Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế: Phần 2 - Nguyễn Quỳnh Anh
lượt xem 36
download
Sau khi học xong đánh giá kinh tế y tế - đo lường kết quả sinh viên có kiến thức về khái niệm, đặc điểm của một số chỉ số, phương pháp đo lường kết quả của chương trình can thiệp y tế, áp dụng phương pháp đo lường kết quả phù hợp cho trường hợp cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế: Phần 2 - Nguyễn Quỳnh Anh
- ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHẦN 2 - ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ NGUYỄN QUỲNH ANH BM KINH TẾ Y TẾ
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Slide bài giảng Vũ X. P., (2007) Giáo trình Kinh tế y tế, Đại học Y tế công cộng (tài liệu bắt buộc) Phạm Trí Dũng, Nguyễn Thanh Hương (2002). Những vấn đề cơ bản của Kinh tế y tế M. Drummond, M. Sculpher (2005) Methods for the Economic Evaluation of Health Care programmes, 3rd edition.
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Mô tả khái niệm, đặc điểm của một số chỉ số, phương pháp đo lường kết quả của chương trình can thiệp y tế. Áp dụng phương pháp đo lường kết quả phù hợp cho trường hợp cụ thể.
- ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP???
- NGUYÊN TẮC CHUNG Gắn chỉ số đo lường với mục tiêu cuối cùng/chung của chương trình/can thiệp Tính giá trị hiện tại của lợi ích r = 3-5%/năm Cân nhắc tính hiệu quả và tính hiện thực/khả thi khi chọn chỉ số đo lường hiệu quả
- ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ Có thể là ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn Ví dụ: chương trình nha học đường Kết quả ngắn hạn: Số học sinh được học về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng; Số học sinh được nhận quà (kem và bàn chải đánh răng…) Kết quả trung hạn: Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng Kết quả dài hạn: Sức khỏe răng miệng được cải thiện Có thể đo lường trực tiếp hay gián tiếp Có thể được chuyển đổi sang 1 đơn vị đo lường thống nhất để so sánh với nhau
- CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ Quy mô và phân bổ của vấn đề sức khoẻ: nghiên cứu gánh nặng bệnh tật (BoD - burden of disease) Chi phí và tác động của can thiệp y tế: Nghiên cứu chi phí bệnh tật (CoI – Cost of Illness) và nghiên cứu chi phí – hiệu quả (CEA – cost effectiveness analysis)
- KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP Có thể tính theo các “đơn vị tự nhiên” (như số trường hợp tránh được bệnh), đơn vị “thoả dụng” (DALY) hoặc bằng tiền ($) Bối cảnh và thiết kế ĐGKTYT sẽ quyết định phương pháp đánh giá phù hợp Không có phương pháp nào là “hoàn hảo”, “tối ưu” Cần chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu của ĐGKTYT. Phải tính được mức độ ảnh hưởng của can thiệp (sau khi “bóc tách” từ các yếu tố khác).
- PHÂN LOẠI CHỈ SỐ (1) Chỉ số tiêu cực (2) Chỉ số tích cực Trong đánh giá kinh tế y tế, người ta sử dụng cả hai nhóm chỉ số trên để đo lường kết quả
- CHỈ SỐ TIÊU CỰC Sức khỏe được thể hiện qua các chỉ số đo lường tình trạng sức khỏe không mong muốn hoặc gánh nặng bệnh tật: tần suất mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ, chi phí chữa bệnh... Mục tiêu của các chương trình can thiệp y tế là giảm qui mô của các tình trạng sức khỏe không mong muốn
- CHỈ SỐ TIÊU CỰC Gánh nặng dịch tễ: được đo lường bằng các chỉ số dịch tễ học ví dụ như tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong,... Gánh nặng kinh tế: được đo lường bằng giá trị của nguồn lực (tiền của, thời gian...) sử dụng để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Gánh nặng kinh tế có thể của nhà nước, cá nhân (người mắc bệnh và người chăm sóc), hoặc các tổ chức khác trong xã hội (đơn vị cung cấp dịch vụ CSSK, công ty bảo hiểm,..) Gánh nặng xã hội, tinh thần: những đau đớn, mất mát về tinh thần, sự không thoải mái do bệnh tật
- CHỈ SỐ TÍCH CỰC Sức khỏe được thể hiện qua các chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các chức năng khác nhau: chức năng chăm sóc, chức năng vận động, chức năng xã hội, chức năng gia đình... Mục tiêu của các chương trình can thiệp y tế là làm tăng các chỉ số sức khỏe tích cực
- CHỈ SỐ TÍCH CỰC Về mặt dịch tễ: giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng sức đề kháng dịch bệnh, tăng tỷ lệ các ca cai nghiện thành công... Kinh tế: Tiết kiệm ngân sách chữa trị bệnh ung thư trong tương lai nhờ can thiệp giảm hút thuốc lá hiện nay, giảm thu nhập mất đi do người lao động bị thương tật hoặc chết do tai nạn giao thông... Xã hội, tinh thần: tăng khả năng hòa nhập vào xã hội của người tàn tật, giá trị tinh thần mang lại khi bệnh nhân bớt hoặc khỏi bệnh...
- KẾT QUẢ CÓ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TỰ NHIÊN Kết quả được tính bằng đơn vị đo lường tự nhiên: ví dụ: số năm sống, số người được cứu sống, số ngày không có cơn hen, số ca ung thư được phát hiện trong cộng đồng,.. Phương pháp: Bảng kiểm, quan sát, thống kê, hệ thống đăng ký Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
- SỐ CA TỬ VONG Đo lường trực tiếp Thống kê dân số (sinh – chết) – có chính xác, đầy đủ? Hệ thống đăng ký mẫu (ví dụ như Fila Bavi, Chililab) – tính đại diện? Điều tra: trong 12 tháng qua có ai chết trong hộ gia đình này không? – sai số nhớ lại? vấn đề nhạy cảm? Đo lường gián tiếp Ghi chép lịch sử sinh
- CHỈ SỐ ĐO THỂ TRỌNG CƠ THỂ (Body Mass Index, BMI) (Trọng lượng tính = kg)/(Chiều cao đo bằng mét)^2 BMI
- KẾT QUẢ CÓ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG THOẢ DỤNG/HỮU DỤNG Kết quả được tính bằng mức độ “thỏa dụng”: bao gồm cả thời gian sống (số lượng) và mức độ khỏe mạnh (chất lượng cuộc sống) Ví dụ: QALYs (số năm sống được điều chỉnh theo chất lượng cuộc sống), DALYs (số năm sống mất đi điều chỉnh theo mức độ tàn tật) ngăn ngừa được
- QALYs (Quality Adjusted Life Years) - Số năm sống được điều chỉnh theo chất lượng cuộc sống Là đơn vị đo lường độ “thoả dụng” trong y tế được biết đến nhiều nhất QALYs đo lường lợi ích của chương trình can thiệp, bao gồm cả thời gian sống (số lượng) và mức độ khỏe mạnh (chất lượng cuộc sống) QALYs = Giá trị “ưa chuộng” x Thời gian đối với mỗi tình trạng bệnh mắc bệnh
- DALYs (Disability adjusted life years) Số năm sống mất đi điều chỉnh theo mức độ tàn tật 1 DALY = 1 năm sống khỏe mạnh mất đi do tử vong hoặc tàn tật DALY = YLL + YLD YLL: Số năm sống kỳ vọng mất đi do tử vong (Years of life lost due to premature death), quy đổi theo tỷ lệ chiết khấu phù hợp (thường là 3-5%) YLD: Số năm sống khỏe mạnh mất đi do tàn tật (“Healthy” years lost due to disability )
- DALYS DALYs tích hợp sự ưa chuộng của xã hội đối với 5 giá trị chính, bao gồm: (1) Số năm sống kỳ vọng mất đi do tử vong (2) Trọng số tàn tật (3) Trọng số tuổi (4) Trọng số thời gian (5) Giới tính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế - Nguyễn Quỳnh Anh
49 p | 303 | 47
-
Bài giảng Chính sách kinh tế xã hội - ĐH Thương Mại
0 p | 147 | 19
-
Bài giảng Đánh giá đất đai: Chương 1 - Giới thiệu chung
33 p | 285 | 14
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4
41 p | 94 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1: Chương 2 - PGS. TS. Phạm Thế Anh
11 p | 114 | 8
-
Bài giảng Phân tích kinh tế dự án: Chương 7 - GV. Phạm Lê Thông
9 p | 85 | 8
-
Bài giảng Chính sách kinh tế - xã hội - Chương 5: Phân tích và đánh giá chính sách kinh tế - xã hội (Năm 2022)
18 p | 33 | 8
-
Bài giảng Phân tích kinh tế dự án: Chương 5 - GV. Phạm Lê Thông
12 p | 86 | 8
-
Bài giảng Phân tích kinh tế dự án: Giới thiệu môn học - GV. Phạm Lê Thông
5 p | 107 | 8
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 7: Kiểm định giả thuyết
8 p | 117 | 8
-
Bài giảng Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền kinh tế
18 p | 90 | 7
-
Bài giảng Quản lý dự án - Chương 9: Đánh giá dự án
41 p | 41 | 6
-
Bài giảng Phân tích kinh tế dự án: Chương 6 - GV. Phạm Lê Thông
15 p | 92 | 6
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế học Môi trường và Chính sách Môi trường - Lê Việt Phú
58 p | 95 | 5
-
Tiêu chí đánh giá kinh tế thị trường
4 p | 95 | 5
-
Bài giảng Phân tích kinh tế khu vực công - Chương 0: Giới thiệu môn học
7 p | 19 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - ThS. Phan Thế Công
14 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn