intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 5: Chi phí sản xuất - TS. Trần Văn Hòa

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:104

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bài 5: Chi phí sản xuất giới thiệu tới các bạn những nội dung về đo chi phí - các loại chi phí; chi phí ngắn hạn; chi phí dài hạn; các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn. Bài giảng hữu ích với những bạn chuyên ngành Kinh doanh và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 5: Chi phí sản xuất - TS. Trần Văn Hòa

  1. Bài 5 Chi phí sản xuất
  2. Nội dung Đo chi phí: các loại chi phí Chi phí ngắn hạn Chi phí dài hạn Các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 2
  3. Nội dung Sản xuất với 2 đầu ra: tính kinh tế của phạm vi Động thái thay đổi chi phí: đường học tập Ước tính và dự báo chi phí ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 3
  4. Giới thiệu Công nghệ sản xuất đo lường mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Công nghệ sản xuất, cùng với giá các đầu vào, quyết định chi phí sản xuất của hãng Với trình độ công nghệ sản xuất nhất định, các nhà quản lý phải lựa chọn sản xuất bao nhiêu ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 4
  5. Giới thiệu Lựa chọn tối ưu, tối thiểu hoá chi phí, lượng chi phí có thể quyết định Chi phí của hãng phụ thuộc vào tỷ lệ sản lượng và chúng ta sẽ thấy các chi phí này thay đổi như thế nào theo thời gian Các đặc trưng của công nghệ sản xuất của hãng có thể tác động đến chi phí trong dài hạn và trong ngắn hạn ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 5
  6. Đo lường chi phí: chi phí nào quan trọng? Đối với hãng tối thiểu chi phí, chúng ta phải làm rõ thế nào là chi phí và làm thế nào để đo lường chúng Nếu hãng phải thuê thiết bị hoặc nhà cửa, tiền thuê chính là chi phí Cái gì xảy ra nếu hãng sở hữu riêng các thiết bị và nhà cửa của mình? Làm thế nào để tính toán chi phí ở đây? ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 6
  7. Đo lường chi phí: chi phí nào quan trọng? Các nhà kế toán có cách nhìn chi phí của hãng trong quá khứ, trong khi các nhà kinh tế lại nhìn về tương lai của hãng Chi phí kế toán Các khoản chi thực tế cộng với khấu hao vốn Chi phí kinh tế Chi phí mà hãng sử dụng các nguồn lực kinh tế trong sản xuất bao gồm chi phí cơ hội ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 7
  8. Đo lường chi phí: chi phí nào quan trọng? Chi phí kinh tế tách biệt giữa chi phí mà hãng có thể kiểm soát và những cái mà nó không thể Quan điểm về chi phí cơ hội có vai trò rất quan trọng Chi phí cơ hội Là chi phí liên quan tới các cơ hội bị bỏ qua do nguồn lực của hãng không được sử dụng vào việc đem lại nhiều giá trị nhất ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 8
  9. Chi phí cơ hội Ví dụ Một hãng sở hữu khu nhà và không trả tiền thuê văn phòng làm việc Có phải chi phí thuê văn phòng bằng 0? Khu nhà có thể đưa cho thuê Tiền cho thuê nhà bị bỏ qua là chi phí cơ hội của việc sử dụng khu nhà để sản xuất và có thể đưa vào chi phí kinh tế của hoạt động kinh doanh ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 9
  10. Chi phí cơ hội Một người khởi đầu công việc kinh doanh của mình phải tính chi phí cơ hội của thời gian Có thể làm việc nơi khác với mức lương cạnh tranh Nhà kế toán và nhà kinh tế thường đánh giá khấu hao khác nhau ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 10
  11. Đo lường chi phí: chi phí nào quan trọng? Cho dù chi phí cơ hội bị ẩn và phải được tính vào khi đưa ra các quyết định kinh tế, ngược lại chi phí chìm thì dễ thấy nhưng nhưng không được tính vào Chi phí chìm Các khoản chi phí đã thực hiện và không thể thu hồi được Không nên để nó ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế tương lai của hãng ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 11
  12. Chi phí chìm Hãng mua các loại thiết bị chúng không thể chuyển cho việc dùng khác được Chi tiêu cho thiết bị là chi phí chìm Không có khả năng sử dụng khác do vậy chi phí không thể thu hồi được – chi phí cơ hội bằng 0 Quyết định mua thiết bị đã có thể tốt hay xấu, nhưng bây giờ không phải là vấn đề nữa ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 12
  13. Triển vọng chi phí chìm Ví dụ Một hãng xem xét việc di chuyển trụ sở làm việc Hãng trả $500.000 cho việc đấu thầu để mua khu nhà Chi phí của khu nhà là $5 triệu, như vậy tổng chi phí là $5,5 triệu Hãng tìm thấy một nhà khác với giá $5,25 triệu Hãng nên mua khu nhà nào? ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 13
  14. Triển vọng chi phí chìm Ví dụ (tiếp) Nên mua ngôi nhà thứ nhất $500,000 là chi phí chìm do vậy không nên bận tâm khi ra quyết định mua Cái cần quan tâm là: Chi thêm 5,250,000 hay Chi thêm 5,000,000 ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 14
  15. Đo lường chi phí: chi phí nào quan trọng?  Một số loại chi phí thay đổi cùng với sản lượng, trong khi một số khác không thay đổi theo sản lượng  Tổng chi phí được chia thành: 1. Chi phí cố định  Không thay đổi khi sản lượng thay đổi 1. Chi phí biến đổi  Thay đổi khi sản lượng thay đổi ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 15
  16. Chi phí cố định và biến đổi Tổng sản lượng là hàm số của đầu vào biến đổi và cố định Do vậy, tổng chi phí sản xuất bằng chi phí cố định (chi phí của đầu vào cố định) cộng với chi phí biến đổi (chi phí của đầu vào biến đổi) TC FC VC ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 16
  17. Chi phí cố định và biến đổi  Chi phí nào là chi phí biến đổi, chi phí nào là chi phí cố định phụ thuộc vào khoảng thời gian  Trong ngắn hạn - phần lớn các chi phí là cố định  Trong dài hạn - nhiều chi phí trở nên biến đổi  Để xác định hãy xem xét sự thay đổi sản xuất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí, có thể ảnh hưởng là cố định hoặc thay đổi ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 17
  18. Chi phí cố định và chi phí chìm Chi phí cố định và chi phí chìm thường bị nhầm lẫn Chi phí cố định Là chi phí không phụ thuộc vào mức sản lượng Chi phí chìm Là chi phí khi đã thực hiện thì không thể thu hồi lại được ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 18
  19. Đo lường chi phí: chi phí nào quan trọng? Máy tính cá nhân Phần lớn chi phí là chi phí biến đổi Thành phần lớn nhất: lao động Phần mềm Phần lớn chi phí là chi phí chìm Chi phí ban đầu để phát triển phần mềm ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 19
  20. Chi phí cận biên và chi phí bình quân Để kết thúc thảo luận về chi phí, cần phải phân biệt: Chi phí bình quân Chi phí cận biên Sau khi các định nghĩa về chi phí đã hoàn thất, cần phải phân tích chi phí ngắn hạn và dài hạn ©2009 TS. Trần Văn Hoà, HCE. Bài 5 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2