intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việc làm và quan hệ lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và có những tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bài tham luận phân tích về CMCN 4.0 và những tác động của nó tới việc làm và quan hệ lao động ở Việt Nam, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh thích ứng với bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việc làm và quan hệ lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. VIỆC LÀM VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Trần Ngọc Diễn1 Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và có những tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bài tham luận phân tích về CMCN 4.0 và những tác động của nó tới việc làm và quan hệ lao động ở Việt Nam, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh thích ứng với bối cảnh mới. Abstract: The fourth industrial revolution (Industry 4.0) is taking place very strongly on a global scale and it has profound impacts on all areas of social life. This essay will analyze Industry 4.0 and its impacts on employment and labor relations in Vietnam, thereby proposing appropriate solutions to adapt to the new context.  1. VÀI NÉT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cách mạng công nghiệp (CMCN) là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Năng suất lao động tăng nhanh, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng lao động trực tiếp, phát triển kinh tế tri thức trở thành những đặc điểm chính. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, đến nay lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu như Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất thì CMCN 4.0 là sự kết hợp các thành tựu khoa học của 3 lĩnh vực chính gồm: (i) Kỹ thuật số, bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); (ii) Công nghệ sinh học, bao gồm các ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; và (iii) Lĩnh vực vật lý như: Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions...), công nghệ nano...2 Khác với các cuộc Cách mạng công nghiệp trước đây, CMCN 4.0 có sự khác biệt rất lớn về tốc độ, phạm vi và hệ thống. Đây là cuộc cách mạng có tốc độ phát triển chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, diễn ra không chỉ trên quy mô tất cả các lĩnh vực trong một quốc gia, khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ không chỉ hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp, một 1 Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội. 2 TS. Phạm Trọng Nghĩa, https://laodong.vn/cong-doan/bao-ve-nguoi-lao-dong-trong-cach-mang-cong-nghiep-40- 590533.ldo - laodong.com.vn ngày 19/02/2018.
  2. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 255 lĩnh vực mà còn tác động mạnh đến hệ thống quản lý của một quốc gia cũng như hệ thống quản trị toàn cầu. CMCN 4.0 càng thêm phức tạp bởi ở nhiều vùng trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam), những cuộc CMCN 3.0 và thậm chí là CMCN 2.0 còn chưa hoàn tất và các công nghệ mới có thể “nhảy cóc” qua những chuyển biến đó, gây ra sự xáo trộn chưa từng thấy với mọi xã hội1. Tất cả đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi cơ bản và sâu rộng trong hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội nói, lĩnh vực việc làm và quan hệ lao động ở Việt Nam nói riêng. 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI VIỆC LÀM VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CMCN 4.0 đem lại nhiều lợi ích cho người lao động thông qua việc tăng năng suất lao động, tăng mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, kết nối con người đến gần nhau hơn qua các phương tiện liên lạc tiên tiến; đặc biệt là việc mở cửa thị trường lao động thông qua việc cắt giảm chi phí đi lại, vận chuyển và tạo ra những việc làm mới. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người lao động như: bị mất việc làm do bị thay thế bằng máy móc; không được bảo vệ quyền lợi do có sự thay đổi về bản chất của quan hệ lao động do ứng dụng công nghệ mới; bị phân biệt đối xử bất bình đẳng trong xã hội giữa lao động có kỹ năng cao và lao động có kỹ năng thấp, giữa ông chủ sở hữu máy móc và người lao động. CMCN 4.0 sẽ đem lại lợi ích kinh tế nhiều nhất cho những người phát minh, nhà đầu tư chứ không phải là người lao động thông thường, dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Ở nhiều nước phát triển, thu nhập thực tế của giới chủ, của lao động có chuyên môn cao thì liên tục tăng, trong khi đó, thu nhập thực tế của công nhân lao động có trình độ và kỹ năng thấp thì lại giảm. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 có thể gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa, làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Theo báo cáo “Tương lai của việc làm” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố năm 2016, trong số 15 nền kinh tế với 1,86 tỷ người lao động được nhóm lại thành 20 nhóm công việc, dự đoán sẽ có hơn 7,1 triệu việc làm bị mất khi thay đổi thị trường lao động trong giai đoạn 2015-2020, 2/3 trong số đó tập trung ở các nhóm công việc văn phòng và hành chính2. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO còn đưa ra ước tính con số mất việc làm cao hơn nhiều ở các nước ASEAN: khoảng 3/5 công việc phải đối mặt với “nguy cơ tự động hóa cao”, trong đó 86% tổng số việc làm trong ngành da giày và dệt may ở Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tự động hóa cao do những tiến bộ đạt được của cuộc CMCN 4.03. Khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động của Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa. Ngoài nguy cơ bị mất việc làm tại chỗ do máy móc thay thế, người lao động còn phải 1 Hải Minh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0: Đảo lộn tất cả, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 26-2-2017. 2 World Economic Forum, 2016 “The Future of Jobs”, 2016 - Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016, “Tương lai của Việc Làm”, http://www3.weforum.org. 3 ILO Working Paper no. 13, “New technologies: A jobless future or golden age of job creation?”, November 2016 - “Những công nghệ mới: Một tương lai mất việc làm hay thời kỳ vàng son tạo việc làm”, 11.2016, http://www.ilo.org.
  3. 256 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 đối mặt với nguy cơ bị mất việc làm do công việc bị chuyển về nước có thị trường nơi mà CMCN 4.0 đã làm giảm chi phí lao động tại thị trường đó1. Tại Việt Nam, những năm gần đây, số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn rất cao. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2018 còn khoảng hơn 200.000 người có trình độ từ đại học trở lên và khoảng 80.000 người có trình độ cao đẳng đang trong tình trạng tìm kiếm việc làm, hoặc không có việc làm. Nhiều sinh viên khi ra trường có việc làm, nhưng lại làm trái ngành, nghề được đào tạo. Tình trạng doanh nghiệp tìm cách sa thải lao động từ 35, 40 tuổi vì nhiều lý do đã xuất hiện. Đa số lao động bị sa thải hoặc mất việc đều muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần, chưa quan tâm đến việc học nghề, tìm kiếm cơ hội việc làm khác, để có thể quay lại thị trường lao động. Với sự bùng nổ ứng dụng Internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot vào sản xuất như hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức cho nguồn nhân lực Việt Nam. Vì vậy, trong tương lai gần, Việt Nam cũng có thể sẽ phải chịu sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm do quy mô dân số lớn, nhưng chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp và chưa thích ứng với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. 46 triệu lao động Việt Nam chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi robot và trang thiết bị công nghệ thông minh… Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới, từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...2 Có thể thấy, CMCN 4.0 đang tác động đến số lượng, chất lượng việc làm thông qua sự thay thế sức lao động bằng máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin đối với một số ngành, nghề đang diễn ra nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc trên thị trường lao động Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm thay đổi bản chất của việc làm, sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới. Bên cạnh đó, với nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các thông tin về công nghệ, quy trình, phương thức sản xuất, nhu cầu về ngành, nghề, kỹ năng...  và nhất là khả năng kết nối, chia sẻ trên toàn thế giới thông qua các thiết bị công nghệ... sẽ làm thay đổi cách thức kết nối giữa cung và cầu trên thị trường lao động cũng như công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động. 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI QUAN HỆ LAO ĐỘNG CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động, thay đổi hoạt động nội bộ và mô hình hoạt động của các tổ chức đại diện cho người lao động (công đoàn) và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động (Phòng Thương mại công nghiệp, Liên minh Hợp tác xã và các Hiệp hội doanh nghiệp). Theo đó, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản các thiết chế của quan hệ lao động hiện nay. Theo các chuyên gia, hệ thống quan hệ lao động được coi là hoàn chỉnh khi có đầy đủ 6 thiết chế sau: 1 TS. Phạm Trọng Nghĩa, https://laodong.vn/cong-doan/bao-ve-nguoi-lao-dong-trong-cach-mang-cong-nghiep-40-590533. ldo - laodong.com.vn ngày 19/02/2018. 2 Quang Thọ, http://doanhnghiephoinhap.vn/thi-truong-lao-dong-viet-nam-truoc-tac-dong-cua-cach-mang-cong- nghiep-lan-thu-tu.html, ngày 8/11/2018.
  4. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 257 Thiết chế đại diện; Thiết chế trung gian hòa giải; Thiết chế trọng tài; Thiết chế tòa án; Thiết chế tham vấn; Thiết chế quản lý nhà nước. Tại Việt Nam, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội nhưng các thiết chế quan hệ lao động dường như chưa thực sự có nhiều bước chuyển lớn và còn đối mặt với nhiều thách thức: Về thiết chế đại diện: Đại diện cho người lao động là tổ chức công đoàn được thành lập tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số công đoàn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chưa đủ năng lực để thực hiện vai trò đại diện trong đối thoại, thương lượng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động hiện nay trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là Phòng Thương mại và Công nghiệp và Liên minh Hợp tác xã. Tuy nhiên, 2 tổ chức này chỉ hoạt động mạnh ở cấp quốc gia trong việc tham gia vào cơ chế ba bên và cùng với các cơ quan quản lý nhà nước tham gia xây dựng chính sách, cầu nối đầu tư và dịch vụ giúp cho người sử dụng lao động và cộng đồng doanh nghiệp, còn tại cấp địa phương và doanh nghiệp, hoạt động của 2 tổ chức này còn hạn chế, phần lớn các tổ chức của người sử dụng lao động hiện nay không có thẩm quyền quyết định, định đoạt, đại diện thực sự cho người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng với tổ chức công đoàn để ký kết thỏa ước lao động tập thể, tham vấn, hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động và đình công ở doanh nghiệp.  Vấn đề là các tổ chức đại diện này cần xác định rõ các ưu tiên, nhận thức rõ tiềm năng, rủi ro có thể có khi thay đổi lực lượng lao động tránh làm xói mòn trong giao ước hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trước những thách thức của cuộc CMCN 4.0, các tổ chức cần cùng nhau trao đổi, chia sẻ hợp tác, thúc đẩy hướng tiếp cận các bên cùng có lợi chung, hai bên cùng thắng. Về thiết chế trung gian hòa giải: Hoạt động hòa giải rất cần thiết khi đã xảy ra xung đột, tranh chấp và cả khi hai bên đang trong quá trình đối thoại, thương lượng, nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy còn rất nhiều bất cập khi tiến hành việc hòa giải, hạn chế tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Thiết chế trọng tài: Hội đồng trọng tài trong thực tế không thể hiện được vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp lao động trong thời gian qua. Thiết chế tòa án: Tranh chấp lao động nhiều nhưng thủ tục, trình tự quy định theo tố tụng dân sự kéo dài, thiếu thực tế nên đưa đến tòa án rất ít, đa số là tranh chấp lao động cá nhân. Tỷ lệ các vụ án do Tòa sơ thẩm xét xử phải cải sửa tương đối cao, nhiều vụ án bị kéo dài. Thiết chế tham vấn: Quy định pháp lý về vấn đề này còn thiên về hình thức trong đó cơ chế ba bên: Nhà nước – tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động chưa được tổ chức và vận hành theo sự phát triển của cơ chế thị trường định hướng XHCN.  Thiết chế quản lý nhà nước: Công tác quản lý nhà nước về lao động, nhất là chính quyền địa phương, chưa đáp ứng yêu cầu trong khi một bộ phận không nhỏ người sử dụng lao động cố tình né tránh pháp luật, chỉ chú trọng kinh doanh thu lợi nhuận, chưa quan tâm đến người lao động.  Từ thực trạng còn yếu kém của các thiết chế trong quan hệ lao động nêu trên, cần đặt quan hệ lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ của cuộc CMCN 4.0 đã và đang
  5. 258 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 tác động dẫn đến nhiều thay đổi về cấu trúc của thị trường lao động trước những tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển, nền tảng là Internet kết nối vạn vật, robot cộng tác (cùng làm với người), in ấn 3D, dữ liệu lớn (Big Data) và điện toán đám mây, cùng sự xuất hiện các mô hình kinh doanh mới1. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Từ những phân tích nêu trên, tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau: Một là, cần hoàn thiện pháp luật về lao động - việc làm theo hướng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động thông qua duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm, hỗ trợ đào tạo để thích ứng với bối cảnh mới; rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật lao động hiện hành cả trên phương diện kỹ thuật lập pháp cũng như trong khâu tổ chức thực hiện. Trong đó, có tính đến việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động, đáp ứng sự thay đổi của bản chất quan hệ lao động trong bối cảnh CMCN 4.0. Việt Nam cũng cần tham gia sâu và rộng hơn nữa vào hệ thống pháp luật lao động quốc tế, thông qua việc gia nhập, phê chuẩn thêm công ước quốc tế và khu vực về lao động; tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đến quá trình xây dựng pháp luật lao động quốc tế; nghiên cứu để đề xuất xây dựng và tiến tới dự thảo Công ước lao động quốc tế từ thực tiễn của Việt Nam. Hai là, nghiên cứu và dự báo chính xác xu hướng vận động và phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là dự báo nhu cầu lao động của các ngành nghề phổ biến trong bối cảnh công nghiệp 4.0, từ đó xây dựng một Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, có các chỉ tiêu dự báo và kế hoạch về: số lượng, chất lượng (sức khỏe, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật lao động, tính sáng tạo và năng động trong công việc...) đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0. Ba là, tăng cường vai trò của các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, trong đó tổ chức Công đoàn Việt Nam cần có sự chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để thực hiện tốt chức năng Hiến định của mình là đại diện và bảo vệ người lao động thông qua nhiều hoạt động cụ thể; tham gia tích vực vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức công đoàn trên thế giới, hướng về cơ sở để phát huy vai trò và vị thế của công đoàn cơ sở. Bốn là, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động về CMCN 4.0 và tác động của nó đến nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng để chuẩn bị tâm thế ứng phó với các tác động này. Đặc biệt, người lao động cần được tiếp cận chủ động đối với CMCN 4.0, phải nhìn nhận CMCN 4.0 là cơ hội thay vì thách thức, không ngừng cập nhật và nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc để từng bước làm bạn với công nghệ, máy móc mới tiến đến làm chủ các thiết bị và kỹ thuật mới; chủ động nắm bắt cơ hội của cuộc CMCN 4.0, thay đổi cách thức tư duy thụ động tìm việc qua thị trường lao động, biết cách chuẩn bị các kỹ năng và kiến thức mới, đặc biệt chú trọng cách làm việc mới trong thời đại kỹ thuật số. Năm là, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp, tạo bước chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp thích ứng với CMCN 4.0 để người lao động sẵn 1 ThS. Nguyễn Hoàng Hà, “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề việc làm và quan hệ lao động”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 4/2018.
  6. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 259 sàng đáp ứng yêu cầu việc làm trong hiện tại và sau này. Khuyến khích học tập suốt đời thông qua tài trợ kinh phí đào tạo kỹ năng cho người lao động nói chung và người lao động dễ bị tổn thương bởi tác động của cuộc CMCN 4.0 nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Phạm Trọng Nghĩa, https://laodong.vn/cong-doan/bao-ve-nguoi-lao-dong-trong-cach-mang-cong-nghiep-40 -590533.ldo - laodong.com.vn ngày 19/02/2018. 2. ThS. Nguyễn Hoàng Hà, “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề việc làm và quan hệ lao động”, Tạp chí Lý luận chính trị số 4/2018. 3. Quang Thọ, http://doanhnghiephoinhap.vn/thi-truong-lao-dong-viet-nam-truoc-tac-dong-cua-cach-mang-cong- nghiep-lan-thu-tu.html, ngày 08/11/2018. 4. Hải Minh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0: Đảo lộn tất cả, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 26-2-2017. 5. World Economic Forum, 2016 “The Future of Jobs”, 2016 - Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016, “Tương lai của Việc Làm”, http://www3.weforum.org. 6. ILO Working Paper no. 13 “New technologies: A jobless future or golden age of job creation?”, November 2016 - “Những công nghệ mới: Một tương lai mất việc làm hay thời kỳ vàng son tạo việc làm”, 11.2016, http://www.ilo.org.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2