intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 6 bài 6: Lực-Hai lực cân bằng

Chia sẻ: Hoàng đình Khang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

353
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bộ sưu tập bao gồm những giáo án bài Lực - Hai lực cân bằng học sinh nhanh chóng nêu được các ví dụ về lực đẩy, lực kéo và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó. Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng. Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm. Quý thầy cô giáo tham khảo để giảng dạy tốt nhất nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 6: Lực-Hai lực cân bằng

GIÁO ÁN VẬT LÝ 6

§6. LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

 

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo,… khi vật tác dụng lên vật kia

- Chỉ ra được phương chiều của lực đó

2. Kĩ năng:

- Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng. Chỉ ra được trong ví dụ đó đâu là hai lực cân bằng

- Nêu được nhận xét khi quan sát thí nghiệm

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, đầy đủ dụng cụ học tập.

II. Chuẩn bị:

  - Giáo viên:

    + Cả lớp: 1chiếc xe lăn, 1lò xo lá tròn, 1lò xo mềm, 1nam châm thẳng, 1quả gia trọng bằng sắt có móc treo, một giá đỡ

  - Học sinh: sgk và vở ghi chép

III. Tiến trình lên lớp:

  1. Kiểm tra

 

 

5ph

- CH: Thế nào là khối lượng của một vật?Trên vỏ hộp mứt có ghi 250g, con số đó cho ta biết điều gì?

- CH: Đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ đo nào? Nêu cách dùng cân Robecvan để cân vật

 

 

- TL: Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó.

        Trên vỏ hộp mứt có ghi 250 g con số đó cho ta biết lượng mứt chứa trong hộp.

- TL: Đo khối lượng ta dùng cân.

      Cách dùng cân Robecvan: “Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho cân thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa vạch chia độ. Tổng khối lượng các quả cân là khối lượng của vật đem cân”.

2.Bài mới:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

 

3ph

ĐVĐ: - Gọi học sinh đọc phần tình huống ở đầu bài

- CH: Tại sao gọi là lực đẩy, hay lực kéo? Làm thế nào để biết được nó?

- Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.

 

- Đọc phần tình huống ở đầu bài

- Suy nghĩ tìm câu trả lời

- Ghi bài

 

 

 

 

 

LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG

Hoạt động1: Hình thành khái niệm lực

 

 

 

 

15ph

- Bố trí thí nghiệm như hình 6.1/sgk, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi C1

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1

- Nhận xét

- Bố trí thí nghiệm như hình 6.2/sgk, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời C2

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C2

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi C3 và quan sát thí nghiệm rồi trình bày nhận xét

- Gọi học sinh nhận xét

- Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C4

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi câu C4

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh qua các thí nghiệm và nhận xét rút ra kết luận.

- Gọi học sinh đọc nhận xét

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về lực

- Quan sát thí nghiệm, đọc câu hỏi C1 và trả lời câu hỏi C1

- Trả lời câu hỏi C1

- Ghi bài

- Quan sát thí nghiệm, đọc và trả lời câu hỏi C2

- Trả lời câu hỏi C2

- Ghi bài

- Quan sát thí nghiệm, đọc và trả lời câu hỏi C3

- Đưa ra nhận xét

- Ghi bài

- Hoàn thành câu hỏi C4

- Trả lời câu hỏi C4 :

  1. lực đẩy
  2. lực ép
  3. lực kéo
  4. lực kéo
  5. lực hút.

- Rút ra kết luận

- 1 học sinh đọc nhận xét, các học sinh khác theo dõi và nhận xét

- Ghi bài

Đưa ra ví dụ về lực:

   +con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày. 

   +đầu tàu tác dụng lên các toa tàu một lực kéo

I. Lực

  1.Thí nghiệm

a. Thí nghiệm1

- C1:

Lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn 1 lực đẩy.

Xe lăn tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép.

  

b.Thí nghiệm 2

- C2: Lò xo tác dụng lên xe lăn một lực kéo.

       Xe lăn tác dụng lên lò xo một lực kéo.

   c.Thí nghiệm3

- C3: Nam châm tác dụng lên quả nặng một lực hút.

2. Kết luận:

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật khác ta nói vật tác dụng lực lên vật kia.

 

Hoạt động 2: Nhận xét về phương chiều của lực

 

10ph

- Yêu cầu học thực hiện lại các thí nghiệm hình 6.1, hình 6.2, và buông tay ra. Sau đó, nhận xét trạng thái của xe lăn.

- Gọi học sinh đưa ra nhận xét về trạng thái của xe lăn

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét về phương chiều của lực.

- Gọi học sinh trả lời

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C5

 

- Nhận xét

- Làm lại các thí nghiệm hình 6.1, hình 6.2, và buông tay ra,quan sát, đưa ra

nhận xét trạng thái xe lăn.

- Học sinh đại diện các nhóm đưa ra nhận xét: “xe lăn chuyển động theo phương nằm ngang, và chuyển động theo chiều từ phải sang trái”

- Thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét về phương, chiều của lực

- 1 học sinh trả lời “lực có phương chiều xác định”

- Ghi bài

- Trả lời câu hỏi C5 “lực do nam châm tác dụng lên quả nặng có phương dọc theo trục nam châm,có chiều từ trái sang phải.”

II.Phương và chiều của lực

 

 

 

- Mỗi lực đều có phương và chiều xác định

Hoạt động 3: Tìm hiểu hai lực cân bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

8ph

- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 6.4/sgk và trả lời câu hỏi C

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C6

- Nhận xét và nhấn mạnh lại cho học sinh “nếu hai đội mạnh ngang bằng nhau thì dây vẫn đứng yên”

- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C7

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7

- Nhận xét

- Yêu cầu học sinh chỉ ra chiều của mỗi lực

- Nhận xét

- Thông báo” nếu sợi dây chịu tác dụng của hai lực kéo của hai đội mà sợi dây vẫn đứng yên thì ta nói sợi dây đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng”

- Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống ở câu C8

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C8 

- Nhận xét 

- Yêu cầu học sinh cho ví dụ trong thực tế về hai lực cân bằng

- Nhận xét

- Quan sát hình 6.4/sgk và trả lời câu hỏi C6

- Trả lời câu hỏi C6

- Lắng nghe

- Đọc và trả lời câu hỏi C­7

- Trả lời câu hỏi C7 “phương

dọc theo sợi dây, chiều của hai lực ngược nhau”

- Chỉ ra chiều của mỗi lực

- Lắng nghe

Điền câu C8

- 1 học sinh trả lời, các học sinh còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét

- Ghi bài

- Cho ví dụ về hai lực cân bằng trong thực tế:

III. Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều (đặt vào cùng một vật)

 

Hoạt động 4:   Vận dụng

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Lực- Hai lực cân bằng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 6 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 6: Lực- Hai lực cân bằng

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2