intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh lý tuyến giáp

Chia sẻ: Tiểu Vũ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

175
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tìm hiểu "Bài giảng Bệnh lý tuyến giáp" để biết được những triệu chứng, nguyên nhân,... gây ra bệnh tuyến giáp để từ đó có những phương pháp phòng và điều trị bệnh. Hy vọng tài liệu sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh lý tuyến giáp

  1. B ỆNH LÝ TUY ẾN GIÁP
  2. Giải phẫu • Tuyến giáp nằm trước sụn  giáp, 2 thùy, 1 eo. Nặng 20­ 30 g, di động khi nuốt. Cấp  máu: mạch giáp trên, giáp  dưới. • Cấu trúc:  các nang tuyến,   lòng nang chứa chất keo­  thyroglobulin do TB nang  tiết.  • Hormone do TB nang sản xuất, 
  3. Tổng hợp hormon Tổng hợp tại TB nang giáp, gồm 4  giai đoạn: •  Bắt iod  iod từ thức ăn vào máu,  rồi vào TB qua cơ chế vận chuyển  tích cực( màng đáy bơm iod vào  TB). Nồng độ iod trong  TB cao  hơn trong máu 30­250 lần •  Oxy hóa ion iodure thành dạng  oxy hoá của iod nguyên tử,  nhờ  peroxydase.  Iod nguyên tử có thể 
  4. Tổng hợp hormon •  Iod gắn vào tyrosin  tạo ra  monoiodotyrosin(MIT), và  diiodotyrosin(DIT) •  Trùng hợp MIT, DIT tạo ra T3,  T4(thyroxin)  Sau khi được tổng hợp, T3, T4 gắn  với  thyroglobulin, rồi chuyển ra  trữ trong lòng nang. Hormon sẽ được tách khỏi  thyroglobulin nhờ men, giải phóng  vào máu, tác dụng trên cơ quan 
  5. Điều hòa bài tiết • T3, T4 giảm vùng dưới đồi tiết  TRF,  TRF kích thích tuyến yên tiết TSH. TSH  kích thích tuyến giáp tiết  T3, T4 •  Cơ chế tự điều hoà (hiệu ứng Wolff­  Chaikoff): khi nồng độ iod vô cơ trong  máu hay trong tuyến giáp tăng cao ức  chế tiết T3, T4 qua giảm thu nhận iod • Khi nồng độ iod máu thấp, tuyến giáp  tăng cường hoạt  động, thu nhận tối đa  iod vào tuyến, đồng thời TRF, TSH kích  thích tuyến giáp hoạt động, nếu kéo dài  gây phì đại tuyến giáp
  6. Tác dụng của hormon  • Phát triển cơ thể: tăng tốc độ phát triển cơ  thể thời kỳ đang lớn, thúc đẩy trưởng thành  và phát triển não trong thời kỳ bào thai và  những năm đầu sau sinh • Tăng chuyển hóa tế bào : cho hầu hết các mô  trong cơ thể, tăng tốc độ các phản ứng hóa  học, tăng TH  ATP cung cấp năng lượng • Tăng chuyển hoá các chất : glucid tăng chuyển  hóa, tăng thoái hóa glucose ở tế bào, phân  giải  glycogen ở gan, tăng tạo đường mới tăng  hấp thu glucose ở ruột, tăng tiết insulin.  Tăng chuyển hóa lipid, protein • Tác động lên hệ tim mạch •  Lên thần kinh ­cơ •  Lên hệ sinh dục
  7. Cường giáp  Định nghĩa: là tình trạng tăng  hormon tuyến giáp trong máu  do hoạt động quá mức của  tuyến giáp, gây ra những tổn    hại về mô và chuyển hóa, còn  gọi là nhiễm độc giáp
  8. Nguyên nhân, bệnh sinh Basedow. • Bệnh sinh: bệnh t/miễn do lympho B tăng  tổng hợp tự kháng thể  • có  sự hiện diện của tự kháng thể kháng  thụ  thể TSH và yếu tố kích thích tuyến  giáp­ liên quan tới sự tiến triển của  bệnh và bệnh sinh lồi  mắt  • Có sự thâm nhiễm TB lympho vào mô tuyến  giáp, cơ vận nhãn và trước xương chày • Kèm các  bệnh tự miễn  khác lupus, VKDT • Bệnh có yếu tố di truyền, TS bệnh  Basedow, HLA B8, HLA DR3 • Hay gặp nữ
  9. Triệu chứng lâm sàng  basedow • Các triệu chứng cường giáp  Nhịp tim nhanh thường  xuyên(>90ck/ph)  Da nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi  Run tay  Sút cân • Bướu giáp to độ 2, bướu mạch • Dấu hiệu về mắt : co cơ mi  trên, Lồi mắt
  10. Bướu giáp độc đơn hay đa nhân  • Có một hay nhiều nhân ở thùy giáp • Nhân tăng tổng hợp hormone tuyến  giáp, ức chế các mô lành xung  quanh, ức chế    tuyến yên tiết TSH • Lâm sàng : bướu giáp nhân, biểu  hiện cường giáp • Xạ hình nhân giáp tập trung phóng  xạ, vùng khác “trắng” • Điều trị phẫu thuật, tia xạ 
  11. Viêm tuyến giáp tự miễn  Hashimoto  • Tuyến giáp viêm mạn tính,  thâm nhiễm lympho •  Biểu hiện cường giáp, tăng  hormon tuyến giáp, nhất là  thời kỳ đầu •  Thường tự hết cường giáp,  sau đó là suy giáp 
  12. Cường giáp do iod (bệnh iod­ basedow)  • Quá tải iod có thể gây cường giáp,  thường là trên các bệnh nhân có các  bệnh lý tuyến giáp trước đó • Iod không phải nguyên nhân gây bệnh,  nhưng có thể thúc đẩy triệu chứng  cường giáp trên lâm sàng ở những  tuyến giáp không chịu ảnh hưởng của  hiệu ứng Wolff­Chaikoff • Quá tải iod có thể do dùng các thuốc  điều trị có iod( amiodarone,  benzodiaron, povidon), các thuốc cản  quang có iod dùng trong chẩn đoán,  hay bổ sung quá nhiều iod vào thức ăn 
  13. Các nguyên nhân khác  • Ung thư tuyến giáp • Tăng tiết TSH do u tuyến yên • Chửa trứng, ung thư tế bào  nuôi • Dùng quá liều hormon tuyến  giáp trong điều trị suy giáp
  14. Triệu chứng của cường giáp     Biểu hiện của các dấu hiệu  tổn thương mô và rối loạn  chuyển hóa do thừa hormon  tuyến giáp
  15. Lâm sàng cường giáp • Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sợ  nóng, tăng thân nhiệt, da nóng,  tay ấm, ẩm • Tăng cảm giác khát, uống nhiều,  tiểu nhiều • Tim nhanh thường xuyên, tăng khi  xúc động, hồi hộp trống ngực, có  thể tăng HA • Gầy sút nhanh • Tăng nhu động ruột, ỉa chảy • Biểu hiện thần kinh: bồn chồn,   dễ cáu gắt, tính khí thất thường. 
  16. Cận lâm sàng  • Chuyển hóa cơ sở tăng  • Thời gian phản xạ gân gót  ngắn • Giảm CT máu • Giả đa hồng cầu • Định lượng hormon  tuyến giáp  tăng, TSH  giảm • Tập trung iod tăng
  17. Tiến triển, biến chứng  • Cơn cường giáp trạng cấp • Biến chứng tim • Lồi mắt ác tính
  18. Điều trị Điều trị nội khoa: Chống lại sự tổng hợp  hormon • Kháng giáp trạng tổng hợp:      . Ngăn cản gắn iod vào tyrosin do ức chế  oxy hóa iod vô cơ thành hữu cơ, ngăn cản sự  hình thành và kết hợp MIT, DIT, ngăn cản  chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi     . 2 nhóm thuốc: dẫn xuất thiouracil MTU,  PTU, BTU      dẫn xuất imidazol: Thyrozol,  carbimazol,neomercazol… • Iod vô cơ: ức chế bắt iod, ức chế giải phóng  T3, T4. Chỉ định: cơn cường giáp trạng cấp,  bướu giáp lớn, chuẩn bị phẫu thuật 
  19. Điều trị ngoại khoa • Cắt tuyến giáp bán phần: bệnh  nhân trẻ, điều trị nội thất  bại, có biến chứng • Phẫu thuật cắt nhân giáp  trong bướu độc đơn hay đa  nhân • Cần chuẩn bị nội khoa trước • Nguy cơ: suy giáp, cận giáp,  cắt phải thần kinh quặt ngược
  20. Điều trị iod phóng xạ I131 • Bệnh nhân lớn tuổi • Bn có BC suy tim LNHT • Bn di ứng thuốc, không PT  được   • Nguy cơ: suy giáp 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2