intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Chia sẻ: Hoàng đình Khang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

499
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại bộ sưu tập về giáo án bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí môn Vật lý 6 quý thầy cô giáo rất thuận tiện trong việc giảng dạy, đưa kiến thức đến với học sinh một cách nhanh chóng, học sinh mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí, nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

GIÁO ÁN VẬT LÝ 6

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

 

I. Mục tiêu bài học

Kiến thức giúp Hs:

  - Nắm được chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

  - Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của khối khí tăng khi nóng lên và giảm khi lạnh đi

Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

Thái độ: Học tập nghiêm túc, ghi chép bài cẩn thận.

II. Chuẩn bị

  - Giáo viên

   + Cả lớp  hình 20.5 /sgk, phiếu học tập

   + Mỗi nhóm 1 bình thuỷ tinh đáy bằng, 1 ống thuỷ tinh thẳng, nút cao su có đục lỗ, cốc nước màu, khăn lau

  - Học sinh sgk và vở ghi chép

III. Tiến trình lên lớp

  1. Kiểm tra (5 phút)

 

- Gv: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Gọi học sinh chữa bài tập 19.1, 19.2.

- TL: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lai khi lạnh đi.

         Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- B19.1 C) thể tích chất lỏng

- B19.2 B) KLRcủa chất giảm

2. Bài mới

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

 

Đặt vấn đề (3 phút)

- Gv: Khi chơi bóng bàn nếu quả bóng bị bẹp em thấy người ta thường làm thế nào để nó trở lại như cũ?

- Nhận xét

- Làm thí nghiệm cho học sinh quan sát để chứng minh cho câu trả lời của học sinh

- Thông báo “ta thấy chất rắn và chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi”. Vậy chất khí có dãn nở vì nhiệt hay không?

- Bài học hôm nay của chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này và cũng tìm lời giải thích cho hiện tượng thí nghiệm ở trên..

 

- TL Bỏ quả bóng vào nước nóng

- Quan sát

- Lắng nghe

- Suy nghĩ câu trả lời

- Ghi bài

Tiết 23 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

Hoạt động 1 Làm thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên nở ra và co lại khi lạnh đi (10 phút)

 

 

- Yêu cầu học sinh đọc phần 1/ sgk để tìm hiểu trình tự các bước và mục đích yêu cầu  của thí nghiệm

- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm

- Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và trình bày kết quả

- Gọi học sinh trình bày kết quả thí nghiệm

- Nhận xét

- Gv: Trong thí nghiệm giọt nước màu có tác dụng gì?

- Gv: Khi áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra

Hiện này chứng tỏ điều gì?

- Gv: Khi thôi áp tay vào bình cầu thì có hiện tượng gù xảy ra? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C3, C4

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3, C4

- Nhận xét

- Từ các thí nghiệm trên em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của chất khí.

- Nhận xét

 

- Đọc mục 1/sgk và tìm hiểu yêu cầu  và mục đích cũng như trình tự tiến hành thí nghiệm

- Đại diện các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu 

- Quan sát hiện tượng

- Trình bày kết quả thí nghiệm

- TL giọt nước màu chỉ đóng vai trò là vật chỉ thị để cho ta thấy sự giãn nở của chất khí ở trong bình

- TL Khi áp tay vào bình thì giọt nước màu đi lên. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng lên.

- TL Khi thôi áp tay vào bình thì giọt nước màu đi xuống. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích khí trong bình giảm.

- Đọc và làm C3, C4

- Trả lời câu hỏi C3, C4

+ C3 Do không khí trong bình nóng lên

+ C4 Do không khí trong bình lạnh đi

- Đưa ra kết luận về sự giãn nở vì nhiệt của chất khí

- Ghi bài

1. Thí nghiệm

 

2. Trả lời câu hỏi

 

3. Kết luận

 

- Gv:Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

Hoạt động 2 Tìm hiểu và so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí (10 phút)

 

- Gv: cho học sinh quan sát bảng ghi độ tăng thể tích của 1 số chất khí (bảng 20.1/ sgk)

- Gv: Em có nhận xét gì về sự giản nở vì nhiệt của các chất khí.

- Nhận xét

 

- Quan sát

- TL các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Ghi bài

4. Sự nở vì nhiệt của các chất khí

 

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

Hoạt động 3 So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí (8 phút)

 

- Yêu cầu học sinh quan sát bảng 20.1, đưa ra nhận xét và ghi vào phiếu học tập

- Yêu cầu các học sinh hoạt động theo nhóm 2 học sinh chữa bài tập cho nhau

- Yêu cầu một vài nhóm học sinh đưa ra nhận xét

- Nhận xét và chốt lại cho học sinh ghi bài

- Yêu cầu học sinh điền từ thích hợp vào C6

- Gọi học sinh hoàn chỉnh C6

- Nhận xét

- Đọc bảng 20.1/ sgk và đưa ra nhận xét rồi điền vào phiếu học tập

 + sự nở vì nhiệt của chất rắn khác nhau

 + sự nở vì nhiệt của chất lỏng khác nhau

 + sự nở vì nhiệt của chất khí giống nhau

- Hoạt động nhóm chữa bài cho nhau

- Đại diện các nhóm đưa ra nhận xét

- Ghi bài

- Điền từ thích hợp vào C6

- Trả lời câu hỏi C6

5. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí

 

- Gv: chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Hoạt động 4  Vận dụng (4 phút)

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sự nở vì nhiệt của chất khí. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 20 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2