Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học - Nguyễn Văn Đề
lượt xem 108
download
Mục tiêu của "Đại cương ký sinh trùng y học" giúp các bạn nắm được định nghĩa ký sinh trùng, định nghĩa vật chủ, định nghĩa chu kỳ và nêu các kiểu chu kỳ, các đặc điểm của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng,... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học - Nguyễn Văn Đề
- ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỀ CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
- Mục tiêu • Nắm được các khái niệm: - Định nghĩa Ký sinh trùng - Định nghĩa vật chủ - Định nghĩa chu kỳ và nêu các kiểu chu kỳ • Nắm được các đặc điểm KST và bệnh KST • Nắm được tác hại và nguyên tắc phòng chống KST
- 1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA 1.1. Định nghĩa về ký sinh trùng Ký sinh trùng là sinh vật sống nhờ vào sinh vật đang sống khác (chiếm sinh chất của sinh vật khác để tồn tại và phát triển).
- • Sự ký sinh có thể hoàn toàn (ký sinh bắt buộc suốt đời) như giun đũa, giun tóc, giun móc… hoặc ký sinh không hoàn toàn (ký sinh tạm thời, lúc ký sinh, lúc tự do) như côn trùng hút máu. • Vị trí ký sinh có thể nội ký sinh (ký sinh bên trong cơ thể vật chủ) như sán lá gan, sán dây… hoặc ngoại ký sinh (ký sinh bên ngoài cơ thể vật chủ như bám vào da hay hút máu qua da) như tiết túc y học.
- • Ký sinh trùng có thể đơn chủ (chỉ ký sinh trên một loài vật chủ nhất định, nếu lạc chủ chúng sẽ không tồn tại) như giun đũa người. • Ký sinh trùng có thể đa chủ, nghĩa là một loài ký sinh trùng có khả năng ký sinh và phát triển trên nhiều loài vật chủ khác nhau như sán lá gan, sán lá phổi...
- • Đa nhiễm ký sinh trùng: Trên một vật chủ có thể bị ký sinh nhiều loài KST như người đa nhiễm giun sán. • Đặc biệt côn trùng đa thực rất nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ động vật sang người. • Ký sinh trùng lạc chủ, là ký sinh trùng xâm nhập vào vật chủ không thích hợp, nhưng chúng vẫn tồn tại và phát triển, tuy không hoàn toàn. Ví dụ: bệnh ấu trùng sán nhái, sán chó ở người.
- • Ký sinh trùng cơ hội là vật chủ mang KST lạnh, khi cơ thể suy giảm MD hay suy sụp, KST này phát triển và trở nên gây bệnh. Ví dụ: các bệnh đơn bào ở bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân lao. • Bội ký sinh trùng là những ký sinh trùng ký sinh trên những ký sinh trùng khác. Ví dụ: ký sinh trùng sốt rét sống ký sinh trong muỗi.
- 1.2. Định nghĩa về vật chủ • Vật chủ là những sinh vật bị ký sinh, tức là bị ký sinh trùng chiếm sinh chất. • “Vật chủ chính” là vật chủ mang ký sinh trùng trưởng thành và có khả năng sinh sản hữu giới, ví dụ: người, chó, mèo là vật chủ chính của sán lá gan nhỏ
- • “Vật chủ trung gian” là vật chủ cần thiết cho ký sinh trùng phát triển một giai đoạn của chúng nhưng không tới trưởng thành và không có sinh sản hữu giới, ví dụ: ốc là vật chủ trung gian của sán lá, trâu bò/lợn là VCTG của SD bò/SD lợn. • “Môi giới truyền bệnh” là những sinh vật mang (vận chuyển) mầm bệnh (ký sinh trùng) từ chỗ này sang chỗ khác nhưng sinh thái ký sinh trùng không thay đổi. Ví dụ: ruồi nhặng vận chuyển trứng giun sán, bào nang đơn bào...
- • “Vật chủ chứa” (paratenic host) là vật chủ tiếp nhận ấu trùng ký sinh trùng và những ấu trùng này di chuyển đến vị trí nào đó trong cơ thể, dừng lại ở đó, không phát triển. Nếu vật chủ thích hợp khác ăn phải, ấu trùng này tiếp tục phát triển và trưởng thành. Ví dụ: sán lá phổi trong thịt thú rừng.
- 1. 3. Định nghĩa về chu kỳ • Chu kỳ sống hay vòng đời của ký sinh trùng là quá trình phát triển từ trứng hay bào nang cho đến khi KST trưởng thành sinh sản và tiếp tục chu kỳ mới. • Kiểu chu kỳ 1: Người ngoại giới. Ví dụ giun đường ruột, đơn bào đường ruột. • Kiểu chu kỳ 2: Người ---> ngoại giới ---> vật chủ trung gian ---> người. Ví dụ sán lá gan nhỏ, sán lá phổi. • Kiểu chu kỳ 3: Người ---> ngoại giới ---> vật chủ trung gian ---> ngoại giới ---> người. Ví dụ sán máng.
- • Kiểu chu kỳ 4: Người ---> vật chủ trung gian --->ngoại giới ---> người. Ví dụ trùng roi đường máu. • Kiểu chu kỳ 5: Người ---> vật chủ trung gian ---> người. Ví dụ giun chỉ, sốt rét. • Kiểu chu kỳ 6: Người người, Ví dụ trùng roi âm đạo truyền từ người này sang người khác khi giao hợp, ghẻ truyền qua tiếp xúc.
- 2. PHÂN LOẠI KÝ SINH TRÙNG Ký sinh trùng Parasites Giun sán Đơn bào Vi nấm Tiết túc yhọc Chân giả Trùng lông Lớp nhện Lớp côn Giun Sán Bào tử trùng Trùng roi trùng
- 3. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KST 3.1. Đặc điểm hình thể: • Hình thể ký sinh trùng rất đa dạng giữa các loài • Cùng một loài nhưng ký sinh trên các vật chủ khác nhau chúng có kích thước khác nhau như sán lá gan nhỏ. • Hoặc các giai đoạn phát triển khác nhau của ký sinh trùng chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, thậm chí hình thái hoàn toàn khác hẳn nhau như bọ gậy với muỗi, dòi với ruồi...
- 3.2. Đặc điểm cấu tạo: • Cấu tạo cơ quan ký sinh trùng cũng phát triển thích nghi với điều kiện ký sinh như giun sán không có mắt, không có chân, chỉ phát triển phần miệng và bộ phận bám để hút thức ăn, còn với côn trùng phát triển cơ quan vận động và chích hút. • Chính các đặc điểm hình thái của ký sinh trùng là cơ sở định loại bằng hình thái học
- 3.3. Đặc điểm sống: • Ký sinh trùng sống, tồn tại và phát triển nhờ vào vật chủ và môi trường. • Có loài ký sinh trùng tồn tại suốt đời trên vật chủ gọi là ký sinh “vĩnh viễn”, có loài chỉ ký sinh khi chiếm thức ăn gọi là ký sinh “tạm thời”. • Môi trường quyết định sự tồn tại và phát triển của hầu hết ký sinh trùng, nhất là ký sinh trùng có chu kỳ phức tạp. • Thức ăn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của ký sinh trùng. • Do đời sống của ký sinh trùng thường kéo dài, từ vài tháng đến hàng nhiều chục năm gây tác hại mãn tính, âm ỉ, kéo dài.
- 3.4. Đặc điểm sinh sản: • Sinh sản vô tính: bằng hình thức nhân đôi tế bào, thường ở đơn bào như trùng roi, amíp, ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người. • Sinh sản hữu tính: là có phối hợp sinh dục đực và cái bao gồm các cá thể ký sinh trùng lưỡng giới như sán lá, sán dây và các cá thể là đơn giới như giun đường ruột, sán máng. • Hầu hết các loài ký sinh trùng đều đẻ trứng, một số loài đẻ ấu trùng (giun chỉ) hoặc rụng đốt mang theo trứng như sán dây. Trong giai đoạn phát triển của sán lá qua ốc, có hiện tượng sinh sản đa phôi.
- 4. ĐẶC ĐIỂM BỆNH KÝ SINH TRÙNG 4.1. Đặc điểm chính của bệnh ký sinh trùng • Bệnh ký sinh trùng thường diễn biến âm thầm, lặng lẽ nhưng có một số bệnh cấp tính như amíp cấp, sốt rét ác tính, giun xoắn. • Thường kéo dài, hàng năm hay hàng chục năm, có người nhiễm ký sinh trùng suốt đời do tái nhiễm liên tục, ví dụ bệnh giun đũa.
- • Bệnh có thời hạn nhất định phụ thuộc tuổi thọ của ký sinh trùng và sự tái nhiễm. • Bệnh có tính chất xã hội do ký sinh trùng phổ biến trong cộng đồng và bệnh liên quan chặt chẽ với đời sống kinh tế-xã hội, tập quán ăn uống và canh tác của cả cộng đồng xã hội.
- 4.2. Sự khuyếch tán và lan tràn của ký sinh trùng • Đối với nhóm tiết túc là vật truyền bệnh, chúng khuyếch tán chủ động hoặc bị động theo điều kiện tự nhiên hay phương tiện giao thông. • Ký sinh trùng phát tán phụ thuộc điều kiện vật chủ, mầm bệnh, tập quán của con người và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG CÂY DƯỢC LIỆU
83 p | 837 | 203
-
Bài giảng khoa học phân bón - chủ đề 1
17 p | 462 | 185
-
BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH
99 p | 1073 | 185
-
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CÂY TRÔNG TỔNG HỢP
62 p | 685 | 182
-
BÀI GIẢNG QUI HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ
61 p | 255 | 95
-
BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIÊU
96 p | 438 | 55
-
Bài giảng Cây ăn quả đại cương - Đoàn Văn Lư
36 p | 321 | 51
-
Bài giảng côn trùng : Đặc điểm sinh trưởng phát triển của côn trùng part 1
10 p | 156 | 42
-
Bài giảng Đại cương bệnh học thủy sản: Chương 1 - PGS.TS. Đỗ Thị Hòa
87 p | 190 | 37
-
Bài giảng Bệnh cây đại cương: Bài 1 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
8 p | 285 | 37
-
Bài giảng Bệnh cây đại cương: Bài 3a - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
9 p | 147 | 26
-
Bài giảng Cây ăn quả đại cương: Chương 1 - Đoàn Văn Lư
12 p | 144 | 23
-
Bài giảng Bệnh cây đại cương: Bài 4 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10 p | 109 | 20
-
Bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
115 p | 74 | 14
-
Bài giảng Dược lý học thú y: Chương 11 - ThS. Đào Công Duẩn, ThS Nguyễn Thành Trung
31 p | 90 | 12
-
Bài giảng Sinh lý vật nuôi: Chương 3 - Phạm Kim Đăng
22 p | 97 | 12
-
Bệnh học thủy sản : KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG part 4
5 p | 89 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn