intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 6 bài 10: Lực kế-phép đo lực-trọng lượng và khối lượng

Chia sẻ: Hoàng đình Khang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

317
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại đây, quý thầy cô giáo rất thuận tiện trong việc giảng dạy, đưa kiến thức đến với học sinh một cách nhanh chóng, Bộ sưu tập bài Lực kế-phép đo lực-trọng lượng và khối lượng môn Vật lý 6 góp phần giúp học sinh dể dàng biết đo được lực bằng lực kế, viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơon vị đo P, M, vận dụng được công thức P = 10m.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 10: Lực kế-phép đo lực-trọng lượng và khối lượng

GIÁO ÁN VẬT LÝ 6

§10. LỰC KẾ, PHÉP ĐO LỰC TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

 

I.Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Nhận biết cấu tạo của lực kế, xác định GHĐ và ĐCNN của lực kế

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được lực kế để đo lực.

- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó và ngược lại.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, đầy đủ dụng cụ học tập.

II.Chuẩn bị:

  - Giáo viên:  +Cả lớp: bảng phụ có bài tập vận dụng công thức P=10m

                     +Mỗi nhóm: 1 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh nhẹ, 1 cung tên, 

                     1 xe lăn, 1vài quả nặng

  - Học sinh:   sgk và vở ghi chép

III.Tiến trình lên lớp:

  1.Kiểm tra:

 

 

3ph

- CH: Lò xo bị kéo dãn thì lực mà lò xo tác dụng lên vật tiếp xúc với nó gọi là gì? Và nó có phương chiều như thế nào?

- CH: Lực đàn hồi có đặc điểm gì?

- TL: Lò xo bị kéo dãn tác dụng lên vật tiếp xúc với nó một lực đàn hồi. Lực này có phương dọc theo trục lò xo, có chiều từ dưới lên

- TL: Lực đàn hồi có đặc điểm là: lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng

   2.Bài mới:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

          Ghi bảng

 

 

 

2ph

ĐVĐ:

- Yêu cầu  học sinh quan sát tranh vẽ ở đầu bài

- Làm thế nào để đo được lực mà dây cung tác dụng vào mũi

- Giới thiệu: Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về lực kế và xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

 

- Quan sát tranh vẽ ở đầu bài

- Suy nghĩ và đưa ra phương án

- Lắng nghe

- Ghi bài

 

Tiết11: LỰC KẾ PHÉP ĐO LỰC. KHỐI LƯƠNG VÀ TRỌNG LƯỢNG

Hoạt động 1Tìm hiểu lực kế

 

 

 

 

 

 

 

10ph

- Thông báo: như đã giới thiệu lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế khác nhau. Ở bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về lực kế lò xo là loại lực kế hay dùng.

- Yêu cầu học sinh quan sát lực kế của nhóm mình và điền vào chỗ trống ở câu C1

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1

- Nhận xét và thống nhất câu trả lời

- Yêu cầu  học sinh đọc và làm C2 tìm GHĐ và ĐCNN của lực kế

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C2

- Nhận xét

 

- Lắng nghe

- Ghi bài

- Hoạt động theo nhóm quan sát lực kế và điền vào chỗ trống ở C1

- Trả lời câu hỏi C1

- Ghi bài

- Đọc và làm C2

- Trả lời câu hỏi C2

- Ghi bài

I.Tìm hiểu lực kế

  1.Lực kế là gì?

- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực

2.Mô tả lực kế lò xo đơn giản

- C1:

(1) lò xo

(2) kim chỉ thị

(3) bảng chia độ

- C2:

GHĐ

 ĐCNN

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế

 

 

 

 

 

10ph

 

- Sử dụng lực kế để đo trọng lượng 1 vật. Qua đó giới thiệu cho học sinh biết cách sử dụng lực kế để đo lực

- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C3

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C4

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C5

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C5

- Nhận xét

- Hướng dẫn học sinh dùng lực kế để đo một số lực nằm ngang

 

- Quan sát và lắng nghe

- Đọc và làm câu C3

- Trả lời câu hỏi C3

- Ghi bài

- Đọc và thực hiện C4

- Trả lời kết quả đo

 

- Đọc và thực hiện C5

- Trả lời câu hỏi C5

- Ghi bài

- Thực hiện đo lực kéo theo phương nằm ngang

II.Đo lực bằng lực kế

  1.Cách đo lực

      (C3 / Sgk)

 

  2.Thực hành đo lực

- C5:

Khi đo cần phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng

Hoạt động 3Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

Hoạt động 4Vận dụng

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Lực kế- Phép đo lực- Trọng lượng và khối lượng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 10 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 10: Lực kế- Phép đo lực- Trọng lượng và khối lượng

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng -Trọng lượng riêng

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2