intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị, cung cấp cho người học những kiến thức như: Vai trò,chức năng của giao thông đô thị; khái niệm chung về giao thông đô thị; quy hoạch mạng lưới đường phố. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH BÀI GIẢNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI - 2013
  2. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ I/ KHÁI NIỆM 1. VAI TRÒ,CHỨC NĂNG CỦA GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.1. Vai trò - Vai trò tao thị: Thúc đẩy sự phát triển của đô thị - Vai trò hành lang kỹ thuật chung cho đô thị - Vai trò phục vụ kinh tế, đời sống và các vấn đề xã hội.
  3. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.2. Chức năng a) Vận chuyển hành khách và hàng hóa, đảm bảo việc đi lại hàng ngày của người dân, việc lưu thông hàng hóa trong đô thị thuận lợi, giải quyết tốt mối quan hệ trong – ngoài đô thị được.
  4. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.2. Chức năng b) Chức năng kỹ thuật: Giao thông đô thị là bộ khung tải toàn bộ hệ thống HTKT của thành phố, là hành lang thông gió cho đô thị.
  5. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.2. Chức năng c) Tổ chức không gian đô thị: - Quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu sử dụng đất của đô thị. - Đóng vai trò trục bố cục không gian kiến trúc đô thị; tạo hướng, trục và tầm nhìn cho các quần thể kiến trúc, đặc biệt là các tuyến đường, phố chính Ngoài ra, hệ thống giao thông còn là một tổng thể cảnh quan và môi trường công cộng của đô thị; là không gian giao tiếp xã hội của con người.
  6. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2.1. Khái niệm Giao thông đô thị: Là tập hợp các công trình, các mạng lưới đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong thành phố với nhau, hoặc liên hệ giữa thành phố với các khu vực bên ngoài thành phố
  7. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2.2. Phân loại các loại hình giao thông a) Giao thông đối ngoại: Liên kết đô thị với bên ngoài (ngoại ô, nông thôn, với các khu công nghiệp các đô thị khác, các vùng khác, các quốc gia khác). là điều kiện để tổ chức và duy trì sản xuất công nghiệp Bao gồm các loại hình giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ. b) Giao thông đối nội (nội thị): Là hệ thống giao thông bên trong đô thị có nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệ thuận tiện giữa các khu vực bên trong đô thị với nhau và với giao thông đối ngoại thông qua các đầu mối giao thông (các đầu mối giao thông chính, ga xe lửa, bến xe buýt liên tỉnh, bến cảng, sân bay…)
  8. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2.3. Giao thông đối ngoại - Kết nối một đô thị với các khu vực bên ngoài: các đô thị lân cận, khu công nghiệp, khu vui chơi, … - Cự ly tuyến lớn, khối lượng vận chuyển lớn, vận tốc cao. - Các hình thức giao thông đối ngoại: + Đường bộ + Đường sắt + Đường thủy + Đường hàng không
  9. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2.4. Giao thông đối nội - Là mạng lưới giao thông liên hệ trong phạm vi đô thị. -Có sự liên hệ kết nối chặt chẽ với mạng lưới giao thông đối ngoại, các công trình đầu mối giao thông. -Cự ly tuyến, quy mô vận chuyển, vận tốc nhỏ hơn giao thông đối ngoại. - Các hình thức giao thông đối nội: • đường bộ (phổ biến nhất) • đường thủy • đường sắt: tàu điện ngầm, trên mặt đất, trên cao,…
  10. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2.5. Giao thông hành khách công cộng a) Một số khái niệm cơ bản: - Giao thông vận tải hành khách trong đô thị chia làm 2 loại: + Giao thông công cộng + Giao thông cá nhân - Giao thông công cộng là giao thông sử dụng các phương tiện có sức chuyên chở lớn, chạy theo tuyến cố định nhằm phục vụ nhu cầu chung cho toàn đô thị - Giao thông cá nhân là phương tiện dung riêng như xe máy, xe ô tô con, xe đạp….
  11. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 2.. Giao thông hành khách công cộng b) Vai trò của GTCC trong đô thị - Tăng hiệu quả kinh tế của thành phố ( Giảm bớt chi phí xây dựng HTKT giao thông, giảm bớt bãi đỗ xe, giảm chi phí xăng dầu,..) - Hiệu quả môi trường ( giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn..) - Có tầm quan trọng trong đời sống XH đô thị (đảm bảo trật tự an toàn, giảm tắc nghẽn giao thông,..)
