intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán quản trị 1 - Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

87
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kế toán quản trị 1 - Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận" được biên soạn giúp người học hiểu được các khái niệm cơ bản phục vụ cho phân tích quan hệ C–V–P như lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuận góp, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, cơ cấu chi phí, độ lớn đòn bẩy kinh doanh, doanh thu an toàn; phân tích điểm hòa vốn trong các trường hợp sản xuất tiêu thụ một loại sản phẩm và các loại sản phẩm khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quản trị 1 - Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận

  1. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ, SẢN LƯỢNG BÀI 4 VÀ LỢI NHUẬN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên) (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Ngô Thế Chi (Chủ biên) (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 3. Võ Văn Nhị (Chủ biên) (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 4 trong Học phần Kế toán quản trị 1, nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận (C–V–P) là cần thiết cho việc quản trị thành công một doanh nghiệp. Phân tích C–V–P cho thấy ảnh hưởng của lợi nhuận là do sự thay đổi doanh thu, chi phí, cơ cấu tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Phân tích C–V–P. Báo cáo này cho phép nhà quản trị dự đoán được ảnh hưởng của sự biến động doanh thu tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Báo cáo này cũng cho thấy rõ được cơ cấu chi phí của doanh nghiệp đã phù hợp chưa. Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến độ lớn đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận, theo tốc độ tăng, giảm của doanh thu. Qua nghiên cứu phân tích C–V–P góp phần cho các nhà quản trị chủ động trong các quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu  Hiểu được các khái niệm cơ bản phục vụ cho phân tích quan hệ C–V–P như lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuận góp, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, cơ cấu chi phí, độ lớn đòn bẩy kinh doanh, doanh thu an toàn.  Phân tích điểm hòa vốn trong các trường hợp sản xuất tiêu thụ một loại sản phẩm và các loại sản phẩm khác nhau.  Đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên phân tích quan hệ C–V–P. TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 49
  2. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Tình huống dẫn nhập Bài học kinh nghiệm của Công ty TM ABC  