Giáo án Vật lý 6 bài 5: Khối lượng-Đo khối lượng
lượt xem 20
download
Mời các bạn cùng tham khảo những giáo án môn Vật lý 6 bài 5 Khối lượng-Đo khối lượng được tổng hợp từ các thầy cô giáo biên soạn một cách công phu kỹ càng cả nội dung lẫn hình thức nhằm giúp học sinh trả lời được các câu hỏi cụ thể như: Khi đặt một túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg, thì số đó chỉ gì? Nhận biết được quả cân 1 kg, trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Robecvan và cách cân một vật bằng cân Rôbecvan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 5: Khối lượng-Đo khối lượng
GIÁO ÁN VẬT LÝ 6
§5. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng của mỗi sản phẩm là gì?
- Biết được khối lượng quả cân 1 kg
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng cân Robecvan, chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của cân
- Xác định được khối lượng của một vật bằng cân.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, đầy đủ dụng cụ học tập.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Cả lớp: tranh phóng to các loại cân
+ Mỗi nhóm: một cân đồng hồ, vật để cân, một số quả cân
- Học sinh: sgk và vở ghi chép
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra (15 phút)
|
- Câu1: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta dùng những phương pháp nào? - Câu2: Nêu cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ? Bình tràn?
|
- TL1: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta sử dụng bình chia độ hoặc bình tràn. - TL2: Đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ: thả chìm vật vào trong nước chứa trong bình chia độ, thể tích nước dâng lên chính là thể tích vật rắn. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ ta sử dụng bình tràn. Thể tích nước tràn ra chính là thể tích vật rắn |
2. Bài mới:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
5ph |
ĐVĐ- CH: Hãy cho biết em cân nặng bao nhiêu? - CH: Làm thế nào để em biết được chính xác điều đó? - Tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về khối lượng và đo khối lượng |
- TL: HS trả lời theo thực tế - TL: Để biết được chính xác khối lượng em cân - Lắng nghe - Ghi bài |
KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG |
Hoạt động1: Khối lượng và đơn vị đo khối lượng
10ph |
- Cho học sinh quan sát số chỉ khối lượng trên một số túi đựng - Gọi học sinh đọc số chỉ ghi trên đó - Yêu cầu học sinh đặt lên cân để cân và so sánh xem thử kết quả đó có bằng với số ghi trên vỏ bao bì không. - CH: Vì sao lại có sự chênh lệch đó? - Nhận xét - CH: Vậy con số ghi trên bao bì nói lên điều gì? - Nhận xét - Yêu cầu học sinh thực hiện câu hỏi C1, C2 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1,C2 - Nhận xét - Yêu cầu thực hiện câu C3, C4, C5, C6 - Gọi học sinh lần lượt trả lời câu hỏi C3, C4, C5, C6 - Nhận xét - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận - Nhận xét - Yêu cầu học sinh nhớ lại và cho biết đơn vị đo khối lượng là những đơn vị nào? - CH: Trong đó đơn vị đo khối lượng thường dùng là đơn vị nào? - Nhận xét - Giới thiệu thêm một số đơn vị đo khối lượng khác |
- Quan sát và đọc số ghi trên bao bì
- Tiến hành đo thử và so sánh kết quả - TL: vì khi cân ta đã tính luôn khối lượng của bao bì - TL: đó là khối lượng chất chứa trong bao bì - Thực hiện các câu hỏi C1,C2 - Trả lời câu hỏi C1,C2 - Thực hiện câu hỏi C3, C4,C5, C6 - Trả lời câu hỏi C3, C4, C5, C6 - Thảo luận rút ra kết luận và trả lời - Ghi bài - Kể tên một số đơn vị đo khối lượng: kg, tấn tạ, yến, g - TL: Đơn vị thường dùng là: kg - Lắng nghe - Ghi bài |
I. Khối lượng. Đơn vị đo khối lượng 1. Khối lượng - Kết luận: Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật là lượng chất chứa trong vật đó. 2.Đơn vị đo khối lượng - Đơn vị đo khối lượng thường dùng là: + kilôgam (kg) - Ngoài ra còn có các đơn vị đo khác như: +1gam(g)=1/1000 kg +1hectôgam(hg) = 1lạng = 100 g +1tấn = 1000kg +1miligam(mg) = 1/1000g +1 tạ = 100 kg |
Hoạt động 2: Đo khối lượng
10ph |
- Người ta thường đo khối lượng bằng cân. Trong phòng thí nghiệm ta dùng cân Robecvan để đo khối lượng. - Cho học sinh quan sát cân đồng hồ Robecvan, hình vẽ 5.2/sgk và yêu cầu học sinh cho biết cấu tạo của cân đồng hồ - Nhận xét và giới thiệu lại cho học sinh - Thông báo cho học sinh cách xác định GHĐ và ĐCNNcủa cân đồng hồ - Yêu cầu học sinh của các nhóm xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở nhóm mình. - Gọi học sinh đại diện các nhóm trả lời về GHĐ và ĐCNN của cân đồng hồ ở nhóm mình - Giới thiệu cho học sinh cách dùng cân đồng hồ - Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C9 - Gọi học sinh điền câu C9 - Nhận xét và gọi học sinh nhắc lại - Yêu cầu học sinh cân vật bằng cân Robecvan. - Gọi học sinh đại diện các nhóm đọc kết quả đo - Cho học sinh quan sát tranh vẽ một số loại cân khác. - Yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết của mình kể tên các loại cân có trên tranh vẽ - Nhận xét |
- Quan sát cân và hình vẽ, tìm hiểu cấu tạo của cân đồng hồ - Chú ý
- Lắng nghe - Xác định GHĐ và ĐCNN của cân đồng hồ ở nhóm mình - Trả lời về GHĐ và ĐCNN của cân - Lắng nghe
- Hoàn thành câu C9 - Một học sinh điền câu C9, các học sinh còn lại chú ý theo dõi nhận xét - Nhắc lại - Ghi bài - Thực hiện xác định khối lượng của vật bằng cân đồng hồ
- Đọc kết quả đo
- Quan sát tranh vẽ
- Kể tên các loại cân có trong tranh vẽ như: cân tạ, cân đòn, cân tiểu li, cân y tế, cân đồng hồ… - Ghi bài |
II. Cách đo khối lượng 1.Tìm hiểu cân đồng hồ (sgk)
2.Cách dùng cân cân đồng hồ để cân một vật
3. Các loại cân khác - Có các loại cân như: +cân tạ +cân đồng hồ +cân y tế +cân tiểu li +cân đòn |
Hoạt động 3: Vận dụng
2ph |
- Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện câu hỏi C13 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C13 - Nhận xét |
- Đọc và thực hiện câu hỏi C13 - Trả lời câu hỏi C13 - Ghi bài |
III. Vận dụng - C13: 5T có nghĩa là xe có khối lượng trên 5tấn không dược qua cầu |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Khối lượng- Đo khối lượng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 5 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 5:Khối lượng- Đo khối lượng
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
- Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 6 Bài 5: Khối lượng- Đo khối lượng gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Trắc nghiệm Khối lượng- Đo khối lượng- Vật lý 6 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
8 p | 678 | 71
-
Giáo án Vật lý 6 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
6 p | 689 | 59
-
Giáo án Vật lý 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
5 p | 577 | 45
-
Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
6 p | 1817 | 44
-
Giáo án Vật lý 6 - GV. Hoàng Thị Kim Trang
72 p | 208 | 41
-
Giáo án Vật lý 6 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
5 p | 411 | 39
-
Giáo án Vật lý 6 bài 27: Sự ngưng hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
6 p | 355 | 38
-
Giáo án Vật lý 6 bài 17: Tổng kết chương I Cơ học
4 p | 413 | 31
-
Giáo án Vật lý 6 bài 14: Mặt phẳng nghiêng
5 p | 344 | 28
-
Giáo án Vật lý 6 bài 11: Khối lượng riêng-Trọng lượng riêng
5 p | 495 | 27
-
Giáo án Vật lý 6 bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
3 p | 269 | 25
-
Giáo án Vật lý 6 bài 1,2: Đo độ dài - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
6 p | 272 | 15
-
Giáo án Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 142 | 9
-
Giáo án Vật lý 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
3 p | 167 | 9
-
Giáo án Vật lý 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 132 | 7
-
Giáo án Vật lý 6 bài 6: Lực – Hai lực cân bằng - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 139 | 4
-
Giáo án Vật lý 6 bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng - - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 118 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn