường dùng tấm bạt nylông phủ lên luống cây trồng hoặc tưới cây theo phương pháp nhỏ giọt . . nhằm hạn chế sự bay hơi của nước trong đất tiết kiệm được nhiều năng lượng khi bơm tưới cũng như tránh sự xoái mòn đất . .
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước
. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Quanh nhà có nhiều sông, hồ, cây xanh, vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, cần tăng cường trồng cây xanh và giữ các sông hồ trong sạch |
- Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh giảm khả năng quang hợp. Cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi có sương mù. |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo). Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 27 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) - Vật lý 6 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 28: Sự sôi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
8 p | 678 | 71
-
Giáo án Vật lý 6 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
6 p | 689 | 59
-
Giáo án Vật lý 6 - GV. Hoàng Thị Kim Trang
72 p | 208 | 41
-
Giáo án Vật lý 6 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
5 p | 411 | 39
-
Giáo án Vật lý 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
5 p | 498 | 38
-
Giáo án Vật lý 6 bài 17: Tổng kết chương I Cơ học
4 p | 413 | 31
-
Giáo án Vật lý 6 bài 23: Thực hành đo nhiệt độ
4 p | 788 | 31
-
Giáo án Vật lý 6 bài 14: Mặt phẳng nghiêng
5 p | 344 | 28
-
Giáo án Vật lý 6 bài 11: Khối lượng riêng-Trọng lượng riêng
5 p | 495 | 27
-
Giáo án Vật lý 6 bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
3 p | 269 | 25
-
Giáo án Vật lý 6 bài 5: Khối lượng-Đo khối lượng
6 p | 317 | 20
-
Giáo án Vật lý 6 bài 1,2: Đo độ dài - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
6 p | 272 | 15
-
Giáo án Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 142 | 9
-
Giáo án Vật lý 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
3 p | 167 | 9
-
Giáo án Vật lý 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 132 | 7
-
Giáo án Vật lý 6 bài 6: Lực – Hai lực cân bằng - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 139 | 4
-
Giáo án Vật lý 6 bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng - - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 118 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn