Bài giảng Đại cương hóa chất bảo vệ thực vật - ThS. Lê Cao Lượng
lượt xem 44
download
Bài giảng Đại cương hóa chất bảo vệ thực vật - ThS. Lê Cao Lượng trình bày những nội dung như khái niệm chất độc nông nghiệp, phân loại thuốc trừ dịch hại, tác động của chất độc lên hệ sinh thái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đại cương hóa chất bảo vệ thực vật - ThS. Lê Cao Lượng
- Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Khoa Nông học Bộ môn Bảo vệ Thực vật HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẠI CƯƠNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Trình bày: ThS. Lê Cao Lượng lcluong@yahoo.com
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm siêu vi trùng, tuyến trùng…) những chất có nguồn gốc động vật, thực vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại như côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu cỏ, dại… (pest) Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của chính phủ), thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều tiết sinh trưởng thực vật, những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật Do những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu cỏ, dại…) có một tên chung là dịch hại (pest), nên ở nhiều nước thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide). Cũng theo quy định ở nhiều nước thuốc BVTV bao gồm các chất làm khô cây hoặc các chất làm rụng lá cây; được dùng trước ngày thu hoạch cho một số cây trồng như bông vải, khoai tây… để giúp thu hoạch mùa màng bằng cơ giới có thể tiến hành thuận lợi. Thế giới cũng quy định thuốc bảo vệ thực vật còn bao gồm thuốc trừ ruồi, muỗi trong y tế.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Chất độc là gì? Chất độc là chất khi xâm nhập vào cơ thể với lượng nhỏ cũng có thể gây nên ngộ độc, phá hủy nghiêm trọng các chức năng của cơ thể hoặc làm cho cơ thể bị chết. Chất độc còn được định nghĩa là chất gây tác động xấu khi xâm nhập vào bên trong tế bào sống. Độc tính (của TBVTV) là khả năng gây tổn hại đến sinh vật của một hóa chất. Các TBVTV có độc tính khác nhau, thuốc càng có độc tính cao thì lượng gây độc càng nhỏ. Tính độc: Tính độc của một chất là khả năng gây độc của chất đó đối với cơ thể dịch hại. Tính độc được thể hiện bằng độ độc. Độ độc của mỗi loại chất độc thay đổi tùy theo đối tượng bị gây độc.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Tính độc (tt) Tuy vậy khái niệm độc mang tính chất quy ước vì có những chất tuy độc đối với sinh vật này nhưng độc ít hoặc không độc đối với sinh vật khác. Mặt khác cũng là một chất mà tùy theo điều kiện và phương pháp sử dụng mà có thể là chất độc hay không. Độc tính còn thay đổi theo tuổi và giới tính cũng như trạng thái cơ thể sinh vật và điều kiện môi trường. Độc tính của một chất độc là khả năng gây độc của chất đó đối với cơ thể tính theo liều lượng sử dụng. Độ độc của một loại chất độc thay đổi tùy theo đối tượng bị gây độc thể hiện ở những liều lượng khác nhau.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Tính độc (tt) Liều lượng là lượng chất độc cần có để gây một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật. Cách để xác định độ độc là cho các sinh vật thí nghiệm hấp thu một liều lượng nhất định chất độc và theo dõi diễn tiến kết quả. Độ độc có thể được xác định dựa trên các chỉ số LD50 hoặc LC50
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Liều lượng và nồng độ gây chết Medium Lethalis Dosis ký hiệu là MLD là liều lượng gây chết 50% sinh vật thí nghiệm hay còn gọi là liều lượng gây chết trung bình (hoặc LD50 hoặc ED50 – Medium Estimated Dosis) ED50 là ước tính thống kê liều lượng cần thiết của một chất độc trong môi trường đồng nhất có thể tạo ra tác động trên 50% các thể của quần thể thí nghiệm. LD50 (lethal dose) là liều lượng gây chết cho 50% cá thể sử dụng trong thí nghiệm.. Đơn vị của LD50 là mg ai/kg (mg chất độc hoạt động (active ingredient) trên mỗi kg thể trọng của sinh vật thí nghiệm)
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Liều lượng và nồng độ gây chết LC50 (lethal concentration): là nồng độ gây chết trung bình 50% cá thể thí nghiệm microgram (10-6 gram) trên mỗi lít không khí hoặc nước. Trị số tuyệt đối của LD50 và LC50 càng nhỏ thì độ độc của nó càng cao. Các sinh vật thường dùng trong thí nghiệm này là: thỏ, chuột bạch, chuột lang, chó, đôi khi dùng cả khỉ. Một loại thuốc có LD50 cao chưa chắc là an toàn, liều lượng bán gây chết của một số thuốc cũng có thể gây ra các triệu chứng ở da và mắt như: kích ngứa, đau đầu, ói mửa và các tật bệnh khác.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Liều lượng và nồng độ gây chết LD50 qua đường miệng (Oral LD50): sử dụng khi thuốc thâm nhập theo đường tiêu hóa LD50 qua da (Dermal LD50): sử dụng khi thuốc thâm nhập qua da do tiếp xúc trực tiếp LD50 qua đường hô hấp (Inhalation LD50) sử dụng khi thuốc thâm nhập qua khí quản.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Có nhiều quy ước phân loại các chất độc dựa vào LD50 của chúng như sau: Nhóm I : Rất độc LD50 < 100mg/kg. Nhóm II : Độc cao LD50 = 100 - 300 mg/kg. Nhóm III : Độc vừa: LD50 = 300 - 1000 mg/kg. Nhóm IV : Độc ít: LD50 > 1000 mg/kg.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Có thể chia theo 6 cấp như sau: I : Đặc biệt độc : LD50 < 1 mg/kg II : Rất độc : LD50 = 1 - 50 mg/kg III : Độc cao : LD50 = 50 - 100 mg/kg IV : Độc vừa : LD50 = 100 -500 mg/kg. V : Độc ít : LD50 = 500 - 5000mg/kg VI : Độc không đáng kể : LD50 = 5000 - 15000 mg/kg
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Mức không thấy được hiệu ứng của thuốc (No Observable Effect Level = NOEL) Là liều lượng tối đa của một chất độc không tạo ra được một hiệu ứng thấy rõ rệt ở các động vật thí nghiệm. NOEL thường được dùng làm hướng dẫn để lập ra các mức tiếp xúc tối đa ở người và thiết lập các mức dư lượng chấp nhận được trên các loại nông sản. Mức tiếp xúc và mức dư lượng chấp nhận được được quy định khoảng 100 đến 1000 lần nhỏ hơn NOEL để có được sự an toàn cần thiết.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Trị số ngưỡng giới hạn (Threshold Limit Value = TLV) TLV đối với một hóa chất là nồng độ của hóa chất (tính theo ppm) không tạo ra những ảnh hưởng xấu cho sinh vật trong một khoảng thời gian nào đó. TLV thông dụng nhất thường áp dụng cho nông dân là nồng độ của hóa chất mà nông dân phải chịu đựng trong vòng 8 giờ mỗi ngày và trong 5 ngày liên tục. Đôi khi có những trị số TLV ngắn hạn áp dụng cho nông dân vì công việc phải đi vào vùng xử lý thuốc. Tính TLV bằng cách cho sinh vật tiếp xúc với những nồng độ chất độc khác nhau rồi khảo sát và phân tích các kết quả.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Các thuốc có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau: * Các thuốc gốc lân có độ độc cấp tính cao nhưng ít hoặc không tích lũy. * Các thuốc gốc Clo có độ độc cấp tính không lớn nhưng tích lũy trong mỡ. * Các thuốc vô cơ như Cu và S có độ độc kéo dài. * Các thuốc gốc thảo mộc có độ độc cấp tính cao nhưng phân giải nhanh. Thuốc gốc lân thường kiềm hãm enzym cholinesterase trong khi thuốc gốc Clo tác động lên hệ thần kinh. Có khi thuốc làm liệt cơ và thần kinh của động vật có xương sống thì lại không có cùng tác dụng ở côn trùng.
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của TBVTV Giai đoạn sinh trưởng của dịch hại Sự hấp thu TBVTV - Thuốc tiếp xúc (contact): loại thuốc này đi vào cơ thể sinh vật xuyên qua lớp cấu tạo phủ ngoài cơ thể (chẳng hạn như lớp cutin của thực vật, nhóm chân đốt, hoặc da của các động vật có xương sống). - Thuốc vị độc (stomach poisons) : để gây độc thuốc phải được ăn vào, từ đó thuốc thấm qua lớp tế bào lót của miệng hoặc đường ruột của côn trùng - Thuốc xông hơi (fumigant): được sinh vật hấp thu vào qua sự hô hấp hoặc qua các bộ phận thở. hoặc qua da hoặc lớp biểu bì. Có loại TBVTV có cả ba phương thức xâm nhập kể trên.
- TIÊU CHUẨN CỦA THUỐC BVTV DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP Có tính độc đối với dịch hại nhưng an toàn đối với cây trồng (ít nhất là nồng độ thường dùng) và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt, ẩm, ánh sáng...) Tính độc phải đa năng song phải có tính chọn lọc. Bảo quản, vận chuyển và sử dụng dễ dàng. An toàn đối với môi trường. Dễ kết hợp giữa thuốc với nhau hoặc với phân bón. Màu sắc dễ phân biệt để dễ kiểm tra và bảo đảm an toàn khi sử dụng. Giá thành người tiêu dùng chấp nhận được.
- PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI Phân loại theo đối tượng Phân loại theo con đường xâm nhập vào cơ thể dịch hại Phân loại theo nguồn gốc Phân loại theo con đường xâm nhập của chất độc vào nhóm dịch hại
- PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI Phân loại theo đối tượng Diệt côn trùng: Insecticide 542 Diệt vi khuẩn: Bactericide 374 Diệt nấm: Fungicide Diệt tuyến trùng : Nematicide Diệt cỏ: Herbicide, Weed killer: 169 Diệt nhện: Acaricide Diệt Aphid : Aphicide Diệt ốc sên: Molluscicide Diệt chuột: Raticide 10
- PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI Phân loại theo con đường xâm nhập Vị độc (vđ): Dipterex (tx) DDt (tx), 666(tx xh) Wofatox (tx) ... Tiếp xúc (tx): Mipcin, Bassa, Dimethoate (ld) Lưu dẫn (ld): Furadan, Aliette Xông hơi (xh): Methyl Bromide (CH3Br), Chloropicrin (CCl3NO2) Aluminium Phosphide (Al..P)
- PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI Phân loại theo nguồn gốc Thuốc vô cơ: S, Cu ... Thuốc thảo mộc: Derris, Nicotine, Neem Thuốc tổng hợp: * Nhóm Clo: DDT, 666 * Nhóm Lân: Wofatox Bi-58, Parathion * Nhóm Carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin * Nhóm Pyrethroid : Decis, Sherpa, Sumicidine * Nhóm Insect Growth Regulator (IGR): Nomolt, Applaud 2,4 D; Oxythioquinox (Morestan): nhện, bệnh, côn trùng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng đại cương hóa sinh học - Chương 11
19 p | 202 | 49
-
Bài giảng chuyên đề Hóa hữu cơ: Chuyên đề 1 - Nguyễn Thị Hiển
52 p | 174 | 22
-
Bài giảng Hóa học đại cương: Hóa vô cơ
157 p | 106 | 17
-
Bài giảng Chương 1: Đại cương về hóa hữu cơ
45 p | 120 | 10
-
Bài giảng Hóa học hữu cơ - Chương 1: Đại cương
114 p | 127 | 10
-
Bài giảng Hóa sinh đại cương: Chương 2 - ThS. Đinh Ngọc Loan
90 p | 45 | 7
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chuyên đề 1 - Nguyễn Thị Hiển
52 p | 36 | 6
-
Bài giảng Hóa sinh đại cương: Chương 1 - TS. Giang Phương Ly
90 p | 24 | 6
-
Bài giảng Hoá đại cương: Chương 5 - Nguyễn Văn Hòa (2022)
94 p | 18 | 6
-
Bài giảng Hóa sinh đại cương: Chương 3 - ThS. Đinh Ngọc Loan
51 p | 38 | 4
-
Bài giảng Hóa sinh đại cương: Chương 3 - TS. Giang Phương Ly
85 p | 12 | 4
-
Bài giảng Hóa Sinh đại cương: Chương 2 - Cấu tạo và tính chất của Lipid
33 p | 19 | 4
-
Bài giảng Hóa Sinh đại cương: Chương 3 - Cấu tạo và tính chất của Protein
85 p | 21 | 4
-
Bài giảng Giới thiệu Hóa sinh học
12 p | 14 | 3
-
Bài giảng Cơ sở hóa học hữu cơ 1: Chương 1 - ThS. Nguyễn Văn Hiểu
113 p | 40 | 3
-
Bài giảng Hóa đại cương - Chương 4: Hợp chất carbonyl
26 p | 42 | 2
-
Bài giảng Cơ sở hóa học phân tích: Chương 1 - Đại cương về các phương pháp phân tích thể tích
38 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn