intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 5 - Trường ĐH Xây dựng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

31
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 5 Khu dân dụng trong đô thị, cung cấp cho người học những kiến thức như: vai trò và cấu trúc khu dân dụng trong đô thị; một số mô hình cấu trúc dân dụng; nguyên tắc thiết lập đơn vị ở; bố trí nhà ở và nhóm nhà;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 5 - Trường ĐH Xây dựng

  1. CƠ SỞ QUY HOẠCH & KIẾN TRÚC Bài 5: KHU DÂN DỤNG TRONG ĐÔ THỊ GV: ThS. KTS. Lại Thị Ngọc Diệp Khoa: Kiến trúc & Quy hoạch Hà Nội, 2016
  2. I. VAI TRÒ VÀ CẤU TRÚC KHU DÂN DỤNG TRONG ĐT 1. Vai trò: - Khu dân dụng là bộ phận cấu thành quan trọng và lớn nhất trong ĐT Diện tích chiếm khoảng 50 - 60% khu đất đô thị - Các hoạt động cơ bản trong ĐT + Làm việc + Giao tiếp + Lưu trú - ở + Hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi… 2. Cấu trúc: Khu dân dụng là tổ hợp của các đơn vị ở (khu dân dụng là đơn vị ở QH lớn nhất). Khu thành phố là đơn vị nhỏ hơn Khu dân dụng. - Khu nhà ở (>3 khu nhà ở ta có khu thành phố) - Đơn vị ở (3-5 đơn vị ở hình thành khu nhà ở)
  3. II. MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC DÂN DỤNG 1. Đơn vị ở của Clarence Perry - Quy mô dân số của một “đơn vị ở” phải đảm bảo tối thiểu cho một trường tiểu học hoạt động. - Thương mại được phát triển tại rìa của cộng đồng, nơi giáp ranh với khu dân cư kế cận và đường giao thông đối ngoại. - Công viên, các không gian nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài trời… - Ranh giới được xác lập rõ ràng bằng đường GT đối ngoại bao bọc. - Công trình công cộng; trường học, nhà trẻ bố trí tập trung quanh khu vực trung tâm cộng đồng. - Đường giao thông cần thiết tỉ lệ thuận với lưu lượng dự đoán và không khuyến khích giao thông xuyên cắt từ bên ngoài
  4. Mô hình đơn vị ở áp dụng ở Bắc Mỹ
  5. 2. Tổ chức kiểu tiểu khu Tiểu khu là mô hình cấu trúc được các nước Xã hội chủ nghĩa vận dụng phát triển trên ý tưởng mô hình đơn vị ở. Tiểu khu nhà ở được phục vụ bởi một loạt các công trình kiến trúc công cộng phúc lợi văn hoá sinh hoạt bao gồm; trường học, nhà trẻ, mẫu giáo và các cửa hàng. Hình thành các nhóm nhà ở hoàn chỉnh, tạo thành các không gian sinh hoạt tiện lợi. Nước ta đã xây dựng một số tiểu khu như; Kim Liên, Trung Tự , Giảng Võ , Thành xuân ( Hà Nội ), Quang Trung (tp Vinh).
  6. Quy hoạch phân bố các Tiểu khu - GĐ 1: 1961: Khu Nguyễn Công Trứ, khu Kim Liên… - GĐ 2: 1978 Với các tiểu khu xây dựng hàng loạt dạng lắp ghép tấm lớn như Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Thành Công, Quỳnh Lôi, Mai Hương, Tân Mai, Bách Khoa, Trương Định, Nam Đồng, Ngọc - GĐ 3: 1992 – Các tiểu khu áp dụng mô hình các khu đô thị mới (ĐTM) như khu nhà ở và dịch vụ tổng hợp Linh Đàm, khu Định Công, Trung Hòa Nhân Chính, Làng quốc tế Thăng Long…
  7. NGUYỄN CÔNG TRỨ (1960 – 1970) TRUNG TỰ (1970 – 1980) THANH XUÂN BẮC (1980 – 1990)
  8. 3. Khu đô thị mới “Dự án khu đô thị mới” là dự án đầu tư xây dựng một khu ĐT đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội , khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với QH xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các khu đô thị điển hình ở Hà Nội; Định Công, Bắc Linh Đàm, Trung Yên Vị trí khu đô thị mới: - Khu đô thị mới nằm độc lập. - Khu đô thị mới nằm xen kẽn với các khu cũ, với mục đích giãn dân và tái định cư tại chỗ. - Khu đô thị mới nằm ở vùng ven hoặc các khu vực mở rộng
  9. Khu đô thị Royal City
  10. 4. Làng xã đô thị hóa Trong quá trình đô thị hóa làng xã lọt vào đô thị, hoạt động nông nghiệp thay bằng hoạt động phi nông nghiệp. Làm biến đổi cấu trú dân cư từ cơ cấu QH , tổ chức không gian ở trong làng xã cho đến tận từng người trong làng.
  11. III. NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP ĐƠN VỊ Ở 1. Đơn vị ở: là một tổng thể cân bằng các hoạt động: cư trú, mua sắm, làm việc, học tập, vui chơi – giải trí, giao thiết xã hội, trong đó công trình công cộng thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của người dân, được bố trí trong phạm vi bán kính phục vụ chừng 5 phút đi bộ.
  12. - Đơn vị ở có giới hạn về quy mô dân số - Đơn vị ở có giới hạn về quy mô diện tích - Đơn vị ở có 1 trung tâm - Đơn vị ở có tính khép kín và cố kết về khía cạnh xã hội và không gian. - Đơn vị ở có hệ thống giao thông chỉ phục vụ nội bộ và không có giao thông cấp khu vực đi xuyên qua. - Đơn vị ở liên kết với giao thông bên ngoài cả về giao thông lẫn hạ tầng cơ sở.
  13. 2. Các thành phần đất đai trong đơn vị ở Chia làm 4 thành phần cơ bản: - Đất ở: bao gồm xây dựng công trình nhà ở, đường đi và sân vườn xung quanh: nhà biệt thự, nhà liên kế, nhà chung cư. - Đất công cộng: các công trình phục vụ công cộng như + Các công trình giáo dục; nhà trẻ (nhà mẫu giáo), trường tiểu học + Các công trình công cộng dịch vụ; chợ, siêu thị, cửa hàng, hành chính, văn hóa, y tế… - Đất cây xanh thể thao: đất cây xanh sử dụng công cộng, mặt nước, vườn hoa nhỏ, sân chơi… - Đất giao thông: đất xây dựng đường trong đơn vị ở không kể đường nội bộ nhóm nhà.
  14. 3. Nguyên tắc thiết lập đơn vị ở Thỏa mãn các nguyên tắc: - Nhà ở liên kết thuật tiện với các công trình dịch vụ công cộng theo bán kính phù hợp với mỗi loại hình. - Tạo được mối quan hệ xã hội thể hiện qua không gian giao tiếp của ngôi nhà – nhóm nhà – đơn vị ở. - Các không gian tĩnh - động phù hợp với nhu cầu: mua bán dịch vụ, sản xuất nhỏ, giải trí (KG động) và nghỉ ngơi (KG tĩnh). - Không gian liên kết thông suốt, đảm bảo an toàn giao thông - Không gian sinh động tránh sự lặp lại đơn điệu trong đơn vị ở.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2