intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Chia sẻ: Nguyễn Trọng Tuyển | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

578
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển tập những giáo án bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng môn Vật lý 6 hay nhất về tạo điều kiện thuận lới, phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập. Học sinh nhanh chóng mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng, nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Bài 19 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

I. MỤC TIÊU :

1. Tìm được ví dụ thực tế về các nội dung sau đây :

     - Thể tích một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

     - Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

    Biết thực hiện thí nghiệm ở hình 19.1 và 19.2 SGK mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận.

3. Giúp học sinh vận dụng được kiến thức của bài để giải thích các vấn đề trong thực tế cuộc sống, nhằm góp phần cho học sinh tin tưởng vào khoa học vật lí.

II. CHUẨN BỊ :

Cho mỗi nhóm học sinh: 1 ống thủy tinh thẳng, 1 chậu thủy tinh, 1 bình thủy tinh đáy bằng, 1 nút cao su có lỗ ở giữa.

Cho cả lớp: 1 bình đựng nước pha màu, 1 bình thủy nước nóng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

  1. Ổn định lớp :

Lớp trưởng báo cáo sỉ số.

  1. Kiểm tra bài cũ :

a. Khi nhiệt độ tăng (hoặc giảm) thì chất rắn như thế nào ?
    Thể tích chất rắn lúc đó ra sao ?

(Khi nhiệt độ tăng chất rắn nở ra, thể tích chất rắn tăng lên. Khi nhiệt độ giảm chất rắn co lại, thể tích chất rắn giảm đi.)

b. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? Nhôm, sắt, đồng thì chất nào nở vì nhiệt ít nhất, chất nào nở nhiều nhất ?

(Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Sắt nở vì nhiệt ít nhất, nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất.)

  1. Giảng bài mới :

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG

Hoạt động 1: (4 phút)

 Tổ chức tình huống học tập :

An : Đố biết khi nung nóng một ca nước đầy thì nước có tràn ra ngoài không ?

Bình : Nước chỉ nóng lên thôi, tràn thế nào được, vì lượng nước trong ca có tăng lên đâu.

Bình trả lời như vậy đúng hay sai ?

- Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?

- Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?

Để có cơ sở giải thích vấn đề chúng ta làm thí nghiệm :

Hoạt động 2: ( 15 phút)

Làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi :

Cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm

Giáo viên giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm:

- Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Khi đó nước màu sẽ tăng lên trong ống.

- Đặt bình cầu vào chậu nước nóng và quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước trong ống.

Yêu cầu HS trả lời :

- Tại sao phải dùng nước màu và gắn ống thủy tinh ?

- Tại sao phải đặt vào chậu nước nóng mà không đun ?

Trả lời câu hỏi :

Cho HS thảo luận nhóm trả lời :

C1: Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? Giải thích.

C2: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh.

- Điền vào chỗ trống :

Nước nóng lên thì (1)………………, lạnh đi thì (2)…………....

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?

Hoạt động 3: ( 9 phút)

Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau :

C3: Quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm. Cho biết mực chất lỏng dâng lên trong ống thủy tinh như thế nào? Rút ra nhận xét.

- Có nhận xét gì về mực chất lỏng dâng lên trong ống thủy tinh ?

- Chất lỏng nào dâng lên nhiều nhất, chất nào ít nhất ?

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt :

  1.  Giống nhau
  2.  Gần giống nhau
  3.  Khác nhau

- Có 3 bình như nhau đựng ba chất lỏng khác nhau. Đem tăng 3 bình trên với cùng một nhiệt độ thì thấy bình 1 chất lỏng không tràn ra, bình 2 chất lỏng tràn ra một ít, bình 3 chất lỏng tràn ra nhiều. Hỏi bình nào chứa nước, rượu, dầu ?

Qua TN rút ra được kết luận gì ?

Hoạt động 4: (7 phút)

Rút ra kết luận :

Cho HS làm việc theo nhóm

C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.

a/ Thể tích nước trong bình (1)……… khi nóng lên, (2)………… khi lạnh đi.

b/ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3)………………….

 

- Khi nung nóng một chất lỏng thì :

  1.  Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
  2.  Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
  3.  Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
  4.  Khối lượng riêng của chất lỏng lúc tăng, lúc giảm.

- Hãy chọn câu đúng :

  1. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, thể tích giảm.
  2. Chất lỏng co lại khi lạnh đi, thể tích tăng.
  3. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  4. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Hoạt động 5: (5 phút)

Vận dụng

Cho lớp thảo luận và trả lời

C5: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?

- Tại sao khi đun nóng một lượng nước chứa trong bình thủy tinh, mực nước trong bình hạ xuống sau đó dâng lên ?

C6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?

C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1 ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào bình đựng dung tích bằng nhau và cùng chất lỏng như nhau. Hỏi mực nước dâng lên trong hai ống chất lỏng thế nào ?  Tại sao ?   (Khi nhúng  vào nước nóng)

- So sánh sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng thì ta thấy:

  1.  Chất rắn dãn nở nhiều hơn chất lỏng
  2.  Chất lỏng dãn nở nhiều hơn chất rắn
  3.  Cả hai dãn nở như nhau

- Cho HS trả lời vấn đề đầu bài ?

 

Đọc vấn đề đầu bài

Tìm hiểu vấn đề và dự kiến câu trả lời.

Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng trả lời các câu hỏi.

Quan sát vị trí mực nước màu

Đánh dấu vào vị trí mực nước màu rồi so với vị trí mới khi nhúng vào nước nóng.

Làm việc cá nhân trả lời :

- Dùng nước màu và gắn ống thủy tinh để dễ quan sát sự dâng lên của mực nước khi nóng lên.

- Vì chỉ cần tăng nhiệt độ của nước lên một ít.

Thảo luận nhóm :

C1: Mực nước trong ống dâng lên vì nước nóng lên, nở ra.

C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi, co lại.

Làm việc cá nhân điền vào :

(1): nở ra

(2): co lại

Làm việc cá nhân :

C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Mực chất lỏng dâng lên không bằng nhau.

- Dâng nhiều nhất là rượu, ít nhất là nước.

- Chọn C

- Bình 1 chứa nước, bình 2 chứa dầu, bình 3 chứa rượu.

Thảo luận nhóm :

C4:

a/ Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

b/ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.

 

Nhóm nhỏ thảo luận trả lời :

C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra, thể tích tăng lên, nước dâng lên  và tràn ra ngoài.

- Vì do bình thủy tinh nở ra trước nên nước hạ xuống, sau đó nước nở ra dâng lên.

C6: Vì chất lỏng trong chai nở ra vì nhiệt bị nắp chai cản trở gây ra lực lớn đẩy nắp chai bật ra.

C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nhưng ở ống có tiết diện nhỏ hơn, thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Làm thí nghiệm :

       (SGK)    

2. Trả lời câu hỏi :

3. Rút ra kết luận :

   Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

   Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

   Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 

4. Vận dụng :

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 19 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0