Bài giảng Bài 5: Marketing điện tử
lượt xem 11
download
"Bài giảng Bài 5: Marketing điện tử" trình bày tổng quan về marketing điện tử; các hàng hóa, dịch vụ có thể kinh doanh qua mạng; chiến lược marketing điện tử; marketing B2B – khai thác hệ thống thông tin thị trường trên internet; quy trình xây dựng webstie và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 5: Marketing điện tử
- Bài 5: Marketing điện tử BÀI 5: MARKETING ĐIỆN TỬ Marketing là một khâu thiết yếu và tiêu tốn nhiều ngân sách trong một công ty, tuy nhiên, nó cũng mang lại rất nhiều hiệu quả nếu được thực hiện đúng đắn. Kinh doanh qua mạng cũng vậy, cũng đòi hỏi ứng dụng marketing qua mạng hiệu quả. Mục tiêu Nội dung Sau khi kết thúc bài này, bạn có thể: • Tổng quan về marketing điện tử • Khái quát marketing điện tử, đặc điểm và • Các hàng hóa, dịch vụ có thể kinh lợi ích của marketing điện tử doanh qua mạng • Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ được • Chiến lược marketing điện tử kinh doanh qua mạng • Marketing B2B – Khai thác hệ thống • Phân tích các chiến lược marketing điện thông tin thị trường trên Internet tử: 4P trên Internet • Quy trình xây dựng webstie và ứng dụng • Tìm hiểu quy trình xây dựng website thương mại điện tử trong doanh nghiệp • Đánh giá website thương mại điện tử Thời lượng học • 7 tiết v1.0 95
- Bài 5: Marketing điện tử TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống: Lulu.com Lulu là website xuất bản trực tuyến cho phép người đọc tải về các cuốn sách của nhiều nhà văn khác nhau. Điểm đặc biệt của những cuốn sách này là chúng chưa hề được một nhà xuất bản nào phát hành mà do chính Lulu thay mặt tác giả xuất bản trên mạng. Thành công của Lulu.com được đem ra so sánh với Amazon và eBay. Một mặt, website Lulu.com giống như Amazon bởi vì nó kinh doanh các sản phẩm xuất bản trực tuyến, mặt khác, website Lulu.com giống eBay bởi vì nó đi ngược lại các những cách thức truyền thống mà mọi người vẫn thường làm. Dường như trang web Lulu.com đã và đang là ngôi nhà mới cho rất nhiều nhà văn. Một trong số đó là Richard Brown với cuốn sách Replica Watch Report. Cuốn sách của ông viết về những thủ thuật kinh doanh của hãng đồng hồ Rolex đã từng bị rất nhiều nhà xuất bản từ chối. Chỉ đến khi cộng tác với Lulu.com, cuốn sách của ông mới tới được độc giả trên toàn thế giới. “Có lẽ Richard cũng sẽ rất hạnh phúc khi bán được 1.000 bản mỗi năm nhưng bù lại ông sẽ rất chật vật khi ký kết các hợp đồng phát hành sách với các nhà xuất bản”, - Young nói, - “Nhưng khi đến với chúng tôi, cuốn sách của Richard nếu cũng bán được 1.000 bản với giá 49,95 USD/cuốn, thì chắc chắn ông sẽ thu về số tiền lớn hơn rất nhiều mà không mất công mất sức để ký kết các hợp đồng xuất bản”. Câu hỏi Ý tưởng kinh doanh điện tử trên Lulu.com có điểm gì đặc biệt? Tại sao lại so sánh Lulu.com với Amazon và eBay? 96 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử 5.1. Tổng quan về Marketing điện tử 5.1.1. Khái niệm về marketing điện tử Ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo ra được một kênh Marketing hoàn toàn mới mẻ, đó là kênh Marketing điện tử. Theo Philip Kotler thì Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về 4P – Sản phẩm (products), Giá (price), Phân phối (place), Xúc tiến đối với sản phẩm và dịch vụ (promotion), và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên phương tiện điện tử và Internet Về cơ bản, Marketing điện tử được hiểu là các hoạt động marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, PDA… còn mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động… 5.1.2. So sánh marketing điện tử và marketing truyền thống Mục tiêu của Marketing điện tử và Marketing truyền thống • Có thể khẳng định rằng mục tiêu của marketing điện tử và truyền thống không khác nhau. Jeff Bezos – người sáng lập và đồng thời là chủ tịch của Amazon.com, một trong những công ty kinh doanh qua mạng hàng đầu thế giới với doanh số năm 2005 khoảng 7 tỷ USD đã phát biểu rằng: “Mọi công ty đều phải chú trọng tới khách hàng, hướng tới nhu cầu của khách hàng trước khi đề cập tới sản phẩm của mình, cho dù trong thời đại công nghệ thông tin hay các thời đại khác”. Điều này cho thấy, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, marketing điện tử hay truyền thống đều hướng tới cùng một đối tượng, đó là khách hàng. • Tuy nhiên, marketing điện tử khác với marketing truyền thống ở hai điểm chính đó là: môi trường kinh doanh và phương tiện thực hiện. Đối với môi trường kinh doanh, marketing điện tử tập trung vào các hoạt động marketing trong môi trường Internet và web. Đến nay marketing điện tử có thể mở rộng môi trường ra các mạng viễn thông khác như mạng thông tin di động nhờ sự hội tụ của các mạng viễn thông. Về phương tiện thực hiện: marketing điện tử sử dụng Internet và các thiết bị điện tử như máy tính, PDA, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. • Bản chất của marketing điện tử không khác so với marketing truyền Tuy nhiên khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với khách hàng truyền thống; họ có thói quen tiếp cận thông tin khác với truyền thống, họ đánh giá các lựa chọn về hàng hóa dịch vụ dựa trên các nguồn thông tin mới, hành động mua hàng khi thực hiện qua mạng cũng khác so với truyền thống. Phương thức tiến hành marketing điện tử khác với marketing truyền thống: Marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư từ, điện thoại, fax... khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn; còn marketing điện tử thông qua các mạng viễn thông, v1.0 97
- Bài 5: Marketing điện tử đặc biệt là Internet, và các phương tiện điện tử có thể tiến hành tất cả các hoạt động khác của marketing như: nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng, mua sắm, sản xuất, bán hàng, dịch vụ sau bán... một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp. Ưu điểm của marketing điện tử so với marketing truyền thống • Tốc độ giao dịch nhanh hơn, ví dụ quảng cáo qua email, phân phối các sản phẩm số hóa như âm nhạc, game, phần mềm, e-books, hỗ trợ khách hàng qua các forum, netmeeting... • Thời gian hoạt động liên tục 24/7/365, tự động hóa các giao dịch, ví dụ như mua sắm trên Amazon.com, mua vé máy bay qua mạng tại Priceline.com, đấu giá qua mạng trên eBay.com,… • Phạm vi hoạt động toàn cầu, các rào cản thâm nhập thị trường có thể bị hạ thấp, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của các doanh nghiệp và người tiêu dùng được nâng cao. Ví dụ như các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tìm hiểu thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật thông qua các website thông tin thị trường. • Đa dạng hóa sản phẩm do khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn. Đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa (customize) sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng thu thập thông tin về khách hàng qua Internet dễ dàng hơn. • Tăng cường quan hệ khách hàng nhờ khả năng tương tác, chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp với khách hàng cao hơn, dịch vụ tốt hơn, thời gian hoạt động liên tục 24/7 thông qua các dịch vụ trực tuyến, các website diễn đàn, FAQs… • Tự động hóa các giao dịch thông qua các phần mềm thương mại điện tử (shopping cart), doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn với chất lượng dịch vụ ổn định hơn. 5.1.3. Lịch sử phát triển của Marketing điện tử Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, nhìn chung marketing điện tử trải qua 3 giai đoạn phát triển: • Thông tin: Các hoạt động marketing điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các website, catalogue điện tử. Một trong những thay đổi so với marketing truyền thống là khả năng của các công ty để đưa mẫu 98 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử sản phẩm lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước... Thêm vào đó, những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác tiết kiệm được chi phí cho các nhà marketing trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. • Giao dịch: Các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa các quy trình kinh doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong bán lẻ, dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán... • Tương tác: Phối hợp, liên kết giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối... thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất, kinh doanh để hoạt động hiệu quả nhất, điển hình là các hãng sản xuất ô tô, máy tính... 5.1.4. Một số điều kiện cần để áp dụng marketing điện tử thành công Bên cạnh các điều kiện chung về cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý, để áp dụng marketing điện tử cần có một số điều kiện riêng như: • Thị trường: Đó là nhận thức của khách hàng đối với thương mại điện tử và tỉ lệ người sử dụng và chấp nhận Internet. Đối với marketing điện tử (B2C), khách hàng cần có điều kiện tiếp cận Internet cũng như thói quen mua sắm qua mạng. Đối với marketing B2B, các tổ chức cần nhận thức được tầm quan trọng của chia sẻ thông tin, phối hợp hoạt động sản xuất và kinh doanh để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh. • Doanh nghiệp: Nhận thức của các tổ chức về tầm quan trọng và ý nghĩa sống còn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, đánh giá được lợi ích của đầu tư vào marketing điện tử cũng như đánh giá được các nguy cơ, hiểm họa nếu không tham gia marketing điện tử. • Sự phát triển của các ứng dụng marketing trên Internet: Hầu hết các hoạt động marketing đều có thể ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin như: nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; phát triển sản phẩm mới; quảng cáo; phối hợp giữa các bên cung cấp, sản xuất và phân phối. 5.2. Các hàng hóa, dịch vụ có thể kinh doanh qua mạng Không phải tất cả các sản phẩm đều có thể bán được trên Internet. Sản phẩm này có thể thực sự phù hợp với việc kinh doanh trên mạng hơn hẳn các sản phẩm khác, nhưng cũng có sản phẩm không phù hợp với việc kinh doanh trên thị trường đầy mới mẻ này. Theo kết luận từ những nghiên cứu của Ernst & Ernst &Young thì các sản phẩm có liên quan đến máy tính là phù hợp nhất với việc giao bán qua mạng (tỉ lệ là 40%). Tiếp đó là sách (20%), du lịch (16%), quần áo (10%), nhạc (6%), dịch vụ có thu phí (6%), quà tặng (5%) và đầu tư (4%). Nói chung, loại sản phẩm hay dịch vụ phù hợp cho việc kinh doanh trên mạng Internet nhất thường là các sản phẩm tận dụng được ưu điểm của môi trường mạng. v1.0 99
- Bài 5: Marketing điện tử Sự ra phát triển của thương mại điện tử khiến việc định vị sản phẩm – xây dựng nét riêng của sản phẩm trên Internet cũng có những điểm đặc biệt. Bảng 5.1: Một số thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thương mại điện tử Nét riêng được tạo ra từ marketing Nét riêng được tạo ra từ Internet truyền thống và công nghệ thông tin Sony Chất lượng cao nhất Amazon.com Cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới Volvo An toàn nhất eBay Sàn đấu giá trực tuyến lớn nhất Singapore Dịch vụ tốt nhất Alibaba Sàn giao dịch B2B lớn nhất Airlines, British Airlines Mercedes, Sang trọng nhất Dell.com Giải pháp tin học tốt nhất Lexus, cho khách hàng Omega, Rolex Swatch Thời trang nhất Ford Sản xuất xe theo đơn đặt hàng trong vòng 2 tuần thay vì 15 tuần Toyota Tiết kiệm nguyên liệu nhất Google Công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Nguồn: Internet 5.2.1. Những sản phẩm phù hợp với kinh doanh trực tuyến Mức độ phù hợp của sản phẩm, dịch vụ đối với môi trường Internet phụ thuộc vào một số yếu tố như: (i) - Giá: so với giá hàng hóa tiêu dùng thông thường (ii) - Mức độ mua sắm thường xuyên so với việc mua hàng tiêu dùng, mặt hàng có tần số tiêu dùng cao như rau quả, thuốc. (iii) - Khả năng giới thiệu đầy đủ lên mạng về sản phẩm, dịch vụ: hình ảnh, âm thanh, chuyển động... (iv) - Khối lượng thông tin cần thiết để ra quyết định: so với hàng tiêu dùng thông thường (v) - Khả năng cá biệt hóa sản phẩm, dịch vụ: để phù hợp với các nhu cầu khác nhau (vi) - Tầm quan trọng của dịch vụ đối với việc mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ Đối với mỗi yếu tố này, thang điểm được tính như sau: 1: thấp, 2: tương đối thấp; 3: trung bình; 4: tương đối cao; 5: cao. Mức độ phù hợp của sản phẩm, dịch vụ trên Internet được đánh giá bằng công thức: Mức độ phù hợp = (Giá / Tần suất) ((iii)+(iv)+(v)+(vi)) Cho tới nay, có nhiều điều kiện để một cửa hàng thương mại điện tử bán lẻ (B2C) thành công, tuy nhiên, các điều kiện cơ bản thường là: • Thương hiệu mạnh, dễ nhận biết, hoặc được nhà cung cấp đáng tin cậy đứng ra bảo lãnh: Dell, Sony, eBay, Cisco... • Uy tín được đảm bảo: Ford, Charles Shwab, Amazon... • Khả năng số hóa: phần mềm, âm nhạc, phim... 100 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử • Giá cao: thiết bị điện tử, văn phòng... • Hàng hoá có quy cách phẩm chất đã được tiêu chuẩn hoá như sách, đĩa CD, vé máy bay khiến việc kiểm tra thực tế không còn cần thiết. • Những mặt hàng đóng gói không thể mở ra thậm chí cả ở trong các cửa hàng truyền thống như thực phẩm, vitamin, hoa, quà tặng... 5.2.1.1. Những sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao Sản phẩm cần được tiêu chuẩn hoá do việc mua bán hàng hoá qua mạng Internet có hạn chế bởi tính “ảo” của hàng hoá khi lựa chọn. Nếu sản phẩm không được tiêu chuẩn hoá và không có sự quản lý chất lượng, sẽ không có gì đảm bảo khách hàng chắc chắn mua được sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng như mô tả trên màn hình máy tính. Giải quyết tốt vấn đề này chính là giảm tính “ảo” của hàng hoá khi lựa chọn, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng yên tâm mua hàng hoá theo phương thức này. Một ví dụ điển hình về sản phẩm được tiêu chuẩn hóa cao và ngày càng được mua qua mạng nhiều hơn đó là vé máy bay điện tử. Khi một khách hàng mua vé qua mạng internet (hoặc qua điện thoại), tất cả công việc họ cần làm là khi đến sân bay đưa thẻ tín dụng của mình vào kiosk điển tử và họ sẽ nhận được vé lên máy bay. Hay khách hàng có thể lấy vé tại một máy bán vé. 5.2.1.2. Văn hóa phẩm Một vài sản phẩm đặc biện bán chạy ở các cửa hàng trực tuyến. Trong đó phải kể đến đĩa CD và DVD luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trên Internet. Sách cũng là một sản phẩm bán chạy trên Internet do nó dễ dàng xây dựng tính cộng đồng cho khách hàng – những người sẽ bình luận về cuốn sách của họ vừa mua được, đồng thời cũng đọc những lời bình luận của người khác. Trong cả hai trường hợp, các trang web đều có thể thoả mãn các sở thích khác nhau của khách hàng và đưa ra nhiều đề nghị với cơ hội mua sắm mới. Và các khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm và tin tưởng rằng các cuốn sách hay đĩa CD họ mua trực tuyến sẽ giống hệt với những cuốn sách và đĩa CD họ mua ở các cửa hàng ngoại tuyến. Khách hàng trên Internet giờ đã quá quen thuộc với cửa hàng bán sách trực tuyến Amazon, tuy nhiên, gần đây một tên tuổi nữa trong ngành văn hóa phẩm trên mạng hay được nhắc tới, đó chính là trang web văn học mạng Lulu.com của một doanh nhân Canada – Bob Young. 5.2.1.3. Những sản phẩm số hóa Khác với Marketing thông thường, khách thể trong Marketing Internet có thể là hàng hoá và dịch vụ số hoá. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như: các tài liệu (văn bản, sách báo), các dữ liệu (số liệu thống kê), hoặc các thông tin tham khảo hay các phần mềm máy tính. v1.0 101
- Bài 5: Marketing điện tử Tuy còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư vấn, giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế... cũng đang sử dụng Internet để làm thay đổi phương thức kinh doanh của họ. Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế đồ họa), trong đó, chi phí sản xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm. Như vậy, đối với các sản phẩm số hóa Internet có thể cho phép giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng. 5.2.2. Những dịch vụ phù hợp với kinh doanh trực tuyến 5.2.2.1. Dịch vụ du lịch Internet là một nơi lý tưởng để lập kế hoạch, khám phá và sắp xếp cho hầu hết các chuyến đi. Sự thuận tiện và khả năng tiết kiệm là có thể thực hiện được và không còn các đại lý lữ hành vì có thể mua trực tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ. Một số Webiste du lịch lớn là expedia.com, orbitz.com, travelocity.com, asiatravel.com, hotwire.com, travelweb.com v.v… Dịch vụ du lịch trên mạng cũng được các hãng hàng không, các công ty du lịch, các đại lý lữ hành, tàu hỏa (ví dụ amtrak.com), các trung tâm cho thuê ô tô, khách sạn, các kênh thương mại và các công ty du lịch cung cấp. Hình thức doanh thu của những dịch vụ du lịch trên mạng bao gồm cả doanh thu trực tiếp (hoa hồng), doanh thu từ quảng cáo, phí tư vấn, miêu tả hay phí thành viên, thu nhập từ việc chia phí và các khoản khác nữa. Các vấn đề quan trọng cần xem xét cho sự phát triển của dịch vụ du lịch trên mạng là những khẳng định có giá trị như lòng tin của khách hàng, sự trung thành, và hình ảnh của thương hiệu ngày càng vững chắc. Những lợi ích và hạn chế của dịch vụ du lịch trên mạng Lợi ích • Lượng thông tin miễn phí cực kỳ nhiều, khách hàng có thể tiếp cận mọi nơi, mọi lúc. Khách hàng có thể được hưởng chiết khấu đáng kể, đặc biệt đối với những người có thời gian và kiên trì tìm kiếm những tour du lịch giảm giá. • Các nhà cung cấp dịch vụ cũng được hưởng lợi: các hãng hàng không, các khách sạn và những hãng tàu biển luôn bán chỗ trống cho các công ty du lịch. Tương tự, bán hàng trực tiếp tiết kiệm chi phí và thời gian, giúp các nhà cung cấp hưởng được nhiều hoa hồng hơn. 102 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử Hạn chế • Thứ nhất, rất nhiều người không sử dụng Internet. • Thứ hai, khối lượng thời gian và sự khó khăn khi sử dụng những dịch vụ của những đại lý ảo khá lớn, đặc biệt là đối với những người có ít kinh nghiệm khi sử dụng Internet. • Cuối cùng, các chuyến đi kết hợp hoặc những chuyến đi chia làm nhiều chặng có thể không có trên mạng bởi vì phải có một trình độ hiểu biết nhất định và tổ chức tốt thì mới có thể làm được. 5.2.2.2. Thông tin việc làm Mạng Internet đang là một nguồn cung cấp thông tin dồi dào cho cả những người tìm việc và những người tuyển nhân sự. Đặc biệt, thị trường việc làm trực tuyến này càng hữu dụng hơn đối với những công việc và các công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ vì các công ty cũng như nhân viên của họ thường xuyên làm việc với máy tính và mạng Internet. Tuy vậy, cũng có hàng nghìn các công ty không thuộc lĩnh vực này cũng quảng cáo những vị trí tuyển người, nhận đơn xin việc và hồ sơ thông qua mạng Internet. Bảng 5.2: So sánh thị trường việc làm truyền thống và thị trường việc làm trực tuyến Tiêu chí Thị trường truyền thống Thị trường trực tuyến Rất tốn kém (đặc biệt ở những Chi phí Có thể rất rẻ báo hạng nhất) Vòng đời (thời hạn) Ngắn Dài Thường chỉ trong một khu vực Địa điểm Trên toàn cầu và bị giới hạn Nhanh chóng, đơn giản và Độ cập nhật Phức tạp và tốn kém ít tốn kém Độ chi tiết Hạn chế Không hạn chế Mức độ dễ dàng tìm kiếm đối Khó khăn, đặc biệt với những Dễ dàng và nhanh chóng với người tìm việc người ở nơi khác Khả năng tìm ứng viên thích Rất khó khăn, nhất là với những Dễ dàng hợp người ở nơi khác Sự phù hợp giữa cung và cầu Khó khăn Dễ dàng Thông tin có thể bị thất lạc khi Tính tin cậy Độ tin cậy cao gửi thư Tốc độ giao tiếp giữa 2 bên Có thể chậm Nhanh Khả năng so sánh các công việc khác nhau của người Hạn chế Nhanh chóng và dễ dàng tìm việc Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006 v1.0 103
- Bài 5: Marketing điện tử Những đối tượng sử dụng thị trường việc làm trên mạng gồm: • Người tìm việc. • Những người tìm kiếm nhân viên. • Các công ty môi giới việc làm. • Các cơ quan và tổ chức của chính phủ. Hạn chế • Hạn chế lớn nhất của thị trường lao động trực tuyến là còn khá nhiều người không có thói quen truy cập Internet. • An ninh và bảo mật. • Thị trường lao động điện tử cũng có thể gây tốn kém về chi phí tuyển nhân sự đối với những người chủ lao động bằng cách thúc đẩy nhân viên đi tìm những công việc tốt hơn. • Cuối cùng là việc tìm kiếm ứng viên qua mạng phức tạp hơn rất nhiều so với suy nghĩ của mọi người, phần lớn là do số lượng đơn xin việc và sơ yếu lý lịch có sẵn trên Internet quá lớn. Một số trang web tiến hành nghiên cứu và thẩm tra lý lịch các ứng viên trước khi đưa cho các nhà tuyển dụng (như jobtrak.com), điều này có thể khắc phục phần nào vấn đề này. 5.2.2.3. Thông tin và môi giới bất động sản Các giao dịch bất động sản là một lĩnh vực lý tưởng đối với thương mại điện tử vì một số lý do sau. • Trước hết, những khách hàng tiềm năng có thể xem nhiều ngôi nhà trên mạng, vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, tiết kiệm thời gian cho người mua và nhà môi giới. • Lí do thứ hai là những khách hàng tiềm năng có thể phân loại và sắp xếp các bất động sản theo những tiêu chí nhất định và xem được thiết kế bên ngoài và bên trong của ngôi nhà, rút ngắn quy trình tìm kiếm. • Cuối cùng, khách hàng có thể tìm thông tin chi tiết về ngôi nhà và thường danh sách những bất động sản họ tìm sẽ nhiều hơn so với các nhà môi giới cung cấp. 5.2.2.4. Bảo hiểm Ngày càng có nhiều các công ty sử dụng Internet để đưa ra các chính sách bảo hiểm chuẩn, như tự động, gia đình, nhân thọ, hay sức khỏe, với mức chiết khấu đáng kể. Mặc dù nhiều người không tin tưởng vào các công ty bảo hiểm ảo này nhưng những người khác vẫn đón nhận những lợi ích của việc được giảm phí bảo hiểm. Ví dụ, trang insurerate.com có rất nhiều chính sách khác nhau. Tại trang order.com, khách hàng và các công ty có thể so sánh các dịch vụ bảo hiểm ô tô và sau đó mua qua mạng. Giống như các nhà môi giới bất động sản, các nhà môi giới bảo hiểm cũng gửi thư điện tử đến hàng triệu người. 5.2.2.5. Thông tin đầu tư Trên mạng có vô số thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và hầu hết là miễn phí (thường phải đăng ký). Sau đây là một số ví dụ: 104 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử • Tin tức tài chính được cung cấp tại CNN Financial (money.cnn.com). Giá trái phiếu của địa phương có tại bloomberg.com. • Có rất nhiều công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư trong thị trường trái phiếu. Ví dụ, “làm thế nào để tự đầu tư”, các bản báo cáo nghiên cứu miễn phí, các biểu đồ và bảng biểu về ngoại tệ, tất cả đều có trên mạng. • Một nguồn thông tin về tổng quan thị trường, với rất nhiều đường nối đến các trang tài chính khác được cung cấp tại trang investorguide.com. • Lời khuyên miễn phí của các chuyên gia có ở trang thestreet.com. • Thị trường cổ phiếu và các công cụ đánh giá có tại trang của MultexInvestor (marketguide.com) và money.cnn.com. • Các dịch vụ liên quan tới đầu tư toàn cầu, theo dõi danh mục vốn đầu tư và hướng dẫn các nhà đầu tư. • Các thị trường tài chính liên quan: mua bán chứng khoán. 5.2.2.6. Ngân hàng và tài chính trên mạng Dịch vụ ngân hàng qua internet Internet Banking đề cập đến việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng thông qua internet, cho cả đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân. Các dịch vụ ngân hàng bao gồm: chuyển tiền, thanh toán và bù trừ công nợ, nhờ thu và tín dụng chứng từ, cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng, kinh doanh thẻ, và một số dịch vụ khác. Thanh toán qua internet Hình thức thanh toán chủ yếu vẫn là qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thông qua hệ thống và các quy trình thanh toán hiện thời của 2 loại thẻ này (hơn 90% các giao dịch mua bán trực tuyến). Hệ thống thanh toán qua thẻ đang tỏ ra chưa đáp ứng được những yêu cầu của các giao dịch TMĐT, Chính vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua thẻ đã cho ra đời những dịch vụ mới, đảm bảo an toàn hơn như VbyV của VISA (Verified by Visa), ví điện tử (Yahoo Inc, Microsoft Passport), thẻ ảo và thẻ thông minh (Visa, American Express, Mastercard), 5.2.2.7. Dịch vụ công trực tuyến Chính phủ của hầu hết các quốc gia hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cũng đang có những bước đi tích cực để tiến tới xây dựng một Chính phủ điện tử, trong đó các dịch vụ công của chính phủ và các giao dịch với chính phủ được thực hiện qua mạng, thương mại hoặc phi thương mại. Các dịch vụ phi thương mại của chính phủ thường bao gồm: thông tin công cộng (xuất bản các kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin y tế trực tuyến, đào tạo công trực tuyến), thuận lợi hóa việc thanh toán (nộp tờ khai thuế điện tử, nộp phạt,) hoặc các dịch vụ khác. Các dịch vụ thương mại của chính phủ bao gồm: những hoạt động xác nhận danh tính (hộ chiếu, chứng minh thư,…), bằng cấp (bằng lái xe, đăng ký ô tô xe máy), cũng như đăng ký thu thuế điện tử. v1.0 105
- Bài 5: Marketing điện tử 5.2.2.8. Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến Với sự phát triển của công nghệ điện tử và đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet, ngành giáo dục đã cung cấp những hình thức đào tạo mới: ngoài đào tạo trực tiếp trên giảng đường hay đào tạo từ xa truyền thống còn có hình thức đào tạo điện tử (e-learning). Đào tạo điện tử có thể là đào tạo trực tuyến (online education) hoặc hỗn hợp (blended learning). Lợi ích đào tạo trực tuyến: • Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ đào tạo: Internet cho phép tiếp cận được với nhiều đối tượng học hơn ở những vùng địa lý xa hơn, khó có điều kiện sử dụng dịch vụ đào tạo truyền thống. • Nâng cao chất lượng học: Học trực tuyến cho phép tăng cường khả năng cá biệt hóa với từng người học, mềm dẻo hơn và tăng sự lựa chọn cho người học, từ đó nâng cao chất lượng học. • Tăng cường khả năng tiếp cận: Đào tạo điện tử có thể cung cấp các giải pháp hữu hiệu đối với những vấn đề về tiếp cận giáo viên. • Hiệu quả về chi phí: Đào tạo điện tử có khả năng làm tăng năng lực cung cấp dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận của sinh viên, do đó có khả năng tiết kiệm chi phí thông qua việc giảm chi phí đối với từng học viên, từ đó nâng cao vị thế tài chính của tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, tính kinh tế quy mô của đào tạo trực tuyến trên thực tế còn chưa thể hiện rõ vì đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng khá cao, và bước khởi đầu cần nhiều thời gian. • Tăng cường khả năng nắm giữ các kỹ năng và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, từ đó đẩy mạnh việc tiếp cận đến nền kinh tế tri thức. • Chiến lược marketing và cạnh tranh: Vì đào tạo trực tuyến chính là thuộc về tương lai, nên các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phải đầu tư vào hạ tầng cho đào tạo trực tuyến để có thể cạnh tranh và tồn tại được. 5.3. Chiến lược marketing điện tử 5.3.1. Chiến lược sản phẩm Sản phẩm là tập hợp những lợi ích mà người bán cung cấp cho người mua, bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình như danh tiếng, sự thuận tiện, dịch vụ kèm theo. Sản phẩm trong marketing điện tử được chia làm hai loại: thứ nhất gồm các sản phẩm hoàn toàn mới, chỉ được hình thành khi Internet phát triển và thứ hai gồm các sản phẩm truyền thống được thêm các thuộc tính mới từ Internet. Internet tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới • Sản phẩm cốt lõi: nhu cầu trao đổi thông tin thuận tiện, rẻ, nhanh, toàn cầu (qua thư điện tử); nhu cầu quảng bá toàn cầu; nhu cầu đàm phán, giao dịch, trao đổi toàn cầu; thông tin hàng ngày cập nhật; chia sẻ các tài nguyên số hoá 106 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử • Sản phẩm hiện thực: những sản phẩm mới hoàn toàn chỉ có sau khi phổ cập internet ví dụ: thư điện tử, website, catalogue điện tử, báo điện tử, diễn đàn, chat, video chat, trò chơi điện tử trên mạng, các mô hình kinh doanh điện tử. • Sản phẩm bổ sung: Dịch vụ sau bán hàng, các dịch vụ công của nhà nước; thu thuế trên mạng; đào tạo trên mạng; dịch vụ ngân hàng điện tử. Internet hỗ trợ chính sách sản phẩm truyền thống • Phát triển sản phẩm mới: Sử dụng Internet và Web để thu thập ý kiến khách hàng về các sản phẩm mới. Ví dụ www.volkswagen.com khi đưa ra sản phẩm xe Beetle cải tiến (1998) đã tiến hành điều tra ý kiến khách hàng 18 tháng qua website và sản phẩm mới thực sự thành công. • Sử dụng Internet vào phát triển sản phẩm may mặc: liên kết giữa nhà thiết kế, nhà cung cấp nguyên liệu, nhà máy sản xuất, công ty phân phối và khách hàng thông qua internet để sản xuất hiệu quả hơn. • Xây dựng và phát triển thương hiệu trên Internet: quảng bá, giới thiệu, củng cố quan hệ, tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng. 5.3.2. Chiến lược giá Chiến lược về giá là chiến lược ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, chính vì thế, doanh nghiệp cần chú ý đến giá của đối thủ cạnh tranh vì mọi mức giá có thể được công bố công khai trên mạng, khách hàng có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn để đánh giá về lợi ích và chi phí đối với các quyết định mua hàng của họ. Hơn nữa, trên Internet tại các thị trường khác nhau, công ty khó có thể định các mức giá khác nhau như trước đây. Ví dụ, hãng đồng hồ Swatch (www.swatch.com) khó có thể định giá khác nhau cho các sản phẩm điện tử và đồng hồ của mình khác nhau tại các thị trường khác nhau vì khách hàng hoàn toàn có thể tìm được giá tại tất cả các thị trường. Đối với các sản phẩm số hoá như âm nhạc, phần mềm, game, tư vấn, đào tạo trực tuyến... rất khó có định giá khác nhau mặc dù khách hàng mục tiêu tại các khu vực thị trường khác nhau có mức thu nhập bình quân khác nhau. Khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Ngoài ra, quan điểm marketing trước đây cho rằng hàng triệu người tiêu dùng đang hướng về trang web để tìm ra mức giá rẻ nhất, các nhà bán lẻ trực tuyến trong nhiều lĩnh vực nhận thấy rằng họ không thể cạnh tranh giá được nữa. Bởi nhiều nhà sản xuất áp đặt mức giá tối thiểu cho các sản phẩm của họ, và trong một vài trường hợp thì các nhà bán lẻ bán dưới mức giá đó bị cắt giảm. 5.3.3. Chiến lược phân phối Việc phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp tới khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mà đặc biệt là trong môi trường mạng v1.0 107
- Bài 5: Marketing điện tử xuất hiện thêm hàng hóa thứ 3 là hàng hóa số hóa, nên việc phân phối càng trở nên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp mới tham gia vào thương mại điện tử Trong thương mại điện tử có hai hình thức phân phối: • Thứ nhất, đối với hàng hoá số hoá được, việc phân phối có thể thực hiện hoàn hảo qua mạng. o Gửi trực tiếp qua mạng: phần mềm, âm nhạc, game ... o Download: phần mềm, âm nhạc, game... hoặc có các đại lý in ra CD rồi gửi tới khách hàng (khi không thể download được, khi chi phí gửi CD cao, thời gian gửi CD lâu...) • Thứ hai, phân phối hàng hoá hữu hình Internet hỗ trợ để nâng cao hiệu quả. o Cơ chế phối hợp hiệu quả: Nhà kinh doanh và Nhà phân phối (bài học kinh nghiệm từ các công ty đã thành công và khả năng áp dụng ở Việt Nam) o Kiểm soát hàng hoá trong quá trình phân phối (FedEx, DHL...) o Mở rộng kênh phân phối đến các vùng địa lý mới (website thay cho các phòng trưng bày truyền thống) (Chú ý: Tránh xung đột với các kênh phân phối truyền thống) Một điểm quan trọng khi xem xét chính sách phân phối trong marketing điện tử là vai trò của các trung gian trong hệ thống phân phối. So sánh việc phát hành sản phẩm âm nhạc dước hai kênh khác nhau: • Thứ nhất, theo truyền thống: Khách hàng Æ Cửa hàng bán lẻ Æ Cửa hàng bán buôn Æ Hãng phát hành Æ Ca sĩ, ban nhạc. • Thứ hai, phân phối qua mạng: Khách hàng Æ Mp3 Website & Cửa hàng ảo Æ Đại lý bán buôn Æ Hãng phát hành Æ Ca sĩ, ban nhạc. Trong phương thức giao dịch truyền thống, khách hàng thường mua băng đĩa nhạc tại các cửa hàng bán lẻ hoặc cửa hàng chuyên doanh âm nhạc. Với Internet, quy trình này đã có những thay đổi nhất định và người ta thấy có sự thêm, bớt và tái lập các trung gian trong kênh phân phối. Trong trường hợp trên đây, ta thấy không còn cửa hàng bán lẻ trong kênh phân phối (hiện tượng loại bỏ, hay bớt trung gian), thay vào đó là cửa hàng ảo trên mạng (hiện tượng tái lập trung gian dưới dạng thức mới) và xuất hiện thêm Catalog MP3 như là một trung gian bắt buộc trong kênh phân phối chứ không chỉ đơn thuần là một công cụ thuần tuý (hiện tượng thêm trung gian). 5.3.4. Chiến lược xúc tiến bán hàng trên Internet Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của 108 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó. Thông qua các công cụ của thương mại điện tử như thư điện tử, các website...doanh nghiệp tiến hành giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm cũng như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cho những người thường xuyên truy cập Internet và trao đổi thư từ điện tử Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử thực chất là cách thức các doanh nghiệp vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ. Một số hoạt động xúc tiến thương mại điện tử điển hình: các chương trình giải thưởng, phiếu giảm giá, hàng mẫu và dùng thử miễn phí, các cuộc thi và trò chơi. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Makerting – mix) của công ty http://www. Golmar.vn/ Một trong những chiến lược Marketing hỗn hợp được coi là khá tiêu biểu và thành công là chiến lược của GolMart - một doanh nghiệp kinh doanh loại hình siêu thị điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.golmart.vn). Chiến lược sản phẩm: GolMart có hàng ngàn sản phẩm phong phú, đủ chủng loại được bán với giá thấp hơn hoặc tương đương giá thị trường. Hàng hóa trưng bày được mô tả rõ ràng với hình ảnh đầy đủ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn như đang dạo quanh siêu thị. Các sản phẩm mới thường xuyên được siêu thị cập nhật và “bày bán” ở những vị trí thu hút được sự chú ý nhiều nhất của khách hàng trên trang chủ. Ngoài ra, GolMart còn áp dụng chiến lược liên kết bán hàng trên mạng với một số đơn vị khác. Ví dụ, người tiêu dùng truy cập vào địa chỉ website của Golmart, không những có thể chọn mua những hàng hoá có sẵn mà còn có thể đặt thiết kế, may đo qua mạng với một số nhà thiết kế có tên tuổi… Khác với Marketing thông thường, chiến lược sản phẩm trong Marketing Internet của GolMart còn chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Trong trang chủ của GolMart, người tiêu dùng có thể được chỉ dẫn cặn kẽ các bước trong quy trình mua hàng, thanh toán... tại mục “Hướng dẫn khách hàng”. Ngoài ra, GolMart cũng cung cấp cho khách hàng công cụ tìm kiếm, giúp người tiêu dùng tìm được hàng hoá mong muốn một cách nhanh chóng mà không cần dò tìm trong danh mục catalog sản phẩm. Chiến lược giá cả: Giống như các doanh nghiệp Việt Nam khác, GolMart áp dụng chiến lược “giá bán” (tức là doanh nghiệp định giá sẵn). Giá bán của GolMart được quy định tương đương với giá bán trên thị trường (đã bao gồm thuế VAT) bằng VND hoặc USD. Đối với một số mặt hàng được bán bằng USD, người tiêu dùng có thể thanh toán bằng tiền Việt với mức quy đổi theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương vào thời điểm đặt hàng. GolMart cũng thường xuyên áp dụng các chương trình giá khuyến mãi như chương trình Co-shopping (cùng nhau mua sắm để được giảm giá). Trong chương trình này, GolMart sẽ giúp tập hợp nhiều khách hàng mua lẻ có cùng nhu cầu lại với nhau để phối hợp đăng ký mua hàng. Bằng cách này, người tiêu dùng sẽ được lợi vì được hưởng giá bán buôn, giá rẻ hoặc giá khuyến mãi mà nếu mua lẻ sẽ không có được. Còn nhà cung cấp sẽ được lợi do thu hút được nhiều khách hàng tham gia hơn. Để phù hợp với điều kiện thương mại Internet ở Việt Nam, GolMart áp dụng rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt cho người giao hàng, v1.0 109
- Bài 5: Marketing điện tử thanh toán bằng chuyển khoản, bằng thẻ tín dụng (VISA, Master hoặc American Express), thanh toán qua hệ thống Western Union hay thanh toán qua điện thoại di động bằng cách soạn tin nhắn “M-Banking”... Chiến luợc phân phối GolMart đóng vai trò như một nhà trung gian phân phối giữa các nhà cung cấp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có nhu cầu bán hàng trên mạng tìm đến GolMart như một địa chỉ đại lý phân phối, giám sát và quản lý bán hàng... Còn người tiêu dùng tìm đến GolMart như một đầu mối cung cấp hàng hoá đủ loại. Hiện tại, GolMart đang áp dụng hình thức phân phối, giao hàng t rực tiếp và miễn phí đến tận tay người tiêu dùng trong một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng ở các nơi khác, ngoài các địa điểm này, nếu có nhu cầu sẽ được chuyển hàng qua đường bưu điện với chi phí hợp lý. Trong thời gian tới, GolMart dự định sẽ mở các đại lý phân phối ở các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng... Chiến lược yểm trợ (xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh): Để tăng doanh thu và mở rộng mạng lưới khách hàng, GolMart đang sử dụng kết hợp các chiến lược hỗ trợ, xúc tiến kinh doanh khác nhau. Ngoài việc lưu trữ thông tin ở website để cung cấp cho người tiêu dùng khi họ truy cập vào địa chỉ này, GolMart còn sử dụng thư điện tử như một công cụ Marketing có hiệu quả. Siêu thị chủ động truyền thông tin tới người tiêu dùng bằng cách gửi thư ngỏ để thu hút, khuyến khích họ trở thành khách hàng thành viên của siêu thị. Mặt khác, GolMart cũng đăng ký địa chỉ website của mình trên các công cụ tìm kiếm như Vinaseek hay Google... Ý thức được rằng các công cụ Marketing thông thường cũng có thể giúp ích cho công việc kinh doanh trên mạng, GolMart còn tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Ví dụ như, vào tháng 4/2003, GolMart đã tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề: “Co-shopping phát triển thương hiệu bằng thương mại điện tử”. Cuộc hội thảo nhằm giới thiệu hình thức kinh doanh mới Co-shopping lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều giới và góp phần quảng bá hình ảnh của siêu thị một cách rất có hiệu quả. Với chiến lược Marketing Mix phối hợp có hiệu quả 4 yếu tố: sản phẩm, giá cả, phân phối và yểm trợ, siêu thị điện tử GolMart đã xây dựng được một vị thế vững chắc trong thương mại điện tử ở Việt Nam. GolMart là một mô hình doanh nghiệp thành công nhờ xây dựng chiến lược Marketing Mix thích hợp trong thương mại điện tử ở Việt Nam. Câu hỏi thảo luận: 1. Chiến lược marketing mix được thực hiện như thế nào trên trang web GolMart.vn 2. Chiến lược giá của GolMart liệu có điểm gì đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh? 5.4. Marketing B2B – Khai thác hệ thống thông tin thị trường trên Internet 5.4.1. Khai thác hệ thống các Trade Points trên Internet để quảng cáo Trade Point hay “tâm điểm thương mại” là một sáng kiến của tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), nằm trong chương trình Hiệu quả thương mại (Trade Efficiency) và Thuận lợi hoá thương mại (Trade Facilitation), sử dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. 110 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử Một trong những mục đích cơ bản của Trade Point là cung cấp một website làm trung tâm tại đó có tất cả các thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh như thông tin về thị trường, hàng hoá, dịch vụ, vận tải, bảo hiểm, môi giới, các quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước như hải quan, thuế... Chương trình Trade point có ba chức năng chính: • Cung cấp các dịch vụ kinh doanh, thương mại. • Cung cấp các dịch vụ thông tin thị trường, tìm kiếm bạn hàng. • Kết nối các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng Trade point để tiến hành các hoạt động trước giao dịch (pre-transaction) như liên lạc, tìm kiếm bạn hàng, thị trường. Sau đó, nếu thuận lợi các doanh nghiệp có thể tiến tới đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Website http://www.wtpfed.org là một trong những tâm điểm thương mại, cho phép các tâm điểm thương mại khác trên khắp thế giới được liên kết với nhau tại đây. 5.4.2. Khai thác các “cơ hội kinh doanh điện tử” trên Internet Cơ hội kinh doanh điện tử hay ETO (Electronic Trade Opportunity) là một dịch vụ được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi triển khai marketing điện tử. Nhờ dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm người mua hàng, người bán hàng hay phát hiện ra nhu cầu thị trường. Dịch vụ ETO được cung cấp trên các tâm điểm thương mại, sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc các cổng thương mại điện tử. ETO cho phép các doanh nghiệp tham gia gửi các đơn chào hàng, đơn đặt hàng lên một địa điểm trên website và mọi doanh nghiệp trên khắp thế giới đều có thể tiếp cận được thông qua Internet. ETO là một hoạt động khá tiêu biểu của hầu hết các tâm điểm thương mại (Trade point). 5.4.3. Khai thác các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B Sàn giao dịch điện tử (Electronic Market Place) là một website, tại đó người mua và người bán gặp nhau, trao đổi và giao dịch. Trong giai đoạn này, có thể thấy các e-market place chưa được phát triển rộng để được hiểu là thị trường điện tử với đầy đủ các ý nghĩa của thị trường, nhưng với ý nghĩa là một địa điểm để các nhu cầu có thể được đáp ứng, chợ điện tử có những ưu thế to lớn hơn nhiều so với chợ truyền thống. Doanh nghiệp có thể sử dụng e-market place để tiến hành: Giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ, tiến hành các giao dịch điện tử với các cá nhân, tổ chức và chính phủ... Danh sách một số e-market place (cổng B2B) có thể tham khảo trên Yahoo tại địa chỉ: http://dir.yahoo.com/business_and_economy/business_to_business v1.0 111
- Bài 5: Marketing điện tử 5.4.4. Tìm hiểu thông tin thị trường qua Sở giao dịch hàng hoá trên Internet Sở giao dịch hàng hoá là một trong những tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá cổ truyền nhất trong thương mại với nhiều tên gọi: commodity exchange, commodity market, corn exchange... Đây là nơi người ta tiến hành các giao dịch mua và bán hàng hoá với khối lượng lớn, những loại hàng hoá có phẩm cấp rõ ràng. Việc mua bán ở đây tiến hành theo những quy chế chặt chẽ thông qua những người môi giới do sở giao dịch hàng hoá chỉ định. Với sự phát triển của Internet, các sở giao dịch hàng hoá được ứng dụng công nghệ thông tin và Internet đã thực sự trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Các doanh nghiệp lớn nhỏ, ở mọi nơi, mọi lúc đều có thể tiếp cận các sở giao dịch hàng hoá để khai thác, theo dõi các thông tin thị trường, giá cả, khối lượng giao dịch, xu hướng và khả năng biến động v.v… Doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin thị trường tại các website của những sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như: • Sở giao dịch hàng hoá Chicago: http://www.cme.com. • Sở giao dịch hàng hoá Châu Âu: http://www.euronext.com. • Sở giao dịch hàng hoá Tokyo: www.tocom.or.jp. • Sở giao dịch hàng hoá New York: www.nymex.com. 5.4.5. Tìm kiếm thị trường và bạn hàng trên Internet Một mục tiêu của các tổ chức hiện nay là làm sao ứng dụng công nghệ thông tin để khuyếch trương và bán được sản phẩm. Làm thế nào để khuyếch trương website của công ty trên mạng Internet? Đưa tên website vào các công cụ tìm kiếm, đăng ký vào các trade point, các e-market place, các danh bạ doanh nghiệp, trang vàng, trang trắng điện tử để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình, giới thiệu trên các trang web về hội chợ, triển lãm là một số các biện pháp cơ bản, hiệu quả, nhanh và tiết kiệm chi phí để đạt mục tiêu này. Mục tiêu tiếp theo là làm sao có thể tìm người mua hoặc cung cấp thông qua Internet tại các thị trường cụ thể theo khu vực địa lý hoặc theo các ngành hàng, mặt hàng mà doanh nghiệp quan tâm. Ngày nay, Internet và web đã góp phần giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả thông qua các danh bạ trên web. Có ba loại danh bạ kinh doanh trên web, loại một chứa danh mục các danh bạ kinh doanh trên thế giới, loại hai là các danh bạ kinh doanh toàn cầu hay quốc tế và loại ba là danh bạ kinh doanh của từng nước. • Loại 1: Danh bạ của Trung tâm thương mại thế giới: http://www.intracen.org. Tại đây có danh bạ các công ty và cho phép đăng ký các cơ hội kinh doanh, được chia theo cả ngành hàng và khu vực địa lý, đồng thời có những liên kết đến các danh bạ khác. • Loại 2: Danh bạ các doanh nghiệp Châu Âu, cung cấp thông tin của hơn 500.000 công ty tại 36 nước, địa chỉ: www.europages.com. World Trade Association, 112 v1.0
- Bài 5: Marketing điện tử địa chỉ http://world.wtca.org/ gồm 300 thành viên ở 180 nước, cung cấp danh bạ gồm 140.000 nhà xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp liên quan. • Loại 3: Danh bạ các doanh nghiệp của các nước cụ thể, ví dụ danh bạ các công ty của Nhật http://english.itp.ne.jp. 5.4.6. Hệ thống thông tin xúc tiến thương mại trên Internet Hoạt động hỗ trợ thương mại, xúc tiến thương mại, phát triển thương mại là một công việc mà các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các phòng thương mại và doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề... đã và đang tiến hành từ nhiều năm nay. Các dịch vụ chính có thể bao gồm: • Thống kê về hoạt động sản xuất, ngoại thương của các nước. • Thông tin về các quy định thương mại quốc tế của các nước, các khu vực. • Thông tin về các quy tắc y tế, an toàn, chất lượng liên quan đến ngoại thương. • Thông tin về đấu thầu. • Thông tin về danh mục các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các tổ chức liên quan đến thương mại. • Cung cấp các tài liệu giới thiệu về kinh tế và thương mại các nước, hướng dẫn kinh doanh với từng thị trường cụ thể. • Thông tin về giá cả hàng hoá. • Thông tin hỗ trợ thiết lập quan hệ bạn hàng, trợ giúp các công ty nước ngoài tiếp cận với doanh nghiệp trong nước. • Thông tin về các hội chợ, triển lãm quốc tế, sự kiện kinh tế trên thế giới. • Giới thiệu các chào hàng, hỏi hàng, các cơ hội kinh doanh. • Thông tin về vận tải hàng hoá. • Thông tin về các kỹ thuật marketing quốc tế, tập quán thương mại quốc tế. • Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. • Các vấn đề về pháp lý, trọng tài liên quan đến thương mại quốc tế. 5.4.7. Các website thông tin xúc tiến thương mại điển hình Website của các tổ chức xúc tiến thương mại của Chính phủ. Ví dụ, tại Mỹ, có thể tìm hiểu tại website của Bộ Thương mại Mỹ: www.usatrade.gov. Tại Singapore, có thể tham khảo các thông tin hỗ trợ thương mại tại Bộ công nghiệp và thương mại Singapore: http://www.mti.gov.sg. Tại Việt Nam, có thể tham khảo tại website Cục xúc tiến thương mại Việt Nam http:// www.gov.vn. Website của Liên đoàn các tổ chức thương mại quốc tế (Federation of International Trade Associations) tại website http://fita.org. Tại đây có thông tin về tất cả các website xúc tiến thương mại của tất cả các nước, khu vực và được phân chia theo từng ngành hàng. Website của các Phòng thương mại trên thế giới. Hế thống các tổ chức khuyến khích nhập khẩu Một số nước phát triển có chương trình xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Ví dụ như: Thụy Sỹ có chương trình khuyến khích nhập khẩu SIPPO, địa chỉ tại http://www.sippo.ch v1.0 113
- Bài 5: Marketing điện tử Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới Hệ thống các tổ chức này được phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu thị trường, thâm nhập thị trường, phát triển sản xuất và xuất khẩu. Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thế giới, WASME, tại: http://www.wasmeinfo.org. Ở Việt Nam có website của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ phía Bắc: http:// www hotrodoanhnghiep.gov.vn. Các hiệp hội ngành nghề Tổ chức các Hiệp hội ngành nghề hoạt động trên thế giới từ nhiều năm nay, tại đây các doanh nghiệp liên kết với nhau theo ngành nghề, hợp tác hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm thông tin, mở rộng, bảo vệ thị trường và bảo vệ lợi ích của các thành viên. Đây là hình thức khá phổ biến của các nước, không có nước nào không có các hiệp hội ngành nghề. Có thế tham khảo website của một số hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam: Hiệp hội doanh nghiệp điện tử: http:// Viea.org.vn; Hiệp hội giày da Việt Nam: http:// lefaso.org.vn; Hiệp hội café, cacao Việt Nam: http:// www. Vicofa.org.vn Các tổ chức quốc tế và khu vực • Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ: http://www.nafta-sec-alena.org; http://www.mercosur.org.uv • Hiệp hội công nghiệp và thương mại Carribe: http://www.comesa.int • Hiệp hội các nước Đông Nam Á: http://www.aseansec.org • Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương: http://unescap.org • Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Âu: http://europa.eu.int • Khu vực thị Trung Đông và Nam Phi: http://www.comesa.int • Các tổ chức quốc tế khác như: FAO, WTO, IMF, WB... 5.5. Các bước thiết lập một trang web hiệu quả Bước 1: Phân tích người dùng và tự đánh giá chính mình Nếu không biết người dùng dự định là ai, thì tất cả việc thiết kế, cho dù có được thực hiện kỹ lưỡng đến đâu cũng chỉ dẫn đến thất bại. Người thiết kế cần phải biết các thông tin về người dùng như trình độ, sở thích, các lĩnh vực quan tâm, cấu hình trang thiết bị, phần mềm… để tránh đưa ra một trang web vô tích sự. Sau đây là một số kỹ thuật giúp cho bước này: • Mô tả mục tiêu: Hãy xác định chính xác mục tiêu của trang này một cách ngắn gọn. Mục tiêu cần được mô tả một cách súc tích, rõ ràng, không quá rườm rà, chi tiết. • Xác định vấn đề giải quyết: Từ mô tả mục tiêu ở bước trên, nêu ra các vấn đề cần giải quyết để đạt được mục tiêu, tóm tắt phương pháp giải quyết, ... • Xác định người dùng: Liệt kê các đặc điểm của khách hàng như tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập, trình độ, vùng cư trú, cấu hình trang thiết bị, phần mềm,… vào một danh sách để phân tích và xử lí sau này. 114 v1.0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chính phủ điện tử: Chương 5 - PGS. TS. Nguyễn Văn Minh
0 p | 165 | 33
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 5: Marketing qua mạng Internet (E-Marketing)
26 p | 108 | 25
-
Bài giảng Thương mại điện tử - ThS. Vũ Mạnh Cường
70 p | 69 | 16
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 5 - GV. Nguyễn Mạnh Cương
9 p | 133 | 12
-
Bài giảng Thương mại điện tử - ThS. Đặng Đức Văn
122 p | 131 | 11
-
Bài giảng Marketing điện tử: Chương 5 - Nguyễn Đức Cương
11 p | 43 | 11
-
5 bài giảng của Kevin Hakman về hướng dẫn thực hiện thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân ( Bài 2 - Cách thức tổ chức bán hàng )
14 p | 78 | 10
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 5 - Lê Văn Huy
39 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn