intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 đề thi chọn HSG Sinh học 9

Chia sẻ: Hà Văn Văn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

120
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo 2 đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 9 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 đề thi chọn HSG Sinh học 9

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: SINH HỌC – Lớp: 9 THCS ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm 03 trang I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời của em và ghi kết quả vào bài làm Câu 1: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có A. tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là (3 trội: 1 lặn). B. tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. C. bốn kiểu hình khác nhau. D. các biến dị tổ hợp. Câu 2: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là A. sự phân chia đồng đều chất nhân của hai tế bào mẹ cho hai tế bào con. B. sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con. C. sự phân li đồng đều của các cromatit về hai tế bào con. D. sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con. Câu 3: Đột biến không làm thay đổi số nucleotit nhưng làm giảm đi một liên kết hidro trong gen là dạng đột biến A. Thay thế một cặp (A-T) bằng một cặp (G – X). B. Thay thế một cặp (T-A) bằng một cặp (A – T). C. Thay thế một cặp (G – X) bằng một cặp (A-T). D. Thay thế hai cặp (G-X) bằng một cặp (A –T). Câu 4: Ở một loài thực vật, thế hệ xuất phát có 100% các cá thể có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen. Nếu cho các cá thể đó tự thụ phấn qua 5 thế hệ thì tỉ lệ số cá thể dị hợp ở thế hệ thứ 5 là A. 3,125%. B. 6,25%. C. 12,5 %. D. 25%. Câu 5: Ở một loài thực vật gen quy định chiều cao thân có 2 alen; gen quy định hình dạng hạt có 3 alen. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 2 gen nói trên trong loài là A. 6. B. 9. C. 18. D. 36. Câu 6: Ở một loài có 2n = 24, một tế bào của loài đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là A. 12. B. 24. C. 36. D. 48. Câu 7: Theo quy luật phân ly độc lập của Menđen, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ 2 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbDd là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 8: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là A. t ARN. B. m ARN. C. rARN. D. Cả 3 loại ARN trên.
  2. II. Phần tự luận: (18 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên cơ sở định luật nào của Menđen? Nêu ví dụ một phép lai cụ thể. Vận dụng định luật đó để giải thích kết quả phép lai. Câu 2: (2,0 điểm) Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng cây thân cao; gen a quy định tính trạng cây thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ; gen b quy định tính trạng hoa trắng. Khi đem F1 giao phối với hai cây khác thu được kết quả như sau: Phép lai 1: F1 x cây 1, đời F2-1 xuất hiện 1200 cây trong đó có 75 cây thân thấp, hoa trắng. Phép lai 1: F1 x cây 2, đời F2-2 xuất hiện 480 cây trong đó có 60 cây thân thấp, hoa trắng. Hãy biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và các cây đem lai? Câu 3: (2,0 điểm) a. Nêu cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n qua các thế hệ tế bào và cơ thể ở những loài sinh sản vô tính và những loài sinh sản hữu tính. b. Nêu các đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường. Câu 4: (2,0 điểm) a. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. b. Biết trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau, hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu trong mỗi trường hợp sau: AB Ab De Bd Eg Dd ; ; Aa ab aB dE bd Eg Câu 5: (2,0 điểm) a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong sơ đồ sau: Gen → mARN → protein b. Hãy cho biết tương quan về số lượng giữa axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom. c. Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng? Câu 6:(2,0 điểm) a. Một quần thể sinh vật lưỡng bội sinh sản hữu tính gồm toàn các cá thể có kiểu gen Aa. Hãy giải thích cơ chế hình thành một cơ thể có kiểu gen Aaa trong quần thể nói trên? ( biết không xảy ra đột biến đa bội). b. Giống lúa DR2 có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha. Hãy cho biết: - Tại sao có sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa? - Tại sao trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, giống lúa trên chỉ cho năng suất gần 8 tấn/ha/vụ?
  3. Câu 7: (1,0 điểm) a. Đột biến gen là gì? b. Tại sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật? c. Tại sao nói tính có hại của đột biến gen chỉ là tương đối ? Câu 8: (1,0 điểm) Sơ đồ phả hệ sau theo dõi một bệnh hiếm gặp ở người do một gen trên NST thường quy định I Nam bình thường (1) (2) Nam bị bệnh II Nữ bình thường (3) (4) (5) Nữ bị bệnh III (6) (7) Hãy biện luận xác định kiểu gen của mỗi người trong gia đình trên? Câu 9: (1,0 điểm) Ở loài đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Một nhóm cá thể ban đầu đều có hoa màu đỏ, sau 1 thế hệ tự thụ phấn thì ở thế hệ I1 có 2 lớp kiểu hình phân tính theo tỉ lệ 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ các loại kiểu gen của nhóm cá thể ban đầu. Câu 10:(1,0 điểm) Nêu ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của 2 loài cây là bạch đàn và lá lốt. Câu 11: (2,0 điểm) Cho một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau: Hươu Hổ Cầy Thực vật Sâu ăn lá Bọ ngựa Chuột Rắn Vi sinh vật a. Hãy cho biết các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái trên? b. Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các loài thực vật thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật?
  4. Họ và tên thí sinh:…………………………….Họ, tên chữ ký GT1:………………………………….. Số báo danh:…………………………………..Họ, tên chữ ký GT2:…………………………………..
  5. PHÒNG GD VÀ ĐT LÝ NHÂN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: SINH HỌC (Thời gian làm bài 150 phút) ĐỀ I Câu 1 (2,25 điểm) a) Đặc điểm nào củ AND làm cho AND có tính đa dạng và đặc thù? Vì sao AND được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử? b) Tại sao AND thường bền vững hơn nhiều so với tất cả ARN? Câu 2 (2 điểm) Vận dụng kiến thức về kiểu gen, môi trường và kiểu hình hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào? Câu 3 (3,25 điểm) Trong một giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma của một con châu chấu là 23. - Con châu chấu này bị đột biến không? Nếu có thì là dạng đột biến nào? - Xác định các loại giao tử được tạo ra từ con châu chấu đó? (Cho biết châu chấu có bộ NST 2n = 24, cặp NST của châu chấu đực là OX, châu chấu cái là XX) Câu 4 (1,25 điểm) Trình bày những nội dung cơ bản trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Međen?
  6. Câu 5 (2,0 điểm) a) Một loài lan rừng có giá trị kinh tế đang có nguy cơ tuyệt chủng. để bảo tồn nguồn gen của loài lan này và tạo số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn mà vẫn giữ được đặc tính của giống gốc, người ta sử dụng phương pháp công nghệ sinh học nào? b) Công nghệ gen là gì? Trình bày các bước cơ bản ứng dụng kĩ thuật gen và công nghệ tế bào nhằm tạo giống cây trồng biến đổi gen? Câu 6 (2,0 điểm) Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? nêu hậu quả của đột biến gen? trong các dạng đột biến gen thì dạng nào dễ gặp nhất trong tự nhiên? Câu 7 (4,0 điểm) Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng, vỏ trơn, thân cao là trội hoàn toàn so với các tính trạng tương ứng hạt xanh, vỏ nhăn, thân thấp. cho biết các gen di truyền độc lập. a) Cho 2 cây đậu chưa biết kiểu gen lai với nhau được thế hệ lai phân ly theo tỉ lệ 37,5 % cây hạt vàng, vỏ trơn: 37,5 cây hạt vàng vỏ nhăn: 12,5 cây hạt xanh, vỏ trơn: 12,5 cây hạt xanh, vỏ nhăn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai? b) Không cần lập sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cây hạt vàng, vỏ trơn, thân cao và hạt vàng, vỏ nhăn, thân thấp được tạo ra khi lai hai cây đậu không thuần chủng cả 3 cặp tính trạng trên với nhau.
  7. Câu 8 (3,0 điểm) Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào đang bước vào giảm phân. a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo. nhóm tế bào này đang ở kì nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con? c) Cho rắc các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2