Loài cây rừng tự nhiên
-
Nấm chẹo (Russula griseocarnosa) phân bố tự nhiên ở phía Nam Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam và đã được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm. Nấm chẹo mọc tập trung trong các khu rừng tự nhiên có cây chẹo và một số loài dẻ tại tỉnh Quảng Ninh. Loài này được gọi là Nấm xốp đỏ, khi ăn nhầm sẽ bị chóng mặt, nôn mửa. Nghiên cứu này nhằm cung cấp một số dữ liệu cơ bản để phân biệt hai loài nấm nêu trên.
9p vithomson 25-07-2024 15 3 Download
-
Tái sinh tự nhiên là một thành phần rất quan trọng của động thái rừng và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Do đó, hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng là rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác phục hồi rừng. Mục tiêu chính của bài báo này là đánh giá tổng quan từ các tài liệu nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới.
10p viwalton 02-07-2024 8 3 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 - 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,3 m 2 /ha và M = 0,1 - 2,4 m 3 /ha.
9p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Bài viết trình bày một số đặc điểm lâm học của cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen.) tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Gụ lau ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại Quảng Bình cho thấy, mật độ cây Gụ lau phân bố trong các trạng thái rừng hỗn loài lá rộng thường xanh dao động từ 5 - 8 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,7 đến 1,6% tổng số cây và có trữ lượng từ 0,59 đến 3,72 m 3 /ha.
12p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (KBT) là khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi đất lớn nhất hiện nay tại vùng Đông Bắc. Bài viết tập trung nghiên cứu tính đa dạng sinh học loài cây rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
7p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) là loài đặc hữu và có giá trị cao mới được phát hiện ở Việt Nam. Bách vàng có bố tự nhiên ở các khu rừng trên núi đá vôi thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu lựa chọn cây trội làm cây mẹ để lấy vật liệu nhân giống vô tính phục vụ cho các thí nghiệm khảo nghiệm dòng vô tính kết hợp bảo tồn ngoại vi Exsitu.
7p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ của Xoan đào với các loài cây gỗ trong bốn trạng thái rừng tự nhiên IIA, IIB, IIIA2 và IIIA3 ở bốn tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình và Sơn La cho thấy, Xoan đào có quan hệ với các loài cây rừng theo cả 3 dạng gồm quan hệ độc lập, quan hệ tương tác dương và quan hệ tương tác âm, trong đó chỉ có 8 loài có quan hệ độc lập với Xoan đào, 34 - 86 loài có tương tác dương với Xoan đào ở 2 mức độ (tương tác dương yếu và trung bình) và có 94 - 238 loài có tương tác âm với Xoan đào (ở ba mức độ là yếu, trung bình và tương đối chặt).
8p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Bài viết tập trung trình bày đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh ( Tarrietia javanica Blume) phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 6 - 16 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,8 đến 2,1% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,4 m 2 /ha và M = 2,0 - 39,1 m 3 /ha.
16p viamancio 04-06-2024 6 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm lâm học của loài Ươi (Scaphium macropodum) ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Ươi (Scaphium macropodum) tại Thừa Thiên Huế cho thấy, Ươi có phân bố tự nhiên trong cả 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo.
7p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Lấy ArcGIS làm nền tảng, nghiên cứu sử dụng công cụ tạo đa giác Thiessen, TIN để xây dựng lược đồ Voronoi và lưới tam giác Delaunay của các loài cây trong ô tiêu chuẩn tạm thời (OTC) 1ha thuộc trạng thái rừng tự nhiên trung bình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu với mục tiêu nghiên cứu đặc điểm phân bố không gian của các loài cây ưu thế. Số liệu thu thập trong OTC bao gồm: DBH, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, tên loài và tọa độ của tất cả các cây gỗ (DBH > 5 cm).
14p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy, mật độ cây Huỷnh tái sinh của các trạng thái rừng ở 2 khu vực nghiên cứu dao động từ 52 - 828 cây/ha, trong đó cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm ưu thế và đạt chất lượng tốt đến trung bình.
10p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa Re gừng và các loài cây trong rừng tự nhiên là rất cần thiết cho việc điều chỉnh tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiên khi cần tác động các giải pháp lâm sinh. Quan trọng hơn, đó là cơ sở cho việc lựa chọn loài cây trồng rừng hỗn giao với Re gừng.
6p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: a) Đa dạng các trạng thái rừng tự nhiên; b) Xác định được thực trạng đa dạng sinh học loài cây rừng tự nhiên trên toàn huyện và c) So sánh, đánh giá được đa dạng sinh học loài cây giữa 2 chức năng RPH và RSX tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
7p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) là loài cây gỗ đa tác dụng, có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Tuy nhiên, các quần thể Giổi ăn hạt trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá mức. Trong nghiên cứu này, 25 chỉ thị SSR đã được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền của 50 cá thể cây trội Giổi ăn hạt thu tại 5 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Lào Cai và Lai Châu.
12p viamancio 04-06-2024 6 1 Download
-
Mạy châu là cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có vùng phân bố hẹp. Nghiên cứu được thực hiện tại rừng tự nhiên phục hồi có Mạy châu phân bố trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Bài viết trình bày một số đặc điểm lâm học loài Mạy châu (Carya tonkinensis Lecomte) ở trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
12p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Bài viết trình bày đánh giá một số chỉ tiêu lâm học loài Giổi nhung và lâm phần; cũng đánh giá số lượng cá thể và một số chỉ tiêu sinh trưởng của các cá thể mới từ lớp kế cận tham gia vào tầng cây gỗ trong các lâm phần rừng tự nhiên có loài Giổi nhung phân bố tại Kon Hà Nừng, Tây Nguyên.
8p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Trên cơ sở đặc điểm khu bãi thải sau khai thác than, một số loài cây cỏ phát triển tự nhiên trên bề mặt bãi thải, và các loài cây trồng rừng chính cho vùng Đông Bắc... Bài viết đã xác định được 5 yếu tố cấu thành nhóm dạng lập địa đất bãi thải sau khai thác than ở Quang Ninh, bao bồm: (i) Thời gian sau đổ thải; (ii) Tỷ lệ đất/hỗn hợp thải; (iii) Độ dốc; (iv) Độ cao tương đối; và (v) Thảm thực vật chỉ thị.
8p viamancio 03-06-2024 4 1 Download
-
Mật nhân có biên độ sinh thái rộng, phân bố rải rác ở hầu hết các trạng thái rừng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bài viết trình bày đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và tái sinh các lâm phần có loài Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) phân bố tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
12p viamancio 03-06-2024 7 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên theo độ dày đất than bùn tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu cũng đã xây dựng được các dạng phân bố lý thuyết giữa phân bố số cây với đường kính và chiều cao vút ngọn ứng với mỗi độ dày than bùn khác nhau bằng hàm phân bố lý thuyết Weibull.
10p viamancio 03-06-2024 6 1 Download
-
Trôm (Sterculia foetida L.) là loài cây phân bố tự nhiên khá rộng, có nhiều chi, là giống có khả năng cho sản phẩm mủ. Mục tiêu của nghiên cứu này là chọn được giống Trôm có năng suất mủ vượt ít nhất 10% so với sản xuất hiện nay ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ.
13p viamancio 03-06-2024 3 1 Download