Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 4 - Trường ĐH Xây dựng
lượt xem 7
download
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 4 Khu công nghiệp trong đô thị, cung cấp cho người học những kiến thức như: vai trò của khu công nghiệp trong đô thị; mối quan hệ giữa khu công nghiệp và đô thị; giải pháp bố trí khu công nghiệp; bố trí khu công nghiệp trong đô thị;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 4 - Trường ĐH Xây dựng
- CƠ SỞ QUY HOẠCH & KIẾN TRÚC Bài 4: KHU CÔNG NGHIỆP TRONG ĐÔ THỊ GV: ThS. KTS. Lại Thị Ngọc Diệp Khoa: Kiến trúc & Quy hoạch Hà Nội, 2016
- I. VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRONG ĐT 1. Vai trò của KCN Khu công nghiệp có vai trò then chốt, quan trọng trong nền kinh tế đô thị và quốc gia. Trong quy hoạch đô thị được nhắc đến đầu tiên trong quá trình phát triển đô thị. + Quyết định quy mô dân số ĐT có thể đạt tới trong tương lai + Quyết định tình trạng môi trường đô thị + Quyết định đến bức tranh giao thông vận tải của đô thị. + Là nhân tố tạo thị quan trọng trong mỗi ĐT. Ví dụ: + Tác động về môi trường: khu công nghiệp Cao – Xà – Lá trên đường Nguyễn Trãi, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, thành phố Ninh Bình....
- 2. Các loại hình khu công nghiệp Khu công nghiệp tập trung được phân bố như sau: - Tổ hợp công nghiệp hoàn chỉnh dưới hình thức liên hợp hóa dây chuyền công nghệ. - Khu công nghiệp hỗn hợp đa ngành là khu công nghiệp tập trung hình thành trên cơ sở 1 – 2 xí nghiệp chế tạo máy lớn và các nhà máy chuyên môn hóa có kèm theo các công trình phụ trợ khác bên cạnh. - Khu công nghiệp tổ hợp chuyên ngành bao gồm các xí nhiệp nhẹ và thực phẩm cùng các công trình phụ trợ - Khu công nghiệp tập trung hàng xuất khẩu gọi tắt là khu chế xuất, được hình thành từ chiến lược phát triển kinh tế - Khu công nghiệp kỹ thuật cao – là khu công nghiệp tạo ra những sản phẩm kỹ thuật cao
- 3. Phân loại Khu công nghiệp - Theo đặc điểm quản lý: khu CN, khu chế xuất, khu công nghệ cao - Phân loại theo loại hình CN; khu CN khai thác và chế biến dầu khí, KCN thực phẩm… - Phân loại theo mức độ độc hại; phụ thuộc vào loại hình bố trí trong KCN - Theo quy mô; quy mô nhỏ (dt:100ha), quy mô TB (100-300ha), quy mô lớn (>300ha)
- 4. Nguyên tắc bố trí KCN trong ĐT ❖ Thỏa mãn yêu cầu kinh tế: - Địa hình thuận lợi cho XD; - Liên kết giao thông đối nội, đối ngoại; - Kết nối thuận lợi với hạ tầng kỹ thuật bên ngoài; - Vị trí gần nguồn nguyên vật liệu; - Có giá đất, chi phí mặt bằng không quá đắt - Không vi phạm hay ảnh hưởng đến các khu di tích lịch sử, các công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh. ❖ Thỏa mãn về yêu cầu sinh hoạt công nhân: có khoảng cách và có phương tiện GT hợp lý cho việc đi lại của công nhân (
- II. MỐI QUAN HỆ GiỮA KCN VÀ ĐÔ THỊ ❖ Các yếu tố: - Số lao động CN như một nhân tố tạo thị là cơ sở cho việc tính toán dân cư và quy hoạch các khu ở - Khoảng cách giữa KCN (nơi làm việc) và nơi ở thông qua thời gian đi lại - Mối quan hệ giữa các đầu mối hạ tầng kỹ thuật của ĐT đặc biệt là tuyến GT đối ngoại - Vấn đề vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan chung của ĐT
- 1. Vấn đề về Môi trường ❖ Khói bụi Ô nhiễm môi trường, ô niễm khí quyển là vấn đề nóng bỏng của cả thế giới Tác hại: - Làm hại sức khỏe con người - Phá hủy môi trường sinhh thái, xâm thực các CT XD
- ❖ Tiếng ồn Tiếng ồn trong sản xuất tác động trực tiếp đến sức khỏe người LĐ mặt khác ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh KCN Tác hại: - Tác động đến trạng thái tâm lý, ảnh hưởng đến môi trường làm việc và nghỉ ngơi - Ảnh hưởng đến người LĐ dẫn đến năng suất LĐ giảm
- ❖ Nước thải Nước thải từ các XNCN, KCN không qua xử lý, hoặc nước thải không đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp ra sông, hồ, môi trường xung quanh. Tác hại: - Làm bẩn nguồn nước - Phá vỡ môi trường sinh thái, gây tác hại đến điều kiện sinh hoạt của người dân SX nông nghiệp, ngư nghiệp
- ❖ Chất thải rắn ❖ Ô nhiễm mùi ❖ Chất phóng xạ
- 2. Mối quan hệ về Giao thông - Liên hệ giữa KCN và khu ở phải đảm bảo liên hệ thuận tiện Được đánh giá bằng việc chi tiêu thời gian đi lại < 30 phút (thời gian đi lại là 30 phút tương đương với khoảng cách từ nhà đến KCN là 30km) - Phân bố luồng giao thông hợp lý từ nơi làm việc về nhà trong giờ cao điểm Các KCN phải bố trí sao cho luồng giao thông phân bố đều, không bị tập trung thành một hướng nào đó gây ra tắc nghẽn tại các nút giao thông vào thành phố.
- III. GIẢI PHÁP BỐ TRÍ KHU CÔNG NGHIỆP ❖ Khu hoặc cụm CN nằm phân tán trong các khu dân cư KCN, cụm CN có quy mô chiếm đất nhỏ với mức độ độc hại cấp IV, V - Khu CN bố trí phân tán; tiếp cận thuận lợi với tất cả các bộ phận chức năng khác của ĐT, - Ngược lại ảnh hưởng đến sự phát triển mở rộng của ĐT sau này ❖ KCN nằm tập trung trong ĐT Là giải pháp sử dụng cho KCN có quy mô chiến đất nhỏ và trung bình có mức độ độc hại cấp III, IV. - Phần lớn là những KCN trước kia nằm ven ĐT, hiện ĐT mở rộng nên các XNCN này nằm xen vào các khu dân cư.
- ❖ KCN bố trí vùng ven ĐT Dành cho KCN có quy mô chiếm đất lớn cũng như các XNCN với mức độ độc hại thuộc nhóm I, II, có thể phân tán hoặc nằm về một phía của ĐT. - Khu CN bố trí về một phía (cuối hướng gió) thường sử dụng trong các thành phố phát triển theo hình thức dải. - Thường bố trí dọc các trục chính của ĐT hoặc đường nối với cao tốc vào ĐT ❖ KCN nằm tách biệt ngoài đô thị Là các KCN, cụm CN bố trí nằm ngoài ĐT không phải do mức độ độc hại mà do yêu cầu tổ chức hoạt động hay nhu cầu vận chuyển - Đòi hỏi phải tổ chức hệ thống XH kèm theo. - Chúng có thể lệ thuộc ĐT hiện tại hoặc phát triển thành khu vực độ
- Sơ đồ vị trí KCN trong và ngoài đô thị
- Bản đồ QH phân bố các KCN thành phố Hà Nội đến 2020
- Bản đồ QH phân bố các KCN thành phố Hồ Chí Minh đến 2020
- IV. BỐ TRÍ KHU CÔNG NGHIỆP TRONG ĐT 1. Phân loại mức độ ô nhiễm các KCN Bao gồm 5 cấp độ độc hại Cấp I: Ảnh hưởng rất xấu đến các khu vực lân cận bởi bụi, chất thải, tiếng ồn, hỏa hoạn…Phạm vi cách ly khu dân cư với các KCN cấp 1 là > 1000m. Cấp II: Có tác động xấu đến các khu vực lân cận. Phạm vi cách ly khu dân cư với các KCN cấp 1 là > 500m. Cấp III: Có tác động xấu ở mức độ trung bình đến các khu vực lân cận. Phạm vi cách ly khu dân cư với các KCN cấp 1 là > 300m. Cấp IV: Có tác động xấu không đáng kể. Phạm vi cách ly khu dân cư với các KCN cấp 1 là > 100m. Cấp V: Không có tác động xấu đến khu vực lân cận. Phạm vi cách ly khu
- CÊp I CÊp II CÊp III CÊp IV CÊp V 1000m 500m 300m 50m 100m Khu Dân cư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất đai - Phan Văn Tự
10 p | 326 | 55
-
Bài giảng Cơ sở lý luận quy hoạch sử dụng đất - Phan Văn Tự
16 p | 236 | 29
-
Đề thi môn học Pháp luật đại cương
12 p | 258 | 26
-
Kiến trúc sư làm gì để biến đổi đô thị?
4 p | 122 | 23
-
Bài giảng Giới thiệu sơ lược về ngành kinh tế và quản lý thủy sản
15 p | 162 | 16
-
Bài giảng Quản trị dự án (Tuần 11-15)
9 p | 109 | 10
-
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng
20 p | 45 | 10
-
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Tổng quan về công tác lập quy hoạch đô thị - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng
20 p | 21 | 9
-
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 7 - Trường ĐH Xây dựng
18 p | 31 | 8
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp chương 3: Kế hoạch tạo lập nguồn vốn
20 p | 26 | 7
-
Bài giảng Xây dựng chính quyền điện tử tại thủ đô Hà Nội
19 p | 50 | 6
-
Bài giảng Giới thiệu giám sát công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý sử dụng đất
12 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn