GIÁO ÁN VẬT LÝ 6
BÀI 28: SỰ SÔI
I.Mục đích yêu cầu
Kiến thức học sinh mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi
Kĩ năng biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi.
Thái độ: học tập nghiêm túc, ghi chép cẩn thận.
II.Chuẩn bị
- Giáo viên
+ Mỗi nhóm 1 giá đỡ, 1 kiềng lưới kim loại, 1 kẹp vạn năng, 1bình cầu đáy bằng có nút cao su để gắn nhiệt kế, 1 đèn cồn, 1nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đồng hồ
+ Cả lớp bảng 28.1/ SGK, phiếu học tập
- Học sinh Sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra (5 phút)
- Gv: Yêu cầu học sinh điền quá trình xảy ra vào sơ đồ
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?Cho ví dụ
|
- TL
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng
- Ví dụ
+ Khi sấy tóc thì tóc sẽ nhanh khô
+ Khi có gió quần áo phơi sẽ nhanh khô hơn khi không có gió
+ Quần áo phơi trải rộng ra thì nhanh khô hơn khi ta để dồn đống
|
2.Bài mới
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của học sinh
|
Ghi bảng
|
Đặt vấn đề (3 phút)
- Ở các bài học trước ta đã tìm hiểu về một số hiện tượng vật lí đơn giản thường gặp trong thực tế. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một hiện tượng nữa đó là sự sôi
- Gv:o học sinh đọc mẫu đối thoại ở đầu bài
- Gọi 1, 2 học sinh đưa ra dự đoán
- Để biết ai đúng ai sai ta đi tìm hiểu ở bài học này,
|
- Lắng nghe
- Đọc mẫu đối thoại ở đầu bài
- Đưa ra dự doán
- Ghi bài
|
Tiết 33 SỰ SÔI
|
Hoạt động 1 Làm thí nghiệm về sự sôi (15 phút)
- Để biết chính xác ai đúng ai sai ta phải làm thí nghiệm là cách chính xác nhất
- Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 28.1/Sgk đổ vào bình cầu khoảng 100cm3, điều chỉnh nhiệt kế không chạm vào đáy cốc
- Kiểm tra việc lắp đặt thí nghiệm của học sinh trước khi cho học sinh đun
- Lưu ý học sinh mục đích của thí nghiệm là theo dõi hiện tượng xảy ra nhằm trả lời câu hỏi trong mục II
- Khi nước đạt tới 400C mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ tương ứng của nước
- Quan sát và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm
- Hướng dẫn học sinh mô tả hiện tượng xảy ra.
|
- Lắng nghe
- Tiến hành lắp thí nghiệm hình 28.1/Sgk
- Đọc mục II để nắm mục đích của thí nghiệm
- Quan sát và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ
- Mô tả lại hiện tượng và ghi lại kết quả vào bảng 28.1 ở phiếu học tập
- Đại diện các nhóm đọc kết quả và mô tả lại hiện tượng quan sát
|
I.Thí nghiệm về sự sôi
1. Thí nghiệm
|
Hoạt động 2 Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước (17 phút)
- Hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn trên giấy
- Lưu ý học sinh trục nằm ngang là trục thời gian, trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian là 0 phút
- Yêu cầu học sinh ghi nhận xét về đường biểu diễn
+ Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không. Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
- Gọi học sinh nêu nhận xét và thảo luận trên lớp
|
- Gv:ú ý theo dõi
- Lắng nghe
- Đưa ra nhận xét về đường biểu diễn
- Trả lời và thảo luận về đặc điểm của đường biểu diễn
|
2.Vẽ đường biểu diễn
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sự sôi. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 28 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 28: Sự sôi
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)