TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
<br />
ĐỒNG MUÔN<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC<br />
(Dùng cho bậc Cao đẳng, ngành Giáo dục Tiểu học)<br />
<br />
Quảng Ngãi, 2016<br />
<br />
0<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
Chương 1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG<br />
1.1. Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và nhân tố sinh thái<br />
của môi trường (2 tiết)..............................................................................................7<br />
1.2. Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn (2 tiết)............10<br />
1.3. Tìm hiểu môi trường đất và môi trường không khí (2 tiết)..............................15<br />
Chương 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN<br />
2.1. Tìm hiểu khái niệm phân loại tài nguyên và đánh giá<br />
tài nguyên thiên nhiên (1 tiết)..................................................................................20<br />
2.2. Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và phân loại (1 tiết)......................................23<br />
2.3. Tìm hiểu tài nguyên đất, rừng và khí hậu (2 tiết).............................................28<br />
2.4. Tìm hiểu tài nguyên nước, tài nguyên biển và đại dương (2 tiết)....................36<br />
Chương 3. CÁC NGUYÊN LÍ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG TRONG<br />
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
3.1.Tìm hiểu cấu trúc của sự sống và cơ chế hoạt động cuả hệ sinh thái (1<br />
tiết)...........................................................................................................................42<br />
3.2. Tìm hiểu các chu trình sinh địa hóa (1 tiết)......................................................46<br />
3.3. Tìm hiểu dòng tuần hoàn năng lượng trong hệ sinh thái(2 tiết).......................49<br />
3.4. Tìm hiểu sự cân bằng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học (2 tiết).................54<br />
Chương 4. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG<br />
4.1. Tìm hiểu lịch sử tác động của con người đối với môi trường (1 tiết)..............64<br />
4.2. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường<br />
không khí (1 tiết)....................................................................................................67<br />
4.3. Tìm hiểu ô nhiễm môi trường nước và đất (0,5 tiết)........................................70<br />
4.4. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và ô nhiễm khác (0,5 tiết)............74<br />
4.5. Tìm hiểu vấn đề hủy hoại môi trường tự nhiên (1 tiết)....................................77<br />
Chương 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ<br />
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
5.1. Tìm hiểu vấn đề dân số (2 tiết)........................................................................83<br />
<br />
1<br />
<br />
5.2. Tìm hiểu vấn đề lương thực thực phẩm (1 tiết)..............................................91<br />
5.3. Tìm hiểu vấn đề năng lượng (0,5 tiết)............................................................98<br />
5.4. Tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững ( 0,5 tiết)..............................................101<br />
CHƯƠNG 6. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG<br />
6.1. Tìm hiểu lịch sử và phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường (1 tiết).......105<br />
6.2. Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường (0,5 tiết)..........................................108<br />
6.3. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường (0,5 tiết).....................................................111<br />
<br />
2<br />
<br />
BÀI MỞ ĐẦU (2 TIẾT)<br />
<br />
GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
Mục tiêu<br />
Sinh viên phân tích được khái niệm môi trường, mô tả được đối tượng và nhiệm vụ<br />
của khoa học môi trường.<br />
<br />
1. Định nghĩa về môi trường<br />
Theo nghĩa rộng , môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh<br />
hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống. Bất cứ một vật thể, một sự<br />
kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong một môi trường nhất<br />
định.<br />
Đối với cơ thể sống, môi trường sống là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài<br />
có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đó là môi trường sống (living<br />
environment) của cơ thể sinh vật. Sinh vật có bốn môi trường sống chính: môi<br />
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.<br />
Môi trường sống của con người là cả vũ trụ, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất<br />
có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và sự phát triển của con người. Mặt Trời<br />
cung cấp năng lượng cho sự sống. Về mặt vật lí, Trái Đất có thạch quyển<br />
(lithosphere) chỉ phần vỏ Trái Đất có bề dày từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 km;<br />
thủy quyển (hydrosphere) tạo nên bởi các đại dương, biển, ao hồ, sông suối, băng<br />
tuyết; khí quyển (asmosphere) với không khí bao quanh Trái Đất. Về mặt sinh học,<br />
Trái Đất có sinh quyển (biophere) bao gồm các cơ thể sống cùng với các bộ phận<br />
của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo thành môi trường sống của của các cơ<br />
thể sinh vật. Sinh quyển gồm có các thành phần hữu sinh và vô sinh, sinh quyển<br />
ngoài vật chất và năng lượng còn chứa các thông tin sinh học có tác dụng duy trì<br />
cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Dạng thông tin phát triển<br />
cao nhất là trí tuệ con người, nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển<br />
của Trái Đất.<br />
<br />
3<br />
<br />
Tùy theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người (gọi tắt là môi<br />
trường) được phân chia thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường<br />
nhân tạo.<br />
Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học tồn tại<br />
khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội gồm các mối quan hệ<br />
giữa người với người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lí, sinh học, xã<br />
hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.<br />
Sau đây là một số định nghĩa về môi trường:<br />
1. Môi trường gồm tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả<br />
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một<br />
sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường (Tăng Văn Đoàn, Trần<br />
Đức Hạ, 1995).<br />
2. Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh<br />
và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản<br />
của sinh vật (SGK Sinh học 11)<br />
3. Môi trường là một tổng thể các điều kiện ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân<br />
hoặc dân cư. Tình trạng của môi trường quyết định trực tiếp chất lượng và đời sống<br />
còn của cuộc sống.<br />
Trong môi trường có bốn bộ phận chính tác động qua lại với nhau:<br />
- Bộ phận tự nhiên gồm nước, không khí, đất và ánh sáng.<br />
- Bộ phận kiến tạo bao gồm những cảnh quang do sự thay đổi của con người.<br />
- Bộ phận không gian bao gồm những yếu tố và đặc điểm, khoảng cách, mật<br />
độ, phương hướng và sự thay đổi trong môi trường.<br />
- Bộ phận văn hóa-xã hội gồm các cá nhân và các nhóm dân cư, công nghệ,<br />
tôn giáo, các định chế, kinh tế học, thẫm mĩ học, dân số học và các hoạt động khác<br />
của con người.(Marquarie Press BoBo, Khoa Giáo Dục, Đại học New South Wales,<br />
Australia)<br />
4. Môi trường là bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực<br />
tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những<br />
hoạt động của sinh vật (Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999)<br />
<br />
4<br />
<br />