intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định mục tiêu cho nhân viên

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

139
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những điều cơ bản mà một nhà quản trị kinh doanh cần phải ghi nhớ là: luôn đề rõ mục tiêu cho nhân viên của mình. Các nhà quản trị kinh nghiệm đều khẳng định rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi họ biết rõ họ đang làm gì và sẽ phải làm gì. Do vậy, các mục tiêu cần phải được trình bày rõ ràng và bằng văn bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định mục tiêu cho nhân viên

  1. Xác định mục tiêu cho nhân viên Một trong những điều cơ bản mà một nhà quản trị kinh doanh cần phải ghi nhớ là: luôn đề rõ mục tiêu cho nhân viên của mình. Các nhà quản trị kinh nghiệm đều khẳng định rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi họ biết rõ họ đang làm gì và sẽ phải làm gì. Do vậy, các mục tiêu cần phải được trình bày rõ ràng và bằng văn bản. Một trong những điều cơ bản mà một nhà quản trị kinh doanh cần phải ghi nhớ là: luôn đề rõ mục tiêu cho nhân viên của mình. Các nhà quản trị kinh nghiệm đều khẳng định rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi họ biết rõ họ đang làm gì và sẽ phải làm gì. Do vậy, các mục tiêu cần phải được trình bày rõ ràng và bằng văn bản. Mục tiêu có thể được đưa ra một cách rất đơn giản và cụ thể. Ví dụ, đối với một công nhân may, mục tiêu có thể rõràng là: ngày hôm nay may
  2. xong 100 chiếc quần. Đối với những nhiệm vụ phức tạp, người quản lý nên định thứ tự công việc được ưu tiên hơn là định ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ, đối với nhân viên bán hàng, công việc mà anh ta cần ưu tiên hàng đầu là phải bán được hàng cho một nhân vật đặc biệt quan trọng. Đối với nhân viên kế toán, mục tiêu có thể là giảm thời gian lập hoá đơn, hoặc thu lại những khoản nợ quá hạn. Một nhà quản lý giỏi sẽ luôn bàn bạc cởi mở với nhân viên về các mục tiêu. Đồng thời, nhà quản lý đó cũng cần huy động được nỗ lực của tập thể để cùng thực hiện những mục tiêu này. Thực tế đã chứng minh rằng, khi được cùng tham gia hoạch định mục tiêu và sắp xếp tiến độ thực hiện những mục tiêu đó, các nhân viên sẽ cảm thấy phải chia sẻ trách nhiệm và do đó, họ sẽ tự giác hơn trong công việc của mình. ở một số cty, công việc này còn được thực hiện rất sáng tạo. Ví dụ, trong năm tài chính 2002, cty ô tô A sẽ đưa ra một thương hiệu ô tô mới. Mục tiêu là
  3. cần xây dựng thương hiệu này. Phòng đối ngoại là bộ phận đầu tiên được giao lập kế hoạch và xác định mục tiêu kinh doanh. Các nhân viên trong phòng sẽ cùng tham gia ý kiến và tự xác định mục tiêu cho mình. Kết quả của việc thảo luận này sẽ được đưa tới từng bộ phận như marketing, bán hàng, tài chính trong cty. Tại mỗi bộ phận, các nhân viên sẽ làm theo cách này, nghĩa là cùng bàn bạc, xác định mục tiêu công việc. Sau đó, ban lãnh đạo cty sẽ xem xét toàn bộ mục tiêu cũng như tiến độ của từng bộ phận. Cuộc họp cuối cùng sẽ gồm ban lãnh đạo cty và lãnh đạo các bộ phận. Văn bản về mục tiêu của các nhân viên trong cty sẽ được gửi đén cho từng nhân viên. Do vậy, mỗi nhân viên sẽ nhìn rõ hơn trách nhiệm của họ và đặt công việc này trong tổng thể hoạt động của cty. Không phải ngẫu nhiên mà kinh doanh thường được gắn với sự thay đổi và đòi hỏi tính năng động, mềm dẻo. Chính vì vậy, trong quá
  4. trình theo dõi việc thực hiện công việc, nhà quản lý phải luôn luôn sẵn sàng để thay đổi mục tiêu khi có lý do hoặc điều kiện./ Nguồn tin: kynanglamviec.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2