intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 6: Tính bất hợp lý của chi phí chìm

Chia sẻ: Fff Fff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có câu thành ngữ: Đừng khóc khi ly sữa đã đổ. Ta có thể hiểu là một khi bạn đã làm đổ ly sữa, không có cách nào bạn có thể lấy lại được, bởi vậy bạn nên quên nó đi và “thay đổi từ đó”. Câu thành ngữ này có liên quan tới những gì mà các nhà kinh tế học gọi là chi phí chìm. Trong bài đọc này chúng ta sẽ tìm hiểu về tính bất hợp lý của chi phí chìm, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 6: Tính bất hợp lý của chi phí chìm

  1. ĐH Công nghiệp Tp.HCM Microeconomics Khoa Thương mại – Du lịch Bài đọc 6 (Chapter 4 - Microeconomics) Tính bất hợp lý của chi phí chìm Chi phí chìm nên bỏ qua khi ra quyết định Có câu thành ngữ: Đừng khóc khi ly sữa đã đổ. Ta có thể hiểu là một khi bạn đã làm đổ ly sữa, không có cách nào bạn có thể lấy lại được, bởi vậy bạn nên quên nó đi và “thay đổi từ đó”. Câu thành ngữ này có liên quan tới những gì mà các nhà kinh tế học gọi là chi phí chìm. Các chi phí như vậy giống như những con tàu đã chìm dưới đáy đại dương: Một khi những chi phí này đã phải tiêu tốn, thì không thể lấy lại được. Chúng ta hãy nắm bắt gốc rễ của ý tưởng này, áp dụng chúng đối với người tiêu dùng và sau đó đối với doanh nghiệp. Giả định rằng bạn mua một chiếc vé rất đắt xem một trận bóng đá sắp tới, nhưng buổi sáng hôm có trận bóng đó, bạn lại bị cảm cúm nặng. Bạn cố lê bước ra ngoài, lạnh người vì nhiệt độ ngoài trời chừng 10 độ C. Bạn không muốn đi xem bóng đá chút nào, nhưng rồi, bạn lại nghĩ mình đã trả một cái giá quá cao để mua chiếc vé đó. Bạn gọi cho một số người bạn để cố bán chiếc vé đó, nhưng cuối cùng thì không ai quan tâm thích thú với chiếc vé xem bóng đá đó, thậm chí là bạn đã giao giảm giá vé. Bạn kết luận rằng, những ai muốn xem thì đều có vé cả rồi. Bạn có nên đi xem bóng đá? Phân tích kinh tế cho thấy bạn không nên hành động với mức chi phí biên nào vượt quá lợi ích biên. Và trong tình huống này, cái giá mà bạn mua tấm vé đó là không tương quan với quyết định của mình. Cả chi phí biên hoặc chi phí thêm vào và lợi ích biên hoặc lợi ích cộng thêm đều liên quan tới tương lai. Nếu chi phí biên của việc đi xem bóng đá lớn hơn lợi ích biên, quyết định tốt nhất là quay trở lại giường. Dù cho bạn đã trả $2, $20, thậm chí $200 để mua chiếc vé rồi thì quyết định cũng vẫn như vậy bởi vì giá cả mà bạn mua không ảnh hưởng tới lợi ích biên của nó. Một khi chiếc vé đã được mua và không thể bán lại, chi phí của nó không liên quan tới quyết định có đi xem bóng đá hay không. Vì “bạn hoàn toàn không muốn đi”, “rõ ràng là chi phí biên vượt quá lợi ích biên của buổi xem bóng đá”. Thêm một ví dụ hữu ích nữa nữa liên quan đến người tiêu dùng. Giả định rằng một gia đình đang đi nghỉ và dừng lại bên lề đường mua táo. Mấy đứa nhỏ quay lại ô tô và gặm táo, đột nhiên chúng nói “hỏng hết rồi” và không ăn nữa. Cả cha mẹ chúng đều thấy rằng táo hỏng. nhưng ông bố vẫn tiếp tục ăn táo, vì, theo như ông nói thì “bố mẹ đã mua với giá cao”. Một trong số đứa con lớn trả lời “Cha, như vậy là không hợp lý”. Mặc dù câu nói không có tính chính thống, nhưng đứa trẻ hoàn toàn đúng. Trong khi ra một quyết định mới, bạn nên bỏ qua tất cả các chi phí mà nó không ảnh hưởng tới quyết định của bạn. Quyết định mua táo sai lầm trước đó (trong hồi tưởng) không nên để tác động hay là cơ sở để ra quyết định thứ 2 vì tính như vậy thì lợi ích biên sẽ thấp hơn chi phí biên. Bây giờ chúng ta hãy áp dụng khái niệm chi phí chìm cho các hãng/ công ty. Một số các chi phí của hãng không cố định (chi phí định kỳ nhưng không liên quan tới sản phẩm đầu ra), nhưng là chi phí chìm (không lấy lại được). Chẳng hạn, khoản tiền thuê nhà kho hàng năm không thể thu hồi được nếu nó đã được thanh toán. Quyết định của công ty Hiệu đính: Hồ Văn Dũng 1
  2. ĐH Công nghiệp Tp.HCM Microeconomics Khoa Thương mại – Du lịch liệu có nên chuyển sang một nhà kho khác ở vị trí đem lại lợi nhuận hơn không phụ thuộc vào số tiền trả cho khoảng thời gian thuê kho còn lại. Nếu chuyển nghĩa là lợi nhuận lớn hơn, và quyết định được liệu nên chuyển hợp đồng thuê 300 ngày, 30 ngày hay 3 ngày. Hoặc, một ví dụ khác, giả định rằng 1 công ty chi $1 triệu đô la cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để cho ra dòng sản phẩm mới, và sản phẩm này bán không chạy. Công ty có nên tiếp tục sản xuất sản phẩm lỗ như vậy thậm chí khi không có hy vọng thực tế vào tương lai thành công của sản phẩm? Rõ ràng là, không nên như vậy. Khi ra quyết định này, công ty nhận ra rằng số tiền công ty đã chi cho việc phát triển dòng sản phẩm mới là không hợp lý; công ty nên dừng sản xuất sản phẩm đó để cắt lỗ. Trên thực tế, nhiều công ty/hãng đã ngừng sản xuất các sản phẩm sau khi tiêu tốn hàng triệu đô la để nghiên cứu dòng sản phẩm đó. Ví dụ điển hình là hãng Coca-Cola đưa ra quyết định nhanh chóng loại ngay sản phẩm New Coke và quyết định cuối cùng của hãng McDonald’s là ngừng McLean Burger. Một ví dụ nữa về thế giới thực. Trong mấy thập kỷ, Boeing và McDonnell Douglas là đối thủ lớn của nhau về kinh doanh máy bay thương mại trên thế giới. Mỗi hãng chi hàng tỷ đô la cho hoạt động nghiên cứu phát triển và marketing nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Và rồi, vào năm 1996, hai hãng đột nhiên sáp nhập. Nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi làm thế nào mà 2 đối thủ khổng lồ của nhau có thể quên đi quá khứ đã chi những khoản tiền khổng lồ để cạnh tranh nhau nay lại sáp nhập với nhau. Nhưng dựa vào những nỗ lực và chi phí trong quá khứ để ra quyết định sẽ không hợp lý, chúng là chi phí chìm. Mỗi hãng đều có những lý do riêng, nhưng quyết định tương lai khiến cho cả hai hãng đều cho rằng lợi ích biên của việc sáp nhập sẽ lớn hơn chi phí biên. Nói tóm lại, nếu một chi phí đã được chi ra, và không thể lấy lại một phần hoặc toàn bộ vì một sự lựa chọn khác nào đó, người tiêu dùng hoặc hãng có lý trí nên bỏ qua chi phí đó. Các chi phí chìm là chi phí bất hợp lý. Hoặc, có thể nói, đừng khóc khi ly sữa đã đổ. Hiệu đính: Hồ Văn Dũng 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0