Bài 6: Thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
BÀI 6<br />
<br />
THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH KINH TẾ – XÃ HỘI DỰ ÁN<br />
ĐẦU TƯ<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:<br />
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia<br />
thảo luận trên diễn đàn.<br />
Đọc tài liệu:<br />
1. Bài giảng, Giáo trình kinh tế đầu tư xuất bản năm 2012 (mục 10.4.3 nội dung thẩm<br />
định dự án đầu tư);<br />
2. Giáo trình lập dự án đầu tư (chương phân tích tài chính dự án đầu tư);<br />
3. Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;<br />
4. Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của bộ tài chính về hướng dẫn chế độ<br />
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;<br />
5. Quyết định số 634/QĐ-BXD về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình<br />
và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu hạ tầng công trình năm 2013 ngày<br />
9/6/2014 và một số các văn bản bản khác có liên quan đến đầu tư.<br />
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.<br />
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.<br />
Nội dung<br />
Mục đích và yêu cầu của thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư.<br />
Các căn cứ và tiêu chuẩn thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội dự án đầu tư.<br />
Phương pháp điều chính giá trong thẩm định dự án đầu tư.<br />
Nội dung thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội dự án đầu tư.<br />
Mục tiêu<br />
Kết thúc bài 6, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:<br />
Hiểu được các khái niệm, mục đích, yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư.<br />
Nắm rõ được các căn cứ và tiêu chuẩn chủ yếu trong thẩm định dự án đầu tư.<br />
Hiểu được nội dung và phương pháp thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội dự án đầu tư.<br />
<br />
102<br />
<br />
TXDTKT03_Bai6_v1.0015106227<br />
<br />
Bài 6: Thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
Tình huống dẫn nhập<br />
Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án xây dựng hệ thống điện thoại tại khu vực<br />
nông thôn.<br />
Có một dự án xây dựng hệ thống điện thoại tại khu vực nông thôn. Dự án sẽ hoạt động trong<br />
vòng 10 năm, dự kiến mỗi năm sẽ cung cấp 100.000 đơn vị đàm thoại. Giả sử cước phí cho<br />
mỗi đơn vị đàm thoại là 100 pêsô. Trước khi có dự án thì người dân khu vực này phải đi khá<br />
xa để gọi điện với số lượng cuộc gọi chỉ bằng 10% số cuộc gọi khi có dự án. Những người<br />
này sẵn sàng trả thêm 10% cuớc phí cho mỗi cuộc gọi mà dự án ước tính. Dự án đuợc thực<br />
hiện tại đầu năm thứ nhất với chi phí theo giá cố định là 40 triệu pêsô. Chi phí vận hành là<br />
3,36 triệu pêsô một năm. Giá trị còn lại của dự án là bằng không vào cuối năm thứ 10.<br />
Dự án được thực hiện bởi một công ty tư nhân với vốn tài trợ cho dự án 50% là chủ sở hữu và<br />
50% là đi vay. Khoản vay này với mức lãi suất 5% và sẽ phải trả trong vòng 5 năm. Chi phí cơ hội<br />
của vốn là 10%/năm. Thuế thu nhập là 20% và khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng.<br />
<br />
Hãy thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án.<br />
<br />
TXDTKT03_Bai6_v1.0015106227<br />
<br />
103<br />
<br />
Bài 6: Thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
6.1.<br />
<br />
Mục đích và yêu cầu của thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
6.1.1.<br />
<br />
Khái niệm<br />
<br />
Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội là việc tổ chức<br />
đánh giá một cách khách quan, khoa học và hệ thống<br />
hiệu quả của dự án trên góc độ của nền kinh tế và của<br />
toàn bộ xã hội.<br />
Về bản chất, thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án<br />
đầu tư chính là quá trình đánh giá lại (có mục đích)<br />
giữa cái giá (chi phí) mà xã hội phải trả cho việc sử<br />
dụng các nguồn lực sẵn có của mình cho dự án với lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ<br />
nền kinh tế (chứ không chỉ cho chủ đầu tư).<br />
6.1.2.<br />
<br />
Mục đích của thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
Thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư là một trong những nội dung của thẩm định dự<br />
án nói chung. Mục đích của thẩm định kinh tế – xã hội là nhằm đánh giá và lựa chọn<br />
dự án có tính khả thi về khía cạnh kinh tế – xã hội.<br />
Kết quả của thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội có tác dụng không chỉ đối với các cơ<br />
quan quản lý nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với các định chế tài chính và đối với<br />
chủ đầu tư.<br />
6.1.3.<br />
<br />
Yêu cầu của thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
Yêu cầu chung của thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội là phải có được kết luận xác<br />
đáng về tính khả thi về khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Vì vậy, yêu cầu cụ thể của dự<br />
án là phải căn cứ vào các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế xã hội để đánh giá tính hợp lý của<br />
dự án về mặt kinh tế – xã hội, xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và đánh giá khả<br />
năng thực hiện dự án của dự án trên góc độ toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội.<br />
Yêu cầu đối với người thực hiện công tác thẩm định kinh tế xã hội cần phải nắm bắt<br />
được mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của ngành và của<br />
vùng; nắm vững và cập nhật các tiêu chuẩn, thông số quốc gia về phát triển kinh tế xã<br />
hội; nắm vững hệ thống luật pháp về quản lý kinh tế và về quản lý xã hội; hiểu biết về<br />
bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án; tình hình và xu hướng phát triển<br />
kinh tế xã hội chung của địa phương, của quốc gia và quốc tế.<br />
6.2.<br />
<br />
Các căn cứ và tiêu chuẩn chủ yếu trong thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
6.2.1.<br />
<br />
Các căn cứ thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
Các thông tin trong bản dự án: các nội dung liên quan đến khía cạnh kinh tế xã hội<br />
dự án đầu tư.<br />
Các văn bản pháp lý liên quan đến đến hiệu quả kinh tế – xã hội dự án đầu tư.<br />
Các tiêu chuẩn, định mức…<br />
Điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể có liên quan đến dự án.<br />
<br />
104<br />
<br />
TXDTKT03_Bai6_v1.0015106227<br />
<br />
Bài 6: Thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
6.2.2.<br />
<br />
Các tiêu chuẩn thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
6.2.2.1.<br />
<br />
Tỷ suất chiết khấu xã hội (social discount rate)<br />
<br />
Trong thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư, để tính toán được các chỉ tiêu<br />
cũng cần phải quy chuyển dòng tiền kinh tế xã hội về cùng một mặt bằng thời gian<br />
(thường là về hiện tại). Khi đó tỷ suất chiết khấu xã hội sẽ được sử dụng.<br />
Về lý thuyết tỷ suất chiết khấu xã hội chính là chi phí xã hội thực tế của vốn sử dụng<br />
cho dự án. Trên thực tế, tỷ suất chiết khấu xã hội được ước tính trên cơ sở lãi suất dài<br />
hạn trên thị trường vốn quốc tế có điều chỉnh theo tình hình chính trị và chính sách<br />
kinh tế của nước sở tại.<br />
Tỷ suất chiết khấu xã hội cần định kỳ xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình<br />
phát triển kinh tế trong và nước ngoài (tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, các chính<br />
sách kinh tế…). Việc xem xét lại tỷ suất chiết khấu xã hội được tiến hành khi hoạch<br />
định các chính sách phát triển trung hạn hoặc khi có những thay đổi chủ yếu trong<br />
chính sách phátd triển kinh tế – xã hội.<br />
6.2.2.2.<br />
<br />
Tỷ giá hối đoái có điều chỉnh (shadow exchange rate)<br />
<br />
Trong thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội, một vấn đề<br />
rất quan trọng là cần xác định tỷ giá hối đoái thích hợp<br />
để chuyển ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ trong nước.<br />
Trong thị trường ngoại hối tại một quốc gia được đánh<br />
giá là cạnh tranh, tỷ giá hối đoái sử dụng là tỷ giá thị<br />
trường (MER – market exchange rate). Tuy nhiên, tại<br />
các quốc gia kém phát triển thì thị trường ngoại hối<br />
thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ. Tại đó<br />
tỷ giá hội đoái thị trường hoặc tỷ giá hối đoái chính thức (OER – official exchange rate)<br />
thường không phản ánh đúng giá trị xã hội của ngoại tệ. Chính vì vậy, trong phân tích<br />
kinh tế xã hội tỷ giá hối đoái bóng (SER – shadow exchange rate) sẽ được sử dụng.<br />
Có một số cách khác nhau dùng để tính tỷ giá hối đoái bóng: phương pháp tính tỷ số<br />
thâm hụt ngoại tệ, phương pháp điều chỉnh tỷ giá theo nhu cầu bảo hộ mậu dịch,<br />
phương pháp dùng hệ số chuyển đổi, phương pháp dử dụng tỷ giá hối đoái du lịch…<br />
Phương pháp tính tỷ số thâm hụt ngoại tệ: nếu gọi M là giá trị các khoản thanh toán<br />
hữu hình và vô hình bằng đồng nội tệ, B là giá trị các khoản thu hữu hình và vô hình<br />
cũng tính bằng đồng nội tệ, OER là tỷ giá hối đoái chính thức thì tỷ giá hối đoái bóng<br />
(SER) sẽ được tính như sau:<br />
<br />
M<br />
M B<br />
SER 1 <br />
OER<br />
B <br />
B<br />
<br />
Các số liệu tính toán của phương pháp này thường dựa trên các số liệu của quá khứ và<br />
các dự đoán tình hình thay đổi cung và cầu ngoại tệ trong tương lai. Nguồn số liệu sẽ<br />
lấy theo giá trị trung bình thống kê tình hình thương mại, cán cân thanh toán và kế<br />
hoạch phát triển của quốc gia.<br />
<br />
TXDTKT03_Bai6_v1.0015106227<br />
<br />
105<br />
<br />
Bài 6: Thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
Phương pháp điều chỉnh giá theo nhu cầu bảo hộ mậu dịch: nếu gọi X là kim ngạch<br />
xuất khẩu theo giá FOB; M là kim ngạch nhập khẩu theo giá CIF; TM là thuế nhập<br />
khẩu và SX là trợ cấp xuất khẩu. Khi đó, tỷ giá hối đoái bóng sẽ được tính như sau:<br />
<br />
SER OER<br />
<br />
M TM X S X <br />
MX<br />
<br />
6.3.<br />
<br />
Phương pháp điều chỉnh giá trong thẩm định kinh tế – xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
6.3.1.<br />
<br />
Cơ sở định giá trong thẩm định kinh tế – xã hội dự án đầu tư<br />
<br />
Mục tiêu của thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư là đánh giá lại những<br />
đóng góp thực sự của dự án cho nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu giá cả sử dụng trong<br />
phân tích phải phản ánh được giá trị thực của các hàng hoá và dịch vụ có liên quan tức<br />
là phải phản ánh được những lợi ích thực và những chi phí thực mà nền kinh tế và<br />
toàn bộ xã hội nhận được và phải chi ra khi thực hiện dự án đầu tư.<br />
Khi định giá các khoản mục lợi ích và chi phí có liên<br />
quan đến yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án,<br />
phân tích kinh tế – xã hội cần sử dụng biện pháp định<br />
giá theo giá tham khảo (hay còn gọi là giá bóng –<br />
shadow price). Đây là hệ thống giá đã được điều chỉnh<br />
xấp xỉ với giá trị xã hội của các hàng hoá trên thị<br />
trường. Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống bóng là<br />
nhằm thiết lập một hệ thống giá trị cho phân tích dự án rộng hơn về phạm vi áp dụng<br />
và gần hơn về giá trị xã hội thực tế theo các tiêu chuẩn của phân tích kinh tế xã hội.<br />
Cơ sở lý thuyết cho việc điều chỉnh và sử dụng giá kinh tế ở đây là dựa trên mô hình<br />
cạnh tranh hoàn hảo của kinh tế học cổ điển. Theo quan điểm kinh tế học, thị trường<br />
cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà: có rất nhiều người mua và nhiều người bán, mỗi<br />
người tham gia thị trường với tư cách của người chấp nhận giá, mọi người đều có thể<br />
gia nhập và từ bỏ thị trường với chi phí không đáng kể, thông tin đầy đủ và sẵn có cho<br />
tất cả các đối tượng tham gia. Dưới giả thiết cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị trường<br />
phản ánh đúng giá trị xã hội của hàng hoá, dịch vụ.<br />
Cụ thể: các hàng hoá, dịch vụ cấu thành nên chi phí hoặc lợi ích của dự án có thể ứng<br />
với một trong 3 trường hợp sau:<br />
(a) Chúng được định giá đúng với giá thị trường trên góc độ xã hội. Đối với chúng,<br />
giá thị trường trong trường hợp này thoả mãn đại diện cho giá trị xã hội.<br />
(b) Giá thị trường của chúng về cơ bản là bóp méo giá trị xã hội.<br />
(c) Những hàng hoá và dịch vụ không thể định giá theo giá thị trường.<br />
Khi đó, các mục thuộc trường hợp (a) sẽ không cần sự điều chỉnh về giá. Những<br />
khoản mục trong trường hợp (b) cần phải điều chỉnh theo mục tiêu phân tích dự án.<br />
Các khoản mục trong (c) cần được định giá theo yêu cầu và mục tiêu phân tích.<br />
Đối với các khoản mục trong (b): Do giá thị trường không phản ánh đúng giá trị xã<br />
hội của các đầu vào và đầu ra. Chính vì vậy, các chi phí và lợi ích trên phương diện<br />
toàn bộ xã hội sẽ bị bóp méo. Để khắc phục tình trạng này, các nhà phân tích kinh tế –<br />
xã hội phải phát hiện ra nguồn gốc dẫn đến sự méo mó trong giá thị trường và thực<br />
<br />
106<br />
<br />
TXDTKT03_Bai6_v1.0015106227<br />
<br />