intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 9 (2011-2012) - GD&ĐT Thái Nguyên (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Van Nhu Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

518
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô giáo cùng tham khảo đáp án và đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn và Vật lí lớp 9 của sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên tư liệu này giúp các bạn tổng quan kiến thức đã học, hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong đề thi cũng như cách tính điểm. Chúc các bạn làm bài tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 9 (2011-2012) - GD&ĐT Thái Nguyên (Kèm Đ.án)

  1. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THCS ( Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm) Có người cho rằng “Đời người dài dằng dặc, lãng phí một chút thời gian cũng chẳng có vấn đề gì”. Suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 2 (12,0 điểm) “ Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới”. Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ------ Hết ------ Họ và tên thí sinh:....................................................................SBD:.......................
  2. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9- THCS (Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 (8,0 điểm) A.Yêu cầu cần đạt Bài làm của học sinh cần đạt các yêu cầu sau: 1. Yêu cầu kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. 2.Yêu cầu kiến thức 2.1. Giải thích quan niệm - Đời người rất dài bởi theo quan niệm chung thời gian được mặc định cho một đời người là trăm năm. - Do đời người rất dài nên nếu ai đó có tiêu phí một chút thời gian của cuộc đời mình thì cũng chưa phải là một việc gì quá lớn đến mức độ không thể điều chỉnh, không cứu vãn được. 2.2. Suy nghĩ của bản thân - Trên một góc độ nào đó, quan niệm trên ít nhiều vẫn có những cơ sở của nó. Một chút thời gian so với thời gian của một đời người là không đáng kể, chẳng khác gì một giọt nước so với đại dương - một đại dương mất đi một giọt nước vẫn là đại dương. - Nhưng quan niệm trên về căn bản vẫn chưa đúng. Vì đời người tuy rất dài nhưng vẫn là hữu hạn, do vậy, thời gian là vô giá. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại. Biết tận dụng thời gian sẽ làm được nhiều điều hữu ích cho bản thân và cho xã hội. Lãng phí thời gian chính là lãng phí cuộc sống. 2.3. Bài học rút ra cho mọi người - Cần hiểu đúng về giá trị của thời gian đối với cuộc đời mỗi người để có cách sử dụng thời gian hợp lí nhất cho mình.
  3. - Mỗi người hãy biết sắp xếp hợp lí để vừa có thể nghỉ ngơi, thư giãn lại vừa tận dụng hết những khoảng thời gian quý báu trong cuộc đời để đạt được những mục tiêu của mình. * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt và tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau, thậm chí có thể nêu ý tưởng riêng của mình nếu phù hợp và thuyết phục vẫn được chấp nhận. Bài làm cần kết hợp cả lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. B. Biểu điểm - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 3- 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình. - Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài. Câu 2 (12,0 điểm) A. Yêu cầu cần đạt 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp. - Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những ý sau: 2.1. Giải thích nhận định - Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội của. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới kết hợp hài hoà tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam. Điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời kì 1945 - 1975. 2.2. Chứng minh a. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: những con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, tinh thần lạc quan... - Đó là người nông dân mặc áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà trường (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
  4. Duật), những cô thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu)... - Ở họ đều có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc (dẫn chứng). - Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ luôn có tinh thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp... (dẫn chứng) b. Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với tư cách là những người làm chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước. - Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy cận mang nhịp thở tươi vui, hăm hở, hoà mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân hoan trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động. Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở lao động bằng tất cả sức lực và trí tụê của mình (dẫn chứng). - "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, có lí tưởng, say mê công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp (dẫn chứng). 2.3. Đánh giá, bình luận - Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. - Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi ca về con người dân tộc Việt với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức sống mới cho văn học Việt Nam. B. Biểu điểm - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo. - Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả... - Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp… - Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, cơ bản hiểu bài thơ nhưng giải thích, chứng minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp… - Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, không làm bài.
