GIÁO ÁN VẬT LÝ 6
§11. KHỐI LƯỢNG RIÊNG -TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Trả lời được câu hỏi khối lượng riêng của một vật là gì?
- Sử dụng được bảng số liệu để tra D của một chất
- Vận dụng được các công thức m=D.V
II.Chuẩn bị :
- Giáo viên:
+Cả lớp: bảng khối lượng riêng của một số chất
+Mỗi nhóm: 1lực kế (GHĐ 2,5N), quả cân 200g có móc treo, bình chia độ (GHĐ250 cm3)
- Học sinh: sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra:
3ph
|
- CH: Để đo lực ta dùng dụng cụ đo nào? Nêu nguyên tắc cấu tạo của nó.
- Gọi học sinh chữa bài tập 10.3 và 10.4/ Sbt
|
- TL: Để đo lực ta dùng lực kế. Lực kế có cấu tạo gồm 1 chiếc lò xo,1 kim chỉ thị, bảng chia độ
- 1 học sinh lên bảng chữa bài tập 10.3 và 10.4/sbt, các học sinh còn lại chú ý theo dõi và nhận xét
|
2.Bài mới:
TG
|
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của học sinh
|
Ghi bảng
|
2ph
|
ĐVĐ:
- Gọi học sinh đọc mẫu chuyện ở đầu bài
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời thích hợp
- Nhận xét và chốt lại: “mẫu chuyện đó cho ta thấy vấn đề cần nghiên cứu của chúng ta ở bài học này là: khối lượng riêng và trọng lượng riêng”
|
- Đọc mẫu chuyện ở đầu bài
- Suy nghĩ tìm câu trả lời
- Lắng nghe
- Ghi bài
|
Tiết11: KHỐI LƯỢNG
RIÊNG
|
Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng (KLR), và công thức tính khối lượng của vật theo khối lượng riêng
15ph
|
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi C1
- Gợi ý cho học sinh cách tính
- Gọi học sinh lên bảng điền số liệu
- Nhận xét
- Nhắc lại:
+V=1m3 sắt có m= 7800kg
- Thông báo: “7800kg của 1m3 sắt gọi là KLR của sắt”
- CH: “Vậy KLR của chất là gì?”
- Nhận xét
- CH: “Đơn vị của KLR là gì?”
- Nhận xét
- Giới thiệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bảng KLR của một số chất
- CH: Qua bảng KLR của một số chất, em có nhận xét gì?
- Nhận xét
- Yêu cầu học sinh làm C2
- Gọi học sinh lên bảng làm C2
- Nhận xét
- CH: Muốn biết khối lượng của một vật có nhất thiết phải cân không ?
- CH: Vậy không cần cân ta phải làm thế nào?
- Nhận xét
- Yêu cầu học sinh thực hiện C3
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3
- Nhận xét
- Yêu cầu học sinh dựa vào công thức đó rút ra công thức tính D và V
|
- Đọc và trả lời câu hỏi C1
- Tính:
+V=1dm3 → m=7,8kg
+V=1m3 → m=7800kg +V=0,9m3 → m=7020kg
- Lắng nghe
- TL: KLR của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó
- Ghi bài
- TL: Đơn vị của KLR là kg/m3
- Ghi bài
- Lắng nghe
- TL: cùng một thể tích V=1m3, các chất khác nhau thì KLR khác nhau
- Làm C2
- Một học sinh lên bảng làm C2:
1m3 đá → m=2600kg
0,5m3 đá → m=1300kg
- TL: muốn biết khối lượng của một vật không nhất thiết phải cân
- TL: ta dựa vào KLR và thể tích vật
- Thực hiện C3
- Trả lời câu hỏi C3
- Ghi bài
- Đưa ra công thức tính D và V:
V=m /D , D=m /V
|
I.Khối lượng riêng. Tính khối lượng của vật theo KLR
1.Khối lượng riêng
- KLR của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (m3) chất đó
- Đơn vị của KLR là: kilôgam/mét khối
(kí hiệu: kg/ m3)
2.Bảng KLR của một số chất
(Sgk)
3.Tính khối lượng của vật theo KLR
- Công thức:
Trong đó:
+m là khối lượng (kg)
+D là khối lượng riêng (kg/m3)
+V là thể tích của vật (m3)
|
Hoạt động 2: Vận dụng
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 11 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 12: Xác định khối lượng riêng của sỏi