  12. Tµu §iÖn NgÇm Tµu §iÖn NgÇm Giao Th«ng C«ng Céng Xe §iÖn B¸nh S¾t Xe §iÖn B¸nh S¾t Xe §iÖn Xe Buýt BRT LRT B¸nh H¬i Xe ®iÖn nhÑ ch¹y trªn tuyÕn riªng (lrt) Xe buýt Xe buýt nhanh cã søc Xe ®iÖn b¸nh h¬i
  13. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 3. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ 3.1. Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới đường phố: - Phải tạo nên một mạng lưới đường hợp lý, rõ ràng, đơn giản, đi lại an toàn, thông suốt; Tạo nên hệ thống liên hoàn, đồng bộ giữa GT đối nội và GT đối ngoại; phối hợp giữa phương tiện cá nhân và phương tiện vận tải công cộng. - QH mạng lưới đường giúp cho việc phát triển thành phố trong tương lai ít nhất từ 15 - 20 năm, thậm chí tới 50 năm; gắn liền với sự phát triển các loại phương tiện GT chủ yếu của đô thị ; - QH mạng lưới đuờng không thể làm tách rời việc QH sử dụng đất, phải tiến hành đồng thời với QH chung đô thị và theo phân đợt XD đô thị; - Mạng lưới đường đô thị cần phù hợp với địa hình để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật cũng như cảnh quan, môi trường; - Thiết kế kỹ thuật đường phố phải đảm bảo: thoát nước mặt đô thị, điều hòa, thông thoáng cho đô thị và phải thể hiện được bộ mặt nghệ thuật kiến trúc của đô thị.
  14. QH Giao thông phù hợp với điều kiện địa hình:
  15. QH Giao thông phù hợp với điều kiện địa hình:
  16. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 3. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ 3.2. Các mạng lưới đường trong đô thị - Căn cứ vào điều kiện địa hình, quy mô và tính chất của đô thị, hệ thống đường đô thị thường được thiết kế theo các sơ đồ chủ yếu sau: + Mạng lưới đường hình bàn cờ. + Mạng lưới đường hình xuyên tâm. + Mạng lưới đường hình tam giác. + Mạng lưới đường tự do. + Mạng lưới đường hỗn hợp. + Mạng lưới đường hữu cơ
  17. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 3. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ 3.2. Các mạng lưới đường trong đô thị 3.2.1. Mạng lưới đường hình bàn cờ - Là mạng lưới mà các tuyến đường được bố trí dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật * Ưu điểm: - Bố trí đơn giản, thuận lợi cho việc bố trí nhà cửa - Tiện lợi trong công tác quản lý, tổ chức giao thông * Nhược điểm: - Nếu địa hình phức tạp sẽ phát sinh khối lượng đào đắp lớn - Bố cục kiến trúc các dãy phố đơn điệu Nên chỉ áp dụng cho các đô thị nhỏ, có địa hình bằng phẳng và bố trí thêm các đường chéo
  18. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 3. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ 3.2. Các mạng lưới đường trong đô thị 3.2.2. Mạng lưới đường xuyên tâm - Là mạng lưới được tạo thành khi có nhiều đường phố cùng xuất phát từ một điểm của đô thị (thường là trung tâm của đô thị) * Ưu điểm: - Tạo khả năng liên hệ nhanh giữa trung tâm đô thị và bên ngoài * Nhược điểm: - Việc liên hệ giữa các vúng xung quanh khó khăn - Tạo lưu lượng giao thông lớn tập chung vào trung tâm đô thị gây khó khăn cho công tác quản lý giao thông Nên bố trí thêm các tuyến đường vòng (đường vành đai) để khắc phục nhược điểm này
  19. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 3. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ 3.2. Các mạng lưới đường trong đô thị 3.2.3. Mạng lưới đường hình tam giác Là mạng lưới được tạo thành khi có các tuyến đường phố giao chéo nhau tạo thành các nút giao thông là góc nhọn. Mạng lưới này không được sử dụng rộng rãi do tạo ra nhiều điểm nút giao là góc nhọn, gây khó khăn cho việc tổ chức giao thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2