  5. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 Môn: Vật lí - Năm học 2011 - 2012 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Bài 1 Hai bến A và B dọc theo một con sông cách nhau s(km) có hai ca nô xuất phát cùng lúc chuyển động ngược chiều nhau với cùng tốc độ (so với nước đứng yên) là v. Tới khi gặp nhau chúng lập tức quay trở lại bến xuất phát ban đầu. Cho biết tổng thời gian cả đi và về của ca nô này nhiều hơn ca nô kia là 1 giờ. Nếu tăng tốc độ (so với nước) của hai ca nô lên là 1,5v thì tổng thời gian đi và về của hai ca nô hơn kém nhau 24 phút. Hãy xác định khoảng cách s? Coi nước chảy đều với tốc độ là v1 = 2m/s. Bài 2 Ở đáy một bể nước có một nguồn sáng điểm S (hình bên). Một người đặt mắt tại điểm M quan sát S theo phương gần như vuông góc với mặt nước. Người đó thấy điểm sáng cách mặt nước khoảng 45cm. Tính độ sâu của nước trong bể. Cho biết khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ tuân theo hệ sin[goc toi] 3 thức:  ; đồng thời với những góc α nhỏ thì có thể lấy gần đúng: sinα sin[goc khuc xa] 4 ≈ tanα. Bài 3 Cho mạch điện như hình bên. Cho hiệu điện thế U = 2V, các điện trở R0 = 0,5; R1 = 1; R2 = 2; R3 = 6; R4 = 0,5; R5 là một biến trở có giá trị lớn nhất là 2,5. Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Thay đổi giá trị của R5, xác định giá trị của R5 để: a/ Ampe kế chỉ 0,2A. Chỉ rõ chiều dòng điện qua ampe kế. b/ Ampe kế chỉ giá trị lớn nhất. Bài 4 Cho mạch điện như hình bên. Biết UAB= 12V. R1 = R4 = 2  ; R2 = R3 = 1  . a/ K1, K2 đều mở. Tính hiệu điện thế ở hai đầu R2. b/ K1 đóng, K2 mở. Tính dòng điện qua R2. c/ K1, K2 đều đóng. Tính dòng điện qua K 1. Bài 5 Một miếng thép có khối lượng m = 1 kg được nung nóng đến 6000C rồi đặt trong một cốc cách nhiệt. Rót M = 200g nước ở nhiệt độ 20 0C lên miếng thép. Tính nhiệt độ sau cùng của nước sau khi rót hết nước vào cốc trong mỗi trường hợp: a) Nước được rót rất nhanh vào cốc. b) Nước được rót rất chậm lên miếng thép. Cho nhiệt dung riêng của nước là c n = 4200 J/kg.K, của thép là ct = 460 J/kg.K, nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg. Coi sự cân bằng nhiệt xảy ra tức thời và chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa miếng thép với nước. === Hết === HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM (Gồm 3 trang) Bài 1 (4 đ) Điểm Giả sử nước sông chảy đều theo hướng từ A đến B với tốc độ v1; AB = s.
  6. * Trường hợp tốc độ ca nô so với nước là v, ta có: Tốc độ của ca nô khi xuôi dòng là: vx = v + v1. 0,25 Tốc độ của ca nô khi ngược dòng là: vn = v - v1. 0,25 - Thời gian tính từ lúc xuất phát cho tới khi gặp nhau tại C là t, s s 0,50 gọi quãng đường AC = s1, BC = s2, ta có: t  1  2 (1) v  v1 v  v1 s 0,25 - Thời gian ca nô từ C trở về A là: t1  1 (2) v  v1 s 0,25 - Thời gian ca nô từ C trở về B là: t 2  2 (3) v  v1 s - Từ (1) và (2): tổng thời gian đi và về của ca nô đi từ A là: TA = t + t1= (4) 0,25 v  v1 s 0,50 - Từ (1) và (3): tổng thời gian đi và về của ca nô đi từ B là: TB = t + t2 = < TA (5) v  v1 2v s 0,50 - Theo bài ra ta có: TA- TB = 2 1 2 = 1 (6) v  v1 ' ' 2v1s 0,50 * Trường hợp tốc độ ca nô là 1,5v: tương tự như trên ta có: TA  TB = = 0,4 (7) 2, 25v 2  v12 - Từ (6) và (7) ta có: 0,4(2,25v2 - v1 ) = (v2- v1 ) => v = v1 6 2 2 (8) 0,50 0,25 - Thay (8) vào (6) ta được s = 18km. Bài 2 (4 đ) * Vẽ hình: - Xét chùm tới hẹp SHI, tia tới SH vuông góc mặt nước => truyền thẳng; 0,25 - Tia tới SI bị khúc xạ kéo dài cắt SH ở S' là ảnh của S. 0,25 - Mắt sẽ nhìn thấy ảnh S' => S'H = 45cm. 0,50 HI * ΔSHI có sinHSI ≈ tanHSI  = sin[goc toi] (1) 0,50 HS HI 0,50 - ΔS'HI có sinHS'I ≈ tanHS'I  = sin[goc khuc xa] (2) HS' sin[goc toi] HS' 0,50 - Từ (1), (2):  (4) sin[goc khuc xa] HS sin[goc toi] 3 0,50 - Theo đề:  (5) sin[goc khuc xa] 4 HS ' 3 - Từ (4), (5):  0,50 HS 4 4 0,50  HS  HS '  60cm. 3 Bài 3 (4 đ) a. Xác định R5 để ampe kế chỉ 0,2A (2,5 đ) - Vẽ lại mạch điện như hình vẽ. - Ký hiệu điện trở đoạn AC là x = R4 + R5 = 0,5 + R5 0,25 - Điện trở toàn mạch là Rx R 2 R3 R tm  R 0  1  0,25 R1  x R 2  R 3 x 3x  2 - Thay số: Rtm = 2   x 1 x 1 0,25 U 2  x  1 - Cường độ dòng điện mạch chính: I   R tm 3x  2 0,25
  7. 2 - Cường độ dòng điện qua đoạn mạch AC(chứa x): I x  3x  2 x 1 0,25 - Cường độ dòng điện qua R3 là: I3  2  3x  2  0,25 2 x 1 3 x - Xét tại nút C: I A  I x  I 3  IA     0, 2 (1) 3x  2 2  3x  2  2  3x  2  0,25 3 x =>   0, 2 2(3x  2) 0,25 - Với dấu cộng ta được: x = 1Ω  R5 = 0,5Ω; - Với dấu trừ ta được: x < 0 => Loại. Dòng điện qua ampe kế từ C => D. 0,25 b. Ampe kế A chỉ giá trị lớn nhất: (1,5 đ) 0,25 3 x - Từ phương trình (1), ta có: IA  (với x biến đổi từ 0,5Ω đến 3Ω) 2  3x  2  0,25 3 x 3 x 3 1      (2) 6x  4 6 x  4 6x  4 6 x  4 6  4 x 0,50 - Từ (2) có: IA max khi xmin  xmin= 0,5Ω  R5 = 0 0,25 - Thay vào IA ta được IAmax= 0,357A 0,25 0,25 Bài 4 (4 đ) a/ (1,5 đ) * Khi K1, K2 đều mở 4 điện trở mắc nối tiếp 0,25 RAB = R1 + R2 + R3 + R4 = 6  0,25 U I  I 2  AB  2A 0,50 R AB Hiệu điện thế giữa 2 đầu R2: U2 = I.R2 = 2V 0,50 b/ (1,0 đ) * Khi K1 đóng, K2 mở đoạn AC bị nối tắt UAC = 0 0,50 Dòng điện không qua R2 hay I2 = 0 0,50 c/ (1,5 đ) * Khi K1, K2 đều đóng ta có R1//(R2)//(R3ntR4) 0,25 Dòng điện qua K1: IK1 = I2 + I34 0,50 U AB 12 I34    4A ; 0,25 R3  R4 3 U 12 I2  AB   12A 0,25 R2 1 => IK1 = 12 + 4 = 16A. 0,25 Bài 5 (4 đ) a. (2,0 đ) * Khi rót nước rất nhanh vào cốc thì cả 200g nước tăng nhiệt độ tức thời. 0,25 + Nhiệt lượng do thép toả ra để hạ nhiệt độ từ 600 xuống 1000C: Q1 = m.ct.Δt1 = 1.460.(600 – 100) = 230 000 ( J ) 0,25 + Nhiệt lượng cung cấp cho M = 200 g nước tăng tức thời từ 20 lên 100 0C: Q2 = M.cn.Δt2 = 0,2.4200(100 – 20) = 67 200 (J) 0,25 Q2 < Q1 nên toàn bộ nước đều chuyển lên 1000C, xảy ra hoá hơi. 0,25 + Nhiệt lượng làm cho nước hoá hơi: Q3 = Q1 – Q2 = 162 800 ( J ) 0,25 + Khối lượng nước hoá hơi :
  8. Q3 0,25 M’ = = 0,0708 = 70,8 g L M’ < M nên nước không thể hóa hơi hết, 0,25 0 => Nhiệt độ sau cùng của nước là 100 C. 0,25 b. (2,0 đ) * Khi rót nước rất chậm vào cốc thì từng ít một lượng nước rót chậm đó tiếp xúc với thép, tăng nhanh nhiệt độ, hoá hơi ngay, quá trình hoá hơi này sẽ dừng lại khi thép hạ nhiệt độ 0,25 0 xuống đến 100 C. + Gọi m’ là khối lượng nước hoá hơi trong suốt quá trình rót, ta có: + Nhiệt lượng cung cấp để lượng nước m’ tăng từ 20 lên 100 0C: 0,25 Q4 = m’cn.Δt = m’.4200.(100 – 20) = 336 000.m’ ( J ) + Nhiệt luợng cần cho sự hóa hơi: 0,25 Q5 = m’.L = m’.2 300 000.m’ ( J ) Khi cân bằng nhiệt ta có: 0,25 Q1 = Q 4 + Q 5 0,25  230 000 = 336 000.m’ + 2 300 000.m’ 0,25 => m’ = 0.08725 kg = 87,25 g + Khối lượng nước không hoá hơi : 0,25 m’’ = 200 - 87,25 = 112,75 g + Gọi x là nhiệt độ sau cùng của nước và miếng thép: mct(100 – x) = m’’cn(x – 20) => 1.460.(100 – x) = 0,11275.4200(x – 20) => x = 59,4. 0,25 => Nhiệt độ sau cùng của nước là 59,4 0 C. GHI CHÚ : 1) Trên đây là biểu điểm tổng quát của từng phần, từng câu. 2) Học sinh làm bài không nhất thiết phải theo trình tự của Hướng dẫn chấm. Mọi cách giải khác, kể cả cách giải định tính dựa vào ý nghĩa vật lý nào đó, lập luận đúng, có căn cứ, kết quả đúng cũng cho điểm tối đa tương ứng với từng bài, từng câu, từng phần của hướng dẫn chấm này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2