XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM<br />
SINH VIÊN MÔN BÓNG CHUYỀN NĂM THỨ 2 CHUYÊN NGÀNH SƢ<br />
PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
Nguyễn Văn Hòa<br />
Nguyễn Hữu Tri<br />
Tóm tắt:<br />
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng và ứng dụng có hiệu quả hệ thống bài tập<br />
phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm 2 chuyên ngành Giáo<br />
dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ bao gồm 53 bài tập phát triển thể lực, trong<br />
đó chỉ tiêu sức nhanh có 12 bài tập: chỉ tiêu sức mạnh có 16 bài tập; chỉ tiêu sức<br />
bền có 10 bài tập; chỉ tiêu mềm dẻo khéo léo có 9 bài tập; thả lỏng, hồi phục có 7<br />
bài tập, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm số lượng các bài tập được sử<br />
dụng trong quá trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Cần Thơ.<br />
TỪ KHÓA: Hệ thống bài tập, phát triển thể lực, nam sinh viên, Cần Thơ.<br />
Abstract:<br />
The research results show the fact that a system of physical exercises was<br />
developed and applied effectively for improving the physical strength of volleyball<br />
male students majored in physical education in their second year at Can Tho<br />
University. The system consists of 53 physical development exercises in cluding 12<br />
criteria foe speed development, 16 ones for strength, 10 ones for endurance, 9 ones<br />
for flexibility and ingenuity, and 7 ones for relaxation and recovery. This makes a<br />
great contribution to enrich the amount of the exercises applied in the training of<br />
physical education majored students at Can Tho University.<br />
KEYWORDS: System of physical exercises, improve physical strength, male<br />
student, Can Tho.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trường Đại học Cần Thơ là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm<br />
của Nhà nước ở bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa – khoa học kỹ thuật<br />
của vùng. Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển<br />
giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.<br />
Hàng năm, trường Đại học Cần Thơ đào tạo hàng ngàn giáo viên, cử nhân,<br />
kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cho các địa phương, góp phần đáp<br />
ứng nguồn nhân lực đa dạng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất<br />
<br />
2<br />
<br />
nước. Năm 2004, trường Đại học Cần Thơ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao<br />
nhiệm vụ đào tạo giáo viên thể dục thể thao có trình độ cử nhân sư phạm cho các<br />
trường phổ thông, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đất nước.<br />
Ngành học Sư phạm Thể dục thể thao của trường Đại học Cần Thơ là ngành<br />
học còn khá mới mẻ. Mục đích đào tạo chuyên ngành sư phạm Thể dục thể thao là<br />
sinh viên sau khi tốt nghiệp đảm nhận được nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy<br />
bóng chuyền trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung<br />
học phổ thông; có khả năng quản lý, phát triển các phong trào tập luyện tại cơ sở…<br />
Trong quá trình đào tạo, nhà trường cần quan tâm đến nhiều mặt: trí tuệ, đạo đức,<br />
hình thái cơ thể, kỹ-chiến thuật, thể lực, tâm lý, nghiệp vụ sư phạm…Trong đó,<br />
phát triển thể lực cho sinh viên Sư phạm Thể dục thể thao chuyên ngành bóng<br />
chuyền là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để đạt hiệu quả cao nhất<br />
trong vấn đề phát triển thể lực cho sinh viên, đối với các môn học chuyên sâu cần<br />
phải dựa trên hệ thống bài tập khoa học, phù hợp. Việc xây dựng hệ thống bài tập<br />
phát triển thể lực là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng công tác của<br />
trường. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ<br />
thống phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm thứ 2 chuyên<br />
ngành Sư phạm Thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ”. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
của đề tài là: đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên môn bóng chuyền<br />
chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao năm thứ 1; xây dựng và ứng dụng hệ<br />
thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành<br />
Sư phạm Thể dục thể thao; đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực<br />
cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành sau 1 năm tập luyện. Trong<br />
quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy<br />
trong thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương<br />
pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư<br />
phạm, phương pháp toán học thống kê.<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Xác định các test đánh giá thể lực nam sinh viên môn bóng chuyền<br />
chuyên ngành Sƣ phạm Thể dục thể thao<br />
Cơ sở để chúng tôi lựa chọn các test đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên<br />
cứu là hệ thống các test của Viện khoa học Thể dục thể thao, các test đánh giá thể<br />
lực đã được sử dụng trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện của các tác giả khác<br />
trong những công trình nghiên cứu khoa học đã được công nhận…Căn cứ vào yêu<br />
cầu cần có sự đánh giá toàn diện về trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu, căn<br />
cứ vào điều kiện thực tiễn của trường, chúng tôi đã chọn 10 test đánh giá trình độ<br />
thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể<br />
<br />
3<br />
<br />
thao trường Đại học Cần Thơ. Đó là các test: Chạy 30m xuất phát cao (s), bật xa<br />
tại chỗ (cm), bật cao tại chỗ (cm), bật cao có đà (cm), bóp lực kế tay thuận (kg),<br />
nắm bóng rổ bằng hai tay từ sau đầu ta trước (m), chạy cây thông 92m (s), chạy 9 –<br />
3 – 6 – 3 – 9 (s), chạy 1500m, đứng dẻo gập thân (cm).<br />
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn<br />
bóng chuyền chuyên ngành Sƣ phạm Thể dục thể thao<br />
Để xác định được hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn<br />
bóng chuyền chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ, đề<br />
tài tiến hành theo các bước: tiến hành lựa chọn sơ bộ các bài tập qua các tài liệu<br />
tham khảo và quan sát sư phạm, lựa chọn sàng lọc qua phỏng vấn và các lần kiểm<br />
tra sư phạm, xây dựng cách thức tập luyện , phù hợp với giáo trình, giáo án giảng<br />
dạy và khoa học trong huấn luyện.<br />
Trên cơ sở vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của<br />
quá trình giảng dạy – huấn luyện bóng chuyền cho sinh viên và vận động viên tại<br />
các địa phương, trung tâm, chúng tôi nhận thấy: để xây dựng hệ thống các bài tập<br />
phát triển thế lực ứng dụng trong quá trình giảng dạy – huấn luyện cho nam sinh<br />
viên môn bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:<br />
- Dựa vào thời gian và chương trình giảng dạy để xây dựng hệ thống bài<br />
tập.<br />
- Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chi tiêu đánh giá cụ<br />
thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện<br />
thực tiễn của công tác giảng dạy – huấn luyện cho nam sinh viên chuyên môn bóng<br />
chuyền ở bộ môn giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ.<br />
- Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng phát<br />
triển toàn diện cho các bộ phận cơ thể tham gia vào hoạt động thể lực trong tập<br />
luyện và thi đấu bóng chuyền.<br />
- Việc xây dựng hệ thống các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính<br />
thông tin cần thiết với đối tượng nghiên cứu.<br />
Để thực hiện được mục đích xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho<br />
đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 47 giáo viên,<br />
huấn luyện viên, các nhà chuyên môn và các chuyên gia liên quan.<br />
Từ kết quả phỏng vấn thu được, chúng tôi lựa chọn các bài tập với số ý kiến<br />
tán đồng từ 70% trở lên. Theo đó, số bài tập được chỉ lựa chọn bao gồm 53 bài tập<br />
ứng dụng vào mục đích phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu (trình bày ở<br />
bảng 1)<br />
<br />
4<br />
<br />
Bảng 1: Tổng hợp hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho đối tƣợng<br />
nghiên cứu đƣợc lựa chọn<br />
TT<br />
<br />
Bài tập<br />
<br />
Sức nhanh<br />
1<br />
Chạy 30m xuất phát cao (s)<br />
2<br />
Chạy tốc độ cao 4 x 10m (s)<br />
<br />
Kết quả phỏng vấn<br />
N<br />
n<br />
%<br />
47<br />
47<br />
<br />
37<br />
34<br />
<br />
78.72%<br />
72.34%<br />
<br />
3<br />
<br />
Chạy biến tốc từ chậm đến nhanh (s)<br />
<br />
47<br />
<br />
46<br />
<br />
97.87%<br />
<br />
4<br />
<br />
Chạy theo tín hiệu, bật cao mô phỏng động<br />
tác đập bóng (lần/phút)<br />
<br />
47<br />
<br />
41<br />
<br />
87.23%<br />
<br />
5<br />
<br />
Du chuyển tiến, lùi, sang trái, sang phải 30s<br />
<br />
47<br />
<br />
36<br />
<br />
76.60%<br />
<br />
6<br />
7<br />
<br />
Chạy tiến - lùi theo tín hiệu<br />
Nhảy dây tốc độ hai chân (lần/phút)<br />
<br />
47<br />
47<br />
<br />
43<br />
34<br />
<br />
91.49%<br />
72.34%<br />
<br />
8<br />
<br />
Bật nhảy di động song song với hướng đối<br />
diện, chạm tay nhau hoặc đưa bóng cho<br />
nhau lên lưới (lần/phút)<br />
<br />
47<br />
<br />
36<br />
<br />
76.60%<br />
<br />
9<br />
<br />
DĐứng chân trước chân sau, bật nhảy liên<br />
tục, tăng dần biên độ (lần/phút)<br />
<br />
47<br />
<br />
35<br />
<br />
74.47%<br />
<br />
38<br />
<br />
80.85%<br />
<br />
34<br />
<br />
72.34%<br />
<br />
47<br />
<br />
44<br />
<br />
93.62%<br />
<br />
47<br />
47<br />
47<br />
47<br />
47<br />
<br />
35<br />
45<br />
47<br />
42<br />
37<br />
<br />
74.47%<br />
95.74%<br />
100.00%<br />
89.36%<br />
78.72%<br />
<br />
47<br />
<br />
42<br />
<br />
89.36%<br />
<br />
11<br />
<br />
Bật một chân, hai chân tốc độ trên bục có độ<br />
47<br />
cao hợp lý (lần/phút)<br />
Chạy 9-3-6-3-9 (s)<br />
47<br />
<br />
12<br />
<br />
Bật chắn bóng 3 vị trí trên lưới (lần/phút)<br />
<br />
10<br />
<br />
Sức mạnh<br />
13<br />
Bật xa 3 bước liên tục (m)<br />
14<br />
Bật nhảy hố cát (lần)<br />
15<br />
Bật nhảy đổi chân ở bục (lần)<br />
16<br />
Bật nhảy cóc (s)<br />
17<br />
Bật đập bóng treo (lần)<br />
Gập - đuôi cổ tay với dây thun hoặc tạ tay<br />
18<br />
(kg)<br />
<br />
5<br />
<br />
19<br />
<br />
Nhảy cừu: xếp vòng tròn, người sau nhảy<br />
qua người trước (m)<br />
<br />
47<br />
<br />
45<br />
<br />
95.74%<br />
<br />
20<br />
<br />
Gánh tạ 30% trọng lượng cơ thể đứng lên<br />
ngồi xuống (lần)<br />
<br />
47<br />
<br />
34<br />
<br />
72.34%<br />
<br />
21<br />
<br />
Gánh tạ có trọng lượng nhẹ, bật nhảy qua<br />
ghế dài (lần)<br />
<br />
47<br />
<br />
35<br />
<br />
74.47%<br />
<br />
22<br />
<br />
Đứng lên ngồi xuống nhanh (lần/phút)<br />
<br />
47<br />
<br />
37<br />
<br />
78.72%<br />
<br />
23<br />
<br />
Ném bóng nhồi bằng 1 tay từ sau ra trước<br />
(m)<br />
<br />
47<br />
<br />
44<br />
<br />
93.62%<br />
<br />
47<br />
<br />
39<br />
<br />
82.98%<br />
<br />
25<br />
26<br />
<br />
Ném bóng nhồi bằng 2 tay từ sau ra trước<br />
(m)<br />
Nằm sấp chống đẩy (lần/phút)<br />
Nằm ngửa gập bụng (lần/phút)<br />
<br />
47<br />
47<br />
<br />
40<br />
42<br />
<br />
85.11%<br />
89.36%<br />
<br />
27<br />
<br />
Gập lưng nằm sấp, hai tay sau đầu (lần/phút) 47<br />
<br />
43<br />
<br />
91.49%<br />
<br />
28<br />
<br />
Nằm sấp chống hai tay trên đất, di chuyển<br />
trên hai bàn tay sang phải và sang trái, thân<br />
người thẳng (m)<br />
<br />
47<br />
<br />
43<br />
<br />
91.49%<br />
<br />
47<br />
47<br />
<br />
35<br />
41<br />
<br />
74.47%<br />
87.23%<br />
<br />
31<br />
<br />
Bật nhảy liên tục chạm tay vào bảng hoặc<br />
vành rổ; di chuyển bật nhảy động tác chắn<br />
bóng vào hai bên bảng rổ (lần/5 phút)<br />
<br />
47<br />
<br />
34<br />
<br />
72.34%<br />
<br />
32<br />
33<br />
34<br />
35<br />
<br />
Bật cóc liên tục (lần/5 phút)<br />
Chạy 1500m (s)<br />
Chạy biến tốc 100m x 4 )s)<br />
Chạy cây thông 92m (s)<br />
<br />
47<br />
47<br />
47<br />
47<br />
<br />
43<br />
34<br />
35<br />
44<br />
<br />
91.49%<br />
72.34%<br />
74.47%<br />
93.62%<br />
<br />
36<br />
<br />
Mô phỏng động tác đập bóng số 4, chắn<br />
bóng số 3, chắn bóng số 2 (lần/3 phút)<br />
<br />
47<br />
<br />
36<br />
<br />
76.60%<br />
<br />
37<br />
<br />
Nhảy dđập bóng liên tục do giáo viên tung<br />
lên (lần/3 phút)<br />
<br />
47<br />
<br />
38<br />
<br />
80.85%<br />
<br />
24<br />
<br />
Sức bền<br />
29<br />
Bật bục tại chỗ 60 -90s (lần/phút)<br />
30<br />
Bật cao hai chân liên tục (lần/5 phút)<br />
<br />