intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 kỹ năng cần thiết cho trẻ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đứa con 2 tuổi của bạn vật lộn để tự mang giầy tất hoặc tự dùng thìa một cách cẩn thận để không rớt đồ ăn ra thảm, bạn rất tự hào: bé đang học cách tự lo cho mình. Nhưng trẻ còn cần nhiều hơn là chỉ biết tự chăm sóc bản thân để cơ thể vừa hạnh phúc vừa thành công trong cuộc sống. 1. Dạy bé biết cách... thất bại Không ông bố, bà mẹ nào muốn con mình thất bại trong bất cứ một cuộc chơi nào. Nhưng học cách thất bại khi cố...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 kỹ năng cần thiết cho trẻ

  1. 2 kỹ năng cần thiết cho trẻ Khi đứa con 2 tuổi của bạn vật lộn để tự mang giầy tất hoặc tự dùng thìa một cách cẩn thận để không rớt đồ ăn ra thảm, bạn rất tự hào: bé đang học cách tự lo cho mình. Nhưng trẻ còn cần nhiều hơn là chỉ biết tự chăm sóc bản thân để cơ thể vừa hạnh phúc vừa thành công trong cuộc sống. 1. Dạy bé biết cách... thất bại Không ông bố, bà mẹ nào muốn con mình thất bại trong bất cứ một cuộc chơi nào. Nhưng học cách thất bại khi cố gắng làm việc gì đó lại chính là 1 kỹ năng quan trọng để hạnh phúc. Khi con bạn còn rất nhỏ, lúc trẻ biết chơi những trò đầu tiên cùng với người khác, chúng cần trải nghiệm cảm giác thua. Bạn có thể làm mẫu là một kẻ thất bại vô tư và hào hứng nhiều lần. Hãy nói những điều như: “Ôi, con lại thắng mẹ rồi. Vui quá. Chúng ta chơi lại nào!”. Theo giáo sư tâm lý học Erika Rich, Trung tâm nghiên cứu và phát triển kỹ năng trẻ em Mỹ, mẹo nhỏ của bài học này là hãy để những bé còn rất nhỏ, chưa đi học được thắng nhiều hơn và giảm dần khi chúng lớn lên và đi học. Và khi thắng bé, bạn hãy
  2. nói: “Lần này mẹ thắng rồi nhưng con đã cố gắng hết sức”. Nếu bé thất vọng quá mức thì hãy nói rằng không ai thích thua cả nhưng thua là một phần của trò chơi. Người duy nhất thực sự thua là người không có một chút nỗ lực nào. Lúc con lớn hơn: Vào khoảng 8 tuổi, hầu hết những đứa trẻ đều vượt qua sự thất bại dễ dàng hơn. Một lý do cơ bản mà trẻ vẫn không vượt qua được sự thất bại là: Giống như nhiều người lớn, những đứa trẻ ở tuổi đi học cũng có thể quá tập trung vào kết quả từ quá trình (như được chọn làm lớp trưởng, đứng đầu đội bóng hay đạt điểm số cao nhất…) mà không nhận ra những điều quan trọng có được trong suốt quá trình đó. Bài học bạn cần dạy con lúc này là giúp con dời mắt khỏi những phần thưởng mà ai cũng mong muốn để nhận ra “phần thưởng” khác như “Không thắng nhưng con có vui khi chơi ngoài đó với các bạn không?”. Bạn phải giúp bé hiểu rằng “không thắng không có nghĩa là chẳng có niềm vui nào cả”.
  3. Bạn nên chơi và tập cho con học cách thua ngay từ khi còn bé. (Ảnh minh họa). 2. Biết đòi hỏi quyền lợi Bạn có thể tự hào vì con thực sự là một đứa trẻ ngoan, bé luôn làm những gì mà cha mẹ cho phép. Những điều đó vẫn chưa đủ. Một đứa trẻ cần biết nói lên những nguyện vọng và quyền lợi, đồng thời phải biết nói lên những điều đó một cách tôn trọng và hiệu quả. Một cô bé, cậu bé có thể nêu ra những lí do thuyết phục về nguyên nhân bé cần một món đồ thay vì đòi hỏi bằng sự gào thét lớn lên và sẽ thành một người được người khác tôn trọng; một người muốn đàm phán, biết cách đàm phán và nhượng bộ.
  4. Có nhiều kỹ năng bạn cần dạy cho trẻ ngay từ khi còn bé (Ảnh minh họa). Khi con bạn còn nhỏ: Cần dạy cho trẻ cách đòi hỏi một cách dễ chịu. Bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ đã biết gào thét, giận dỗi, thậm chí ra yêu sách. Trẻ 2 tuổi không giỏi kiểm soát cảm xúc và không nhiều khả năng biết nói lên mong muốn của mình với thái độ lịch sự. Nếu con không bao giờ nói về mong muốn thực sự của mình mà chỉ làm theo lựa chọn của cha mẹ, hãy tích cực đòi hỏi con về điều mà bé muốn, tôn trọng sự lựa chọn phù hợp và mong muốn của trẻ. Với những yêu cầu mà bé nói ra một cách dễ chịu, hãy nói “ừ”
  5. khi nào có thể. Nhưng hãy từ chối và dạy con cách diễn đạt mong muốn một cách từ tốn nếu như bé ngào khóc. Lúc con lớn hơn: Câu nói kiểu “Mẹ có ý này…” là cách dạy con đàm phán, thuyết phục người đối thoại. Bé biết cách lựa lời lẽ phù hợp để nói ra suy nghĩ mà không chướng tai. Một vài đứa trẻ rất sợ hỏi cha mẹ, thầy cô mà không bao giờ biết rằng chúng được chào đón làm như vậy. Vì thế, hãy tránh kiểu bề trên và ép mọi thứ phải theo ý bạn. Hãy nói: “Mẹ thấy hoàn toàn không được khi bỏ kế hoạch đến nhà ông bà để đưa con đi xem phim thay vì “Không, con dừng ngay cái kiểu vòi vĩnh ấy đi”. Lời ra lệnh sẽ không khuyến khích bé đưa ra những yêu cầu theo cách thức phù hợp. Tránh cho con bị bỏng Dạy con biết chấp nhận thất bại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2