Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
lượt xem 24
download
Bài giảng "Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội" cung cấp cho người học các kiến thức: Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển văn hóa, quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
- I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển văn hoá 1. Trước thời kỳ đổi mới a. Khái niệm văn hoá - KN của UNESSCO: Văn hoá là tổng thể các đặc trưng diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, được khắc hoạ lên bản sắc của một cộng đồng, một vùng miền quốc gia hay của xã hội
- I Định nghĩa của Hồ Chí Minh: Văn hoá là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của loài người về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật cũng như các công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng.
- - Quan điểm của Đảng ta: Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống, là năng lực sáng tạo của cả một dân tộc, là bản sắc của một dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
- b. Quan điểm chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới I Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) Chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân dân (sau CMT8) Đường lối văn hoá kháng chiến Chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá (19551986): nền văn hoá có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân
- c. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân Kết quả và ý nghĩa Văn hoá cứu quốc đạt nhiều thành tựu trong kháng chiến và kiến quốc, động viên nhân dân tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ có thắng lợi của chính sách văn hoá, của những giá trị tinh thần cao quý của con người Việt Nam Hạn chế và nguyên nhân Đạo đức, lối sống có biểu hiện suy thoái Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập Công tác tư tưởng, văn hoá thiếu sắc bén thiếu tính chiến đấu Một số di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị không được quan tâm bảo tồn Nguyên nhân Chiến tranh; cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nhận thức giáo điều tả khuynh về nền văn hoá cũ
- 2. Trong thời kỳ đổi mới a. Qúa trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển văn hoá • ĐH VI nhấn mạnh vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tính cách lành mạnh, tác động sâu sắc vào đổi mới nếp nghĩ, nếp sống con người • NQ 05 của BCT (1987) nhấn mạnh văn hoá là nhu cầu thiêt yếu trong đời sống tinh thần của xã hội • NQ TW 4 khoá VII lần đầu tiên khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, một động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, đồng thời là mục tiêu của CNXH
- ..... ĐH VIII (1996) Khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH NQTW5 (Khoá VIII- 1998) lần đầu tiên xác định 2 tính chất đặc trưng của nền văn hoá là tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Và nêu 5 quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển văn hoá trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước NQTW9 (Khoá IX): phát triển văn hoá phải đồng bộ với phát triển kinh tế NQTW10 (Khoá IX): phải gắn kết 3 nhiệm vụ phát triển kinh tế, chỉnh đốn Đảng và phát triển văn hoá
- ĐH XI (2011) chủ trương phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế, theo hướng: - Chú trọng xây dựng nhân cách con người VN về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống; coi trọng văn hoá trong lãnh đạo quản lý,văn hoá trọng kinh doanh và văn hoá trong ứng xử. - Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản; đẩy mạnh xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá, thông tin, hình thành thị trường văn hoá lành mạnh.
- b. Các quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển văn hoá ♣ Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội Văn hoá được cấu thành bởi một hệ các giá trị tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc. Các giá trị này thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, được tiếp nối qua các thế hệ, được vật chất hoá bền vững trong cấu trúc kinh tế - xã hội. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất - tinh thần của mọi thành viên bằng môi trường văn hoá - xã hội
- Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển - Văn hoá là kết quả của sự sáng tạo của con người thể hiện tiềm năng sáng tạo của dân tộc. - Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức, kỹ năng trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển - Vai trò động lực và điều tiết của văn hoá trong kinh tế thị trường - Vai trò động lực của văn hoá trong hội nhập và bảo vệ môi trường - Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới
- Văn hoá là một mục tiêu của phát triển - Mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh” là mục tiêu văn hoá - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xác định: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”. - Trong thực tế nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn át mục tiêu văn hoá. Văn hoá vẫn thường bị xem là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Hệ quả là kinh tế có thể tăng trưởng nhưng văn hoá bị suy giảm
- ♣ Hai là, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện chuyển tải nội dung - Bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thể hiện sức sống bên trong của dân tộc. Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo
- ♣ Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng, bổ sung cho nhau - Cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung thống nhất - Thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất
- ♣ Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thì xây dựng văn hoá là công việc do mọi người cùng thực hiện - Văn hoá thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do đó thực hành văn hoá là hoạt động hàng ngày của mỗi người dân. - Nhân dân là người hưởng thụ, tiêu dùng, phổ biến, sáng tạo và lưu giữ các tài sản văn hoá - Các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển văn hoá song các lực lượng văn hoá chuyên nghiệp giữ vai trò nòng cốt
- ♣ Năm là, văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thân trọng - Văn hoá là một mặt trận của cách mạng Việt Nam, quan trọng và gian khổ không kém mặt trận kinh tế, mặt trận chính trị - Hoạt động “xây” và “chống” trong văn hoá là quá trình cách mạng lâu dài, khó khăn, phức tạp, cần có ý chí cách mạng, có tính chiến đấu, cần sự kiên trì, thận trọng
- ♣ Sáu là, giáo dục – đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu - Trong văn hoá, theo nghĩa rộng thì giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là các lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức - Trong thực tế điều hành chúng ta đã chưa làm đúng nhận thức này. Hai lĩnh vực này hiện nay đang có nhiều lúng túng, bất cập
- c. Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá Thứ nhất, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng - Đưa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng dời sống văn hoá đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. - Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hoá; xây dưịng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. - Tăng cường hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hoá ở các cấp; xã hội hoá các hoạt động văn hoá, chú trọng nâng cao đờig sống văn hoá ở nông thôn.
- Thứ hai, Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng - Tiếp tục phát triển nền văn học nghệ thuật Việt Nam giàu chất nhân văn dân chủ, tiến lên hiện đại. - Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển VH, văn nghệ với phát triển du lịch và thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng
- Thứ ba, phát triển hệ thống thông tin đại chúng Khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản. Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả việc sử dụng internet để truyền bá tư tưởng, lối sống không lành mạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương I - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
71 p | 475 | 182
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương VIII - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
76 p | 457 | 174
-
Bài giảng Đường lối cách mạng Việt Nam - Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)
69 p | 560 | 163
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương II - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
152 p | 442 | 155
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương V - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
73 p | 325 | 149
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương IIIa - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
114 p | 505 | 134
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương VII - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
55 p | 481 | 134
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương IIIb - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
114 p | 316 | 98
-
Bài giảng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương IV - ThS. Dương Thị Thanh Hậu
79 p | 222 | 79
-
Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 8 - Đường lối đối ngoại
30 p | 269 | 74
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 2 - ThS. Hoàng Trang
24 p | 248 | 69
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 3 - ThS. Hoàng Trang
55 p | 259 | 61
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
217 p | 158 | 40
-
Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 7 - Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội
33 p | 212 | 37
-
Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 6 - Đường lối xây dựng hệ thống chính trị
16 p | 184 | 34
-
Bài giảng Đường lối cách mạng Việt Nam: Bài mở đầu - TS. Dương Kiều Linh
7 p | 163 | 26
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Chương VIII - Nguyễn Đinh Quốc Cường
31 p | 123 | 15
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương mở đầu - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
19 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn