intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 1: Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật - ThS.BS. Nguyễn thế Dũng

Chia sẻ: Ta Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

1.106
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 1: Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật do ThS.BS. Nguyễn thế Dũng biên soạn nhằm giúp học viên sau khi học xong bài này có thể trình bày đúng và đầy đủ các phát biểu về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới; trình bày đúng và hợp lý các yếu tố quyết định đến sức khoẻ; trình bày đúng và đầy đủ về tiến trình tự nhiên của bệnh tật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 1: Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật - ThS.BS. Nguyễn thế Dũng

  1. Bài 1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT ThS. BS. Nguyễn thế Dũng MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1/ Trình bày đúng và đầy đủ các phát biểu về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới. 2/ Trình bày đúng và hợp lý các yếu tố quyết định đến sức khoẻ. 3/ Trình bày đúng và đầy đủ về tiến trình tự nhiên của bệnh tật. I. GIỚI THIỆU Sức khoẻ và bệnh tật là những khái niệm còn nhiều tranh cãi trong đạo đức y sinh (bioethics) với các tác động sâu rộng về mặt chính trị và xã hội. Thí dụ như bất kỳ một cố gắng nào nhằm đào tạo bác sĩ hoặc điều chỉnh bảo hiểm y tế đều phải dùng một số tiêu chuẩn được chấp nhận để đánh giá xem người dân có bệnh hay không có bệnh. Sức khoẻ và bệnh tật, giống như nhiều khái niệm khác, không thuần tuý mang tính khoa học và cũng không hẳn chỉ là một phần của lý lẽ thông thường. Mẫu số chung của chúng bao gồm cả các lý thuyết khoa học và những suy nghĩ đời thường. Từ trước đến nay, sức khoẻ ít được chú ý hơn bệnh tật trên bình diện triết học. Do vậy, khái niệm về sức khoẻ cũng hơi phức tạp hơn khái niệm về bệnh tật; một cách nghĩ về sức khoẻ cho rằng đó là tình trạng không có bệnh tật, do đó nếu bệnh tật là sự bất thường về sinh học thì có thể nói một người khoẻ mạnh là người có các hệ thống sinh học hoạt động tốt, không bị sai hỏng. Tuy nhiên, một cách nhìn khác về sức khoẻ khẳng định rằng đó không phải chỉ là vấn đề không có bệnh tật mà phải có gì hơn nữa, đó là tình trạng tích cực (positive state). II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ SỨC KHOẺ Các phát biểu truyền thống về sức khoẻ + Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng (sane mind in a sound body). + Sức khoẻ là tình trạng không có bệnh hoặc không có tàn tật. Định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (TCYTTG) – World Health Organization (WHO) + Năm 1948, TCYTTG đưa ra định nghĩa: Sức khoẻ là trạng thái thoải mái1 (well-being) hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật. Định nghĩa này phản ánh sức khoẻ trong mối liên hệ với nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện của cá nhân về thể chất, xã hội, tâm lý và cảm xúc; các yếu tố môi trường và văn hoá. Định nghĩa cũng bị phê phán vì khó xác định và đo lường được “trạng thái thoải mái” và “hoàn toàn”, và do vậy được xem là một định nghĩa lý tưởng, khó đạt được trong thực tế. + Năm 1978, tại Hội nghị Quốc tế về Chăm Sóc Sức Khoẻ Ban Đầu, Hội Đồng Y Tế Thế Giới (World Health Assembly) ra tuyên ngôn Alma Ata, trong đó tái khẳng định mạnh mẽ rằng: “Sức khoẻ, là trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, 1 Tình trạng sảng khoái, trạng thái dễ chịu 1
  2. chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật, là một quyền cơ bản của con người và khẳng định rằng việc đạt được sức khoẻ ở mức độ cao nhất có thể được là một mục tiêu quan trọng nhất có tính toàn cầu mà việc thực hiện điều này đòi hỏi sự hành động của các ngành kinh tế và xã hội khác bên cạnh ngành y tế. Mục tiêu của Hội nghị Alma Ata là đến năm 2000 tất cả mọi người phải đạt được mức độ sức khoẻ cho phép họ sống một cuộc sống hữu ích về mặt kinh tế và xã hội. Năm 1978 tuyên ngôn Alma-Ata kêu gọi các quốc gia thực hiện chiến lược “Sức khoẻ cho mọi người” (“Health for All”) để đạt được mục tiêu này. + Hiến chương Ottawa (qua hội nghị quốc tế của TCYTTG về Nâng cao sức khoẻ năm 1986) qui định: “Sức khoẻ là một nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, không phải là mục tiêu của cuộc sống. Sức khoẻ là một khái niệm tích cực nhấn mạnh vào các nguồn lực xã hội và cá nhân, cũng như khả năng về thể chất”. Các định nghĩa khác về sức khoẻ + Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946): “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ.” + Ủy Ban về Nhu cầu Sức khoẻ Quốc gia của Tổng thống Mỹ (1953): “Sức khoẻ không phải là một trạng thái; đó là một sự điều chỉnh. Nó không phải là một tình trạng mà là một tiến trình. Tiến trình làm thích ứng cá thể không phải chỉ với môi trường tự nhiên mà còn với môi trường xã hội.” + John Last (1997): “Sức khỏe là tình trạng thăng bằng, giữa con người và môi trường tự nhiên, sinh học, và xã hội, thích hợp cho các hoạt động chức năng toàn vẹn. III. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỨC KHỎE Có rất nhiều yếu tố cùng tổng hợp để ảnh hưởng lên sức khỏe của cá nhân hoặc của cộng đồng. Việc người dân có khỏe mạnh hay không được quyết định bởi hoàn cảnh sống và môi trường sống của họ. Xét trong phạm vi rộng, những yếu tố như nơi chúng ta ở, tình trạng của môi trường xung quanh chúng ta, các yếu tố di truyền, mức độ thu nhập và trình độ học vấn của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta với gia đình và bạn bè tất cả đều có tác động đáng kể đến sức khỏe, trong khi những yếu tố thường được xem xét đến nhiều hơn như sự tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế lại thường ít có tác động hơn. Các nhóm yếu tố quyết định đến sức khỏe bao gồm: + Môi trường xã hội và kinh tế, + Môi trường tự nhiên, + Các đặc điểm và hành vi riêng biệt của từng người. Bối cảnh sống của con người quyết định sức khỏe của họ. Các cá thể thường không thể có khả năng kiểm soát trực tiếp nhiều yếu tố quyết định đến sức khỏe. Các yếu tố quyết định đến sức khỏe được cô đọng trong hình vẽ sau đây 2
  3. – Thu nhập và địa vị xã hội (income and social status): thu nhập và địa vị xã hội cao thường gắn với sức khỏe tốt hơn. Khoảng cách giàu–nghèo càng lớn, sự khác biệt về sức khỏe cũng lớn theo. – Học vấn (Education): trình độ học vấn thấp thường gắn với sức khỏe kém, chịu nhiều áp lực hơn, và kém tự tin hơn. – Môi trường tự nhiên (Physical environments): nước sạch và không khí trong lành, nơi làm việc lành mạnh, nhà ở-công trình công cộng-đường xá an toàn (sinh mạng và sức khỏe) đều góp phần cho sức khỏe tốt. – Việc làm và điều kiện làm việc (Employment and working conditions): người có việc làm thường khỏe mạnh hơn, đặc biệt đối với người có khả năng kiểm soát điều kiện làm việc của mình. – Mạng lưới hỗ trợ xã hội (Social support networks): việc cá nhân được hỗ trợ nhiều hơn từ gia đình, bạn bè và cộng đồng gắn với sức khỏe tốt hơn. – Văn hóa (Culture): bao gồm các phong tục, tập quán và tín ngưỡng của gia đình và cộng đồng đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. – Di truyền (Genetics): sự di truyền đóng một phần trong vai trò quyết định tuổi thọ, sự khang kiện và khả năng mắc một số bệnh nào đó. – Hành vi cá nhân về sức khoẻ và những kỹ năng sao chép (Personal health practices and coping skills): ăn uống cân bằng - điều độ, luôn hoạt động, hút thuốc, uống rượu, và cách chúng ta giải quyết những áp lực và thách thức của cuộc sống đều ảnh hưởng đến sức khỏe. – Dịch vụ y tế (health services): việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng và điều trị bệnh tật có ảnh hưởng đến sức khỏe. – Giới tính (Gender): nam và nữ mắc những loại bệnh khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. IV. CÁC KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TẬT Định nghĩa về bệnh tật + Bệnh tật, theo nghĩa rộng, nhằm chỉ bất kỳ tình trạng nào làm suy yếu chức năng bình thường (của cơ thể). + Bệnh tật là khía cạnh sinh học của sự không khoẻ (nonhealth), chủ yếu là rối loạn chức năng sinh lý. 3
  4. Bệnh tật (disease), ốm đau (illness), phát bệnh (sickness) là những từ đôi khi được dùng thay thế lẫn nhau, nhưng thực tế không nên xem chúng là đồng nghĩa. + Ốm đau: là tình trạng chủ quan hoặc tâm lý của người cảm nhận là mình có gì đó không khoẻ; là trải nghiệm của người bị bệnh tật. + Phát bệnh: là tình trạng rối loạn về mặt xã hội của người bị bệnh; kết quả của việc bị người khác xác định là “không khoẻ”. Tiến trình tự nhiên của bệnh tật Tiến trình phát sinh và phát triển tự nhiên của một bệnh thường gồm 4 giai đoạn. 1. Giai đoạn cảm nhiễm (Stage of susceptibility) Trong giai đoạn này, bệnh chưa phát sinh nhưng cơ sở m ắc bệnh đã có do sự hi ện diện của các yếu tố tán trợ cho nó xảy ra. Các yếu tố mà sự hi ện di ện c ủa chúng có liên quan đến sự gia tăng khả năng phát sinh bệnh về sau được gọi là yếu tố nguy cơ (risk factor). Sự cần thiết phải xác định các yếu tố nguy c ơ này ngày càng tr ở nên rõ r ệt h ơn vì con người ngày càng ý thức được là các bệnh mãn tính hiện là m ột thách đ ố l ớn cho s ức khoẻ. Một số yếu tố nguy cơ có thể loại trừ được, một số khác hiện nay chưa d ễ dàng loại trừ được nhưng việc xác định chúng vẫn có ích cho việc nắm bắt những đối tượng c ần được giám sát chặt chẽ về mặt y tế. Ngoài ra, những thuộc tính không thay đ ổi ở con người như tuổi và phái tính cũng có thể được xem là những yếu tố nguy cơ. 2. Giai đoạn tiền lâm sàng (Stage of presymtomatic disease) Trong giai đoạn này bệnh chưa biểu hiện ra bên ngoài, nhưng qua sự t ương tác gi ữa các yếu tố, các biến đổi bệnh sinh đã bắt đầu xảy ra. 3. Giaiđoạn lâm sàng (Stage of clinical disease) Đến giai đoạn này những biến đổi về giải phẫu và sinh lý đã ti ến tri ển đ ủ đ ể phát lộ các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của bệnh ra bên ngoài. 4. Giai đoạn tàn tật (Stage of disability) Một số bệnh tật diễn tiến qua đủ ba giai đoạn trên rồi bớt d ần và kh ỏi hoàn toàn, có thể là tự nhiên hoặc do tác động của việc điều trị. Tuy nhiên, m ột số tr ường h ợp b ệnh lý khác có thể đưa đến các di chứng ngắn hạnh ho ặc dài h ạn làm ng ười b ệnh b ị tàn t ật ở m ức độ nào đó. ---------------------------------------------------------------------------- ả Tham kh o 1/ R. Bonita, R. Beaglehole, and Kjellstrom. Basic Epidemiology 2nd edition. WHO, 2006. T. 2/ Concepts of health and diseases. SEP. http://plato.stanford.edu/entries/health-disease/ 3/ Health Definitions. BUKISA. http://www.bukisa.com/articles/357439_definition-of-health 4/ Last JM. Public Health and Human Ecology. 2nd ed. Stamford, CT: Appleton & Lange, 1997. 5/ Mausner J.S., Bahn A.K. Epidemiology: An introductory text. Philadelphia, W.B. Saunders Company, 1974. 6/ Miquel Porta. A Dictionary of Epidemiology. Oxford University Press, NewYork, 2008. 7/ Ottawa Charter 1986. WHO. http://www.who.int/hpr/NPH/docs/ottawa_charter_hp.pdf 8/ Sức khoẻ và Thể dục. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4. NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà N ội, 2000. 9/ The determinants of health. WHO. http://www.who.int/hia/evidence/doh/en/index.html 10/ WHO definition of health. WHO. http://www.who.int/about/definition/en/print.html 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2