intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Quy hoạch đơn vị ở - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

26
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Quy hoạch đơn vị ở, cung cấp cho người học những kiến thức như: Các dạng mô hình tổ chức khu dân cư đô thị; quy hoạch đơn vị ở. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Quy hoạch đơn vị ở - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH BÀI GIẢNG QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở HÀ NỘI - 2013
  2. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.1. Tổ chức kiểu phố phường -Kiểu tổ chức của các đô thị cổ, nhà ở kết hợp hoạt động buôn bán, sản xuất tạo thành các phố. - Ở phố cổ Hà Nội từng khu phố có sản phẩm riêng biệt, tạo nên các phường, hội sản xuất, buôn. Vì vậy còn được gọi là phố - phường - Đặc trưng là nhà liên kế, mặt tiền hẹp 3-5m . Phát triển theo chiều cao và chiều sâu
  3. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.1. Đơn vị ở Clarence Perry
  4. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.1. Đơn vị ở Clarence Perry - Quy mô dân số của một “đơn vị ở” phải đảm bảo tối thiểu cho một trường tiểu học hoạt động. - Thương mại được phát triển tại rìa của cộng đồng, nơi giáp ranh với khu dân cư kế cận và đường giao thông đối ngoại. - Công viên, các không gian nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài trời… - Ranh giới được xác lập rõ ràng bằng đường giao thông đối ngoại bao bọc. - Công trình công cộng; trường học, nhà trẻ bố trí tập trung quanh khu vực trung tâm cộng đồng. - Đường giao thông cần thiết tỉ lệ thuận với lưu lượng dự đoán và không khuyến khích giao thông xuyên cắt từ bên ngoài
  5. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.2. Tổ chức kiểu tiểu khu Tiểu khu là mô hình cấu trúc được các nước Xã hội chủ nghĩa vận dụng phát triển trên ý tưởng mô hình đơn vị ở. - Tiểu khu (microrayon) là một khu đất ở được bao quanh bởi các đường thành phố, đường thành phố không được đi vào tiểu khu. - Tiểu khu nhà ở được phục vụ bởi một loạt các công trình kiến trúc công cộng phúc lợi văn hoá sinh hoạt, bao gồm trường học, nhà trẻ, mẫu giáo và các cửa hàng. - Hình thành các nhóm nhà ở hoàn chỉnh, tạo thành các không gian sinh hoạt tiện lợi. Nước ta đã xây dựng một số tiểu khu như Kim Liên, Trung Tự , Giảng Võ , Thành xuân ( Hà Nội ), Quang Trung (tp Vinh).
  6. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.2. Tổ chức kiểu tiểu khu GĐ 1: 1961 – Hà Nội có diện tích 586km2 với 910.000 dân xuất hiện các KCCC: khu Nguyễn Công Trứ, khu Kim Liên… GĐ 2: 1978 – Hà Nội có 2.130km2 với 2 triệu 560 nghìn dân, với các KCCC xây dựng hàng loạt dạng lắp ghép tấm lớn như Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Thành Công, Quỳnh Lôi, Mai Hương, Tân Mai, Bách Khoa, Trương Định, Nam Đồng, Ngọc GĐ 3: 1992 – Các KCCC về cơ bản không phát triển nữa. Nhà ở được xây dựng thành các khu ở tuyến dải dọc theo các trục giao thông chính và áp dụng mô hình các khu đô thị mới (ĐTM) như khu nhà ở và dịch vụ tổng hợp Linh Đàm, khu Định Công, Trung Hòa Quy hoạch phân bố các KCCC có Nhân Chính, Làng quốc tế Thăng Long… liên hệ với 3 lần mở rộng và điều chỉnh quy hoạch của Hà nội
  7. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.2. Tổ chức kiểu tiểu khu Trong quá trình xây dựng xuất hiện một số nhược điểm như hệ thống công trình phục vụ công cộng tính toán theo kiểu bao cấp không còn phù hợp. Trung tâm dạng điểm biến dạng thành tuyến, phát triển rộng trong đơn vị ở. Nhà ở không thoả mãn yêu cầu của người dân. Dẫn đến cơi nới, sửa chữa. Kiến trúc đơn điệu
  8. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.2. Tổ chức kiểu tiểu khu
  9. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.3. Tổ chức kiểu khu đô thị mới Từ năm 1994, khái niệm khu đô thị mới bắt đầu xuất hiện ở nước ta gắn liền với sự ra đời của một số khu đô thị điển hình như Định Công, Bắc Linh Đàm, Trung Yên. “Dự án khu đô thị mới” là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Thuật ngữ “Khu đô thị mới” thường được hiểu là một khu nhà ở mới xây dựng tập trung theo quy hoạch được duyệt, có đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, bao gồm hệ thống nhà ở và các công trình công công khác.
  10. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.3. Tổ chức kiểu khu đô thị mới Vị trí khu đô thị mới có thể chia làm 3 nhóm: Khu đô thị mới có vị trí độc lập, xây dựng tại những khu vực có diện tích đất rộng rãi và xa khu vực trung tâm thành phố. Khu đô thị mới xây dựng xen kẽ với các khu cũ với mục tiêu giãn dân và tái định cư tại chỗ. Khu đô thị mới nằm ở vùng ven hoặc các khu vực đô thị mở rộng Phân vùng các khu đô thị mới tại Hà Nội
  11. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.2. Tổ chức kiểu đơn vị ở 1.2.3. Tổ chức kiểu khu đô thị mới Khu đô thị mới Linh Đàm Khu đô thị kiểu mẫu - “Công trình kiến trúc tiêu biểu thời kỳ đổi mới”. Dự án Khu đô thị mới Linh Đàm là dự án mang tính tổng thể, có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, văn hóa xã hội, đồng thời là bước đột phá tạo nên sự phát triển đô thị và nhà ở của khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Khu đô thị mới Linh Đàm còn là sự khởi đầu của mô hình phát triển nhà ở đô thị được nhân rộng tại Hà Nội và trên phạm vi cả nước
  12. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở I. CÁC DẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ 1.3. Làng xã đô thị hóa Trong quá trình đô thị hóa làng xã lọt vào đô thị, hoạt động nông nghiệp thay bằng hoạt động phi nông nghiệp. Đặc biệt ở các vùng ven đô, kinh tế thị trường đã làm thay đổi cấu trúc dân cư từ cơ cấu quy hoạch, tổ chức không gian ở trong làng xã cho đến tận nhà từng người trong làng xã
  13. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở II.QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở 2. 1. Khái niệm Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng: 01-2008 Đơn vị ở: là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở... Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở.
  14. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở II.QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở 2. 2. Nguyên tắc thiết lập đơn vị ở •Đơn vị ở có giới hạn về quy mô dân số • Đơn vị ở có giới hạn về quy mô diện tích (đất đai) • Đơn vị ở là một tổng thể cân bằng các hoạt động: cư trú, mua sắm, làm việc, học tập, vui chơi- giải trí, giao tiếp xã hội, trong đó các công trình công cộng thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của người dân được bố trí trong phạm vi bán kính phục vụ chừng 5 phút đi bộ. • Đơn vị ở có một trung tâm
  15. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở II.QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở 2. 2. Nguyên tắc thiết lập đơn vị ở •Đơn vị ở có tính “khép kín” và “cố kết” (tương đối) về khía cạnh xã hội và khía cạnh không gian •Đơn vị ở có ranh giới và vùng rìa • Đơn vị ở có hệ thống giao thông chỉ phục vụ nội bộ và không cho phép đường giao thông cấp khu vực trở lên xuyên qua •Đơn vị ở phải được liên kết với các yếu tố bên ngoài về cả giao thông lẫn hạ tầng cơ sở.
  16. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở II.QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở 2.3. Các thành phần trong đơn vị ở Thành phần công trình - Nhà ở; nhà biệt thự, nhà liên kế, nhà chung cư. - Các công trình giáo dục; nhà trẻ (nhà mẫu giáo), trường tiểu học - Các công trình công cộng dịch vụ; chợ, siêu thị, cửa hàng, hành chính, văn hóa, y tế… - Sân thể thao, chỗ vui chơi giải trí của trẻ em. - Không gian mở; cây xanh vườn hoa. - Hệ thống giao thông, tuyến giao thông công cộng, bãi đỗ xe, các công trình hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra còn có công trình văn phòng, khách sạn, công nghiệp, không ô nhiễm, công trình quân sự…
  17. QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở II.QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở 2.3. Các thành phần trong đơn vị ở Thành phần đất đai Chia làm 4 thành phần cơ bản: - Đất ở: bao gồm xây dựng công trình nhà ở, đường đi và sân vườn xung quanh. - Đất công cộng: các công trình phục vụ công cộng như công trình giáo dục, y tế, hành chính, thể thao… - Đất cây xanh thể thao: đất cây xanh sử dụng công cộng, mặt nước, vườn hoa nhỏ, sân chơi… - Đất giao thông: đất xây dựng đường trong đơn vị ở không kể đường nội bộ nhóm nhà. Ngoài ra còn có Đất dành cho các công trình Hạ tầng kỹ thuật phục vụ đơn vị ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2