Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
VỊ TRÍ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG - LÂM - NGƯ<br />
TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN<br />
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘP NGÂN SÁCH<br />
THE ROLE OF AGRICULTURE–FORESTRY-FISHERY BUSINESSES IN THE SYSTEM<br />
OF ENTERPRISES IN NGHE AN PROVINCE FROM BUDGET CONTRIBUTION<br />
PERSPECTIVE<br />
Nguyễn Minh Sửu1, Trần Đình Chất2<br />
Ngày nhận bài: 08/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/2/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thuế thu từ các doanh nghiệp không những là nguồn đóng góp vào ngân sách hết sức quan trọng, nó<br />
còn là thước đo trình độ phát triển của bản thân các doanh nghiệp của một ngành. Nếu sản xuất, kinh doanh<br />
lớn mạnh, mức nộp ngân sách sẽ lớn và ngược lại. Nghệ An là một tỉnh có hơn 60% dân số sống bằng nông<br />
nghiệp; ngành này cũng đóng góp hơn ¼ GDP của địa phương. Tuy vậy, hàng năm số thuế thu được từ các<br />
doanh nghiệp của ngành này chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn, khoảng từ 3 đến 4%. Kết quả đó là do số lượng<br />
các doanh nghiệp lớn trong ngành này không nhiều và thường chỉ dừng lại ở mức độ sơ chế. Thực trạng này,<br />
đòi hỏi nhà nước cần có những giải pháp hữu hiệu, trong đó có thuế, để khuyến khích các doanh nghiệp trong<br />
ngành phát triển.<br />
Từ khóa: Thuế, thước đo, nông - lâm - ngư, doanh nghiệp, khuyến khích<br />
ABSTRACT<br />
Tax collected from businesses is not only an important contribution to national budget but also a<br />
reflective indicator of businesses’ development level. If the activities of production and business develop,<br />
businesses’ contribution to national budget increases and vice versa. Over 60% of Nghe An province’s<br />
population live in agriculture, and this industry also contributes more than one forth to the local GDP.<br />
However, annual tax collected from agricultural businesses is only at modest level, about from 3 to 4% of<br />
the local budget. This result comes from the fact that the amount of big businesses is very small and their<br />
production is just at the preliminary level. This status requires the government to issue effective solutions<br />
including improving tax policies to encourage the development of businesses in this area.<br />
Keywords: Tax, businesse, indicator, development level, preliminary level, effective solutions, tax policies<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
“Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ<br />
do luật qui định cho các tổ chức và cá nhân<br />
trong xã hội nộp cho nhà nước bằng một phần<br />
thu nhập của mình vào ngân sách để đáp ứng<br />
nhu cầu chi tiêu của nhà nước” [3]. Thông qua<br />
1<br />
2<br />
<br />
Kiểm toán Nhà nước khu vực II, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An<br />
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
106 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
số thuế nộp vào ngân sách, có thể thấy vị trí,<br />
vai trò của các ngành trong nền kinh tế.<br />
Nghệ An là một trong những tỉnh có diện<br />
tích và dân số lớn nhất nước; dân cư trên địa<br />
bàn chủ yếu sống bằng nghề nông; GDP của<br />
ngành này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
tổng GDP của cả Tỉnh. Chính vì vậy, vấn đề đặt<br />
ra làm sao để phát triển các doanh nghiệp chế<br />
biến, dịch vụ, hậu cần nhằm tạo điều kiện cho<br />
ngành thay đổi diện mạo, thực hiện các mục<br />
tiêu kinh tế - xã hội, phục vụ quốc kế, dân sinh.<br />
Để làm rõ vị trí của các doanh nghiệp trong<br />
ngành, có thể xem xét, đánh giá thông qua<br />
số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động,<br />
cũng như số thuế của nó hàng năm đóng<br />
góp vào ngân sách nhà nước.. Đây là những<br />
doanh nghiệp có vốn lớn, doanh thu cao, số<br />
nộp thuế nhiều, hoạt động trong lĩnh vực xuất<br />
nhập khẩu, do Cục thuế Nghệ An trực tiếp quản<br />
lý. Chính vì vậy, nếu làm rõ được vị trí của các<br />
doanh nghiệp này thông qua số lượng đơn vị<br />
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, số<br />
thuế nộp vào ngân sách, có thể có những giải<br />
pháp hữu hiệu nhằm nâng cao vị trí của các<br />
doanh nghiệp trong khối này trong các doanh<br />
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
<br />
Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện<br />
thông qua việc sử dụng số bình quân, tần số,<br />
số tối đa và tối thiểu. Phương pháp thống kê<br />
so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so<br />
sánh số tương đối để đánh giá động thái phát<br />
triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và<br />
không gian.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1. Hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh<br />
Nghệ An<br />
Qua Bảng 1, ta thấy, tổng số lượng doanh<br />
nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Cục<br />
Thuế trực tiếp quản lý, có sự biến động mạnh<br />
trong kỳ nghiên cứu. Nếu như năm 2011, tổng<br />
số là 503 thì năm 2012 lên tới 679, tức tăng<br />
176 DN hay tăng 35%. Sang năm 2013, số DN<br />
chỉ còn 474, giảm 205 tức giảm 30,2%. Như<br />
vậy, xét về tổng thể, trong năm 2012 các doanh<br />
nghiệp có tiến bộ vượt bậc, khi những doanh<br />
nghiệp này có sự phát triển về mặt quy mô.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ<br />
Tuy nhiên, qua năm 2013, tình hình lại trở nên<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
xấu đi, khi một số lượng lớn doanh nghiệp lại<br />
Đối tượng nghiên cứu là vị trí của các<br />
sụt giảm về quy mô kinh doanh.<br />
doanh nghiệp Nông - Lâm - Ngư trong hệ<br />
Có thể nói, sự biến động này là quá lớn,<br />
thống doanh nghiệp của tỉnh Nghệ An. Cơ sở<br />
ngay cả trong trường hợp môi trường kinh tế<br />
lý thuyết mà bài báo này vận dụng là những<br />
toàn cầu cũng như trong nước có nhiều bất lợi,<br />
vấn đề lý luận liên quan đến thuế và kinh tế<br />
khi tình hình suy thoái chưa được hồi phục, và<br />
phát triển của các ngành trong nền kinh tế<br />
nói chung nền kinh tế đang trong thời kỳ bất ổn.<br />
quốc dân. Phương pháp thống kê bao gồm<br />
Từ đó ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trên<br />
chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh.<br />
địa bàn Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi.<br />
Bảng 1. Cơ cấu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 - 2013.<br />
STT<br />
<br />
Ngành nghề hoạt động<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
CN chế biến, chế tạo<br />
Xây dựng, lắp đặt<br />
Vận tải, kho bãi<br />
Thương mại<br />
Bán buôn<br />
Bán lẻ<br />
5 Nông-Lâm-Thủy sản<br />
6 Dịch vụ, lưu trú<br />
7 Khai khoáng<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Năm 2011<br />
<br />
Năm 2012<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ trọng (%)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ trọng (%)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ trọng (%)<br />
<br />
133<br />
157<br />
19<br />
93<br />
81<br />
12<br />
17<br />
56<br />
28<br />
503<br />
<br />
26,4<br />
31,2<br />
3,8<br />
18,5<br />
16,1<br />
2,4<br />
3,4<br />
11,1<br />
5,6<br />
100<br />
<br />
174<br />
200<br />
33<br />
158<br />
116<br />
42<br />
27<br />
46<br />
41<br />
679<br />
<br />
25,6<br />
29,5<br />
4,9<br />
23,3<br />
17,1<br />
6,2<br />
4,0<br />
6,8<br />
6,0<br />
100<br />
<br />
120<br />
163<br />
27<br />
95<br />
81<br />
14<br />
22<br />
19<br />
28<br />
474<br />
<br />
25,3<br />
34,4<br />
5,7<br />
20,0<br />
17,1<br />
2,9<br />
4,6<br />
4,0<br />
5,9<br />
100<br />
<br />
Cục Thuế Nghệ An, 2014<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
Xét về cơ cấu ngành nghề kinh doanh,<br />
<br />
trong đó có thuế có những chính sách phù hợp<br />
<br />
ngành xây dựng lắp đặt luôn chiếm tỷ trọng<br />
<br />
nhằm tạo điều kiện cho các DN tồn tại và phát<br />
<br />
lớn nhất trên, dưới 30% trong tổng số. Và bản<br />
<br />
triển được trong những thời điểm bất ổn và<br />
<br />
thân ngành này cũng có sự biến động lớn qua<br />
<br />
bất lợi.<br />
<br />
các năm, nếu như năm 2012 ghi nhận sự tăng<br />
<br />
2. Tình hình nộp thuế theo ngành hoạt động<br />
<br />
trưởng so với năm trước (27,4%), thì năm 2013<br />
lại suy giảm (18,5%). Đây có thể là dấu hiệu của<br />
hiện tượng đóng băng của bất động sản ở nước<br />
ta nói chung và tại Nghệ An nói riêng.<br />
Khối ngành có số lượng DN lớn thứ hai là<br />
công nghiệp chế biến, chế tạo, với tỷ trọng trong<br />
tất cả các năm đều chiếm trên 25% và số lượng<br />
của nó cũng biến động thất thường, từ 133 năm<br />
2011 lên 174 năm 2012 (tăng 30,8%) , lại giảm<br />
xuống còn 120 vào năm 2013 (giảm 31%).<br />
Khối ngành có số lượng DN lớn thứ ba<br />
là thương mại, với tỷ trọng qua các năm xấp<br />
xỉ 20% và nó cũng chịu sự biến động rất lớn<br />
trong vòng 3 năm. Cụ thể vào năm 2011 mới<br />
chỉ có 93 đơn vị, sang năm 2012 lên tới 158,<br />
tăng 67%; thế nhưng đến năm 2013 lại giảm<br />
xuống còn 95 DN tương ứng giảm 39,9%.<br />
<br />
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh<br />
Nghệ An<br />
Nhìn chung tình hình thực hiện nghĩa vụ<br />
thuế của các DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An<br />
trong kỳ nghiên cứu không đạt so với dự toán<br />
(Bảng 2). Cụ thể, năm 2011 chỉ đạt 76,6%,<br />
năm 2012 đạt 81,9% và năm 2013 đạt mức<br />
thấp nhất so với dự toán là 74,7%. Ta thấy rằng<br />
chênh lệch giữa số thực hiện so với dự toán là<br />
khá lớn (trên dưới 20%); điều này có thể xuất<br />
phát từ hai phía, thứ nhất nhà nước đưa ra<br />
chỉ tiêu quá cao, thứ hai bản thân các DN gặp<br />
nhiều khó khăn, nên kết quả và hiệu quả sản<br />
xuất kinh doanh thấp, do đó số thuế dự kiến sẽ<br />
nộp cao hơn nhiều so với số thực tế.<br />
Trên góc độ đóng góp của các doanh<br />
nghiệp ở một tỉnh lớn như Nghệ An là rất<br />
<br />
Điều đáng lưu tâm là trong khối ngành sản<br />
<br />
khiêm tốn, khi hàng năm con số này chưa vượt<br />
<br />
xuất, khối Nông - Lâm - Ngư có số lượng DN<br />
<br />
mức 3 nghìn tỷ đồng. Điều này đặt ra cho các<br />
<br />
rất không đáng kể với tỷ trọng khiêm tốn 3 - 4%.<br />
<br />
nhà hoạch định chính sách làm sao tạo lập<br />
<br />
Là một tỉnh thuộc loại lớn nhất nước cả về diện<br />
<br />
được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các<br />
<br />
tích lẫn dân số, khi phần lớn cư dân sống nhờ<br />
<br />
doanh nghiệp phát triển để từ đó có nguồn thu<br />
<br />
các ngành này, trong khi đó vị trí các DN của<br />
<br />
nhiều hơn, các ngành kinh tế của Tỉnh đóng<br />
<br />
nó khiêm nhường đến như vậy.Vấn đề đặt ra là<br />
<br />
góp xứng đáng hơn cho ngân sách Nhà nước.<br />
<br />
nhà nước phải có chính sách đồng bộ trong đó<br />
<br />
Tương xứng với số lượng doanh nghiệp<br />
<br />
có thuế để tạo điều kiện cho những ngành sản<br />
<br />
lớn nhất so với các ngành nghề kinh doanh,<br />
<br />
xuất quan trọng như vậy phát triển.<br />
<br />
ngành xây dựng, lắp đặt cũng đóng góp nhiều<br />
<br />
Nhìn chung trong tất cả các ngành khác<br />
<br />
nhất trong tổng số thuế mà doanh nghiệp các<br />
<br />
cũng tuân theo quy luật là tăng mạnh về số<br />
<br />
ngành đã nộp. Năm 2011, các DN của ngành<br />
<br />
lượng trong năm 2012 và giảm mạnh vào năm<br />
<br />
này đã nộp vào ngân sách 611.623,3 triệu<br />
<br />
kế tiếp. Ta chỉ có thể lý giải hiện tượng này là do<br />
<br />
đồng, chiếm 34% trong tổng số thuế đã nộp<br />
<br />
môi trường làm ăn, kinh doanh đầy biến động<br />
<br />
của các ngành sản xuất kinh doanh. Trong<br />
<br />
bất lợi cho các DN, chính vì vậy sự tồn vong<br />
<br />
các năm còn lại tỷ lệ này tương ứng là 32,4 và<br />
<br />
của chúng là khó lường. Và đây cũng là cơ sở<br />
<br />
32,9%. Như vậy, riêng ngành này đã đóng gần<br />
<br />
quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước,<br />
<br />
1/3 số thuế mà các doanh nghiệp đã nộp.<br />
<br />
108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
Bảng 2. Tình hình nộp thuế của các DN theo ngành hoạt động thời kỳ 2011 - 2013<br />
<br />
Đơn vị tính: Triệu đồng<br />
<br />
STT<br />
<br />
Ngành nghề<br />
hoạt động<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Năm 2011<br />
Dự toán<br />
<br />
CN chế biến, chế tạo 621.000<br />
Xây dựng, lắp đặt<br />
733.700<br />
Vận tải, kho bãi<br />
88.000<br />
Thương mại<br />
434.600<br />
Bán buôn<br />
378.600<br />
Bán lẻ<br />
56.000<br />
5 Nông-Lâm-Thủy sản<br />
74.800<br />
6 Dịch vụ, lưu trú<br />
266.000<br />
7 Khai khoáng<br />
131.900<br />
Tổng cộng<br />
2350000<br />
<br />
Thực hiện<br />
<br />
Năm 2012<br />
Dự toán<br />
<br />
Thực hiện<br />
<br />
Năm 2013<br />
Dự toán<br />
<br />
Thực hiện<br />
<br />
425.770,1 741.900 537.155,6 881.000 698.358,7<br />
611.623,3 852.700 768.880,0 1.196.800 854.270,5<br />
67.967,1 140.700 115.150,0 198.000 148.130,7<br />
342.681,3 673.600 531.325,2 697.000 521.200,6<br />
289.754,7 494.000 384.770,4 594.000 444.392,1<br />
52.926,6 179.000 146.554,8 102.600<br />
76.808,5<br />
57.235,5 123.100 101.192,6 154.000 115.212,8<br />
193.901,5 187.600 173.533,6 139.500 124.240,1<br />
100.162,1 174.400 143.065,5 212.700 139.103,4<br />
1799340,9 2894000 2369302,7 3479000 2600516,8<br />
<br />
Cục Thuế Nghệ An, 2014<br />
<br />
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo<br />
chiếm vị trí thứ hai trong các ngành sản xuất,<br />
kinh doanh. Trong năm 2011, ngành này đóng<br />
góp 425.770,1 triệu đồng hay chiếm 23,7%<br />
tổng số thuế mà các doanh nghiệp đã nộp. Vào<br />
năm kế tiếp tỷ lệ này có giảm đi chút ít ở mức<br />
22,7%. Và tỷ trọng lớn nhất mà ngành này có<br />
được là ở năm 2013, khi các doanh nghiệp<br />
của nó đóng góp tới 26,8% trong tổng số. Một<br />
điều cần phải ghi nhận là, số thuế tuyệt đối mà<br />
ngành này đã nộp tăng liên tục và đáng kể qua<br />
các năm, từ 425.770,1 triệu đồng năm 2011,<br />
lên 537.155,6 triệu đồng năm 2012 và đạt tới<br />
698.358,7 triệu đồng vào năm 2013. Như vậy<br />
hàng năm ngành này tăng hơn 25%, một tỷ lệ<br />
tăng rất cao. Đây cũng là dấu hiệu đáng khích<br />
lệ vì đây được coi là ngành chủ đạo trong sự<br />
nghiệp công nghiệp hóa của nước ta nói chung<br />
và Nghệ An nói riêng.<br />
Đứng thứ ba về số thuế đã nộp là ngành<br />
thương mại, khi ngành này vào năm 2011 đóng<br />
góp vào ngân sách 342.681,3 triệu đồng, tức<br />
chiếm 19,0% trong tổng số thuế mà các doanh<br />
nghiệp trong Tỉnh mà Cục thuế đã thu. Những<br />
năm tiếp theo tỷ lệ này lần lượt là 22,4 và 20,0%.<br />
Những ngành còn lại như vận tải, kho bãi; Nông Lâm - Thủy sản; dịch vụ lưu trú; khai khoáng tỷ<br />
lệ này khiêm tốn hơn ở mức dưới 10%.<br />
Sự tăng trưởng liên tục còn được thể<br />
hiện ở ngành Nông - Lâm - Thủy sản, ngành<br />
<br />
được coi là hết sức quan trọng trong bước đầu<br />
phát triển của một nền kinh tế.<br />
<br />
Hình 1. Tỷ trọng nộp thuế vào ngân sách của các<br />
ngành tại Cục Thuế Nghệ An<br />
<br />
Cục Thuế Nghệ An, 2014<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Thuế nộp vào ngân sách của ngành Nông Lâm - Thủy sản, có tốc độ tăng trưởng rất cao<br />
trong kỳ nghiên cứu. Nếu như năm 2011, số<br />
thuế đã nộp mới chỉ đạt 57.235,5 triệu đồng,<br />
thì sang năm 2012 đã lên tới 101.192,6 triệu<br />
đồng hay tăng 43.957,1 triệu đồng tương ứng<br />
tăng 76,8%. Qua năm 2013, số thuế đóng<br />
góp cho ngân sách của khối ngành này là<br />
115.212,8 triệu đồng, tăng 14.020,2 triệu đồng<br />
so với năm trước hay tăng 13,9%. Tuy nhiên, tỷ<br />
trọng số thuế thu được của khối Nông - Lâm Ngư trong tổng số thuế thu được của các<br />
doanh nghiệp do Cục Thuế Nghệ An trực tiếp<br />
quản lý, tăng không đáng kể và chiếm một tỷ<br />
trọng hết sức khiêm tốn (Hình 1). Cụ thể, trong<br />
năm 2011 tỷ lệ này là 3,2%, sang năm 2012 là<br />
4,3% và năm 2013 là 4,4%.<br />
Có thể nói, mức đóng góp vào ngân sách<br />
của các doanh nghiệp của Nông - Lâm - Thủy<br />
sản là quá khiêm tốn, tại một tỉnh có tới 64%<br />
[5] dân cư sống bằng nông nghiệp; GDP của<br />
ngành này chiếm 26% [1] trong tổng GDP của<br />
Tỉnh Nghệ An. Điều này nói lên rằng, những<br />
doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất, kinh<br />
doanh trong ngành không nhiều. Mặt khác,<br />
cũng cho thấy tỷ lệ hàng hóa trong ngành có<br />
giá trị gia tăng không cao, chủ yếu được tiêu<br />
thụ dưới dạng nguyên liệu chưa qua chế biến,<br />
hoặc chỉ mới sơ chế. Theo Thông tư 156/2013/<br />
TT-BTC thì: doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo<br />
phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng<br />
trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế<br />
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua<br />
sơ chế thông thường thì không phải nộp hoặc<br />
nộp với thuế suất thấp là 5% [2].<br />
<br />
Số 1/2017<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Nhìn chung qua phân tích ta có thể rút ra<br />
một số vấn đề cơ bản như:<br />
- Thứ nhất, những ngành vừa có mức<br />
đóng góp cao vào ngân sách, vừa đóng vai<br />
trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của<br />
kinh tế của Tỉnh, như công nghiệp chế biến,<br />
chế tạo cần được Nhà nước, địa phương đặc<br />
biệt chú ý;<br />
- Thứ hai, những ngành tuy không thuộc<br />
diện ưu tiên cao về mặt chiến lược phát triển,<br />
nhưng lại có mức đóng góp thuế cao như xây<br />
dựng, lắp đặt; thương mại cần được coi trọng;<br />
- Thứ ba, những ngành tuy không có mức<br />
nộp thuế cao, nhưng lại có tầm quan trọng đặc<br />
biệt đối với quốc kế dân sinh như Nông – Lâm<br />
– Thủy sản cần được sự quan tâm đúng mức<br />
của Nhà nước, địa phương về các chính sách,<br />
trong đó có thuế.<br />
Xuất phát từ những quan điểm cơ bản trên,<br />
tỉnh Nghệ An cần có những chính sách khuyến<br />
khích nhằm phát triển các doanh nghiệp chế<br />
tạo, chế biến, sửa chữa, dịch vụ hậu cần, trồng<br />
rừng … trong khối Nông - Lâm - Ngư. Điều này<br />
không chỉ thuần túy xuất phát từ mục tiêu gia<br />
tăng sự đóng góp vào ngân sách của các doanh<br />
nghiệp này, mà còn tạo tiền đề phát triển cho<br />
toàn ngành. Về phía nhà nước cần có những<br />
chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế, nhằm tạo<br />
điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành<br />
này phát triển, nhất là đối với những vùng<br />
đặc biệt khó khăn như ở các huyện miền núi<br />
của Tỉnh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bằng, 2014. Kinh tế Nghệ An năm 2013 - Thực trạng và khuyến nghị. Chuyên san Khoa học Xã<br />
hội và Nhân văn Nghệ An, Số 12/2013.<br />
Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Hà Nội.<br />
Phan Thị Cúc, Trần Phước, Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2007. Giáo trình Thuế. NXB Thống kê.<br />
Cục Thuế Nghệ An, 2014. Báo cáo tổng kết hàng năm.<br />
Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, 2013. Nghệ An xứng tầm với vai trò thủ phủ Bắc Trung Bộ.<br />
Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.<br />
<br />
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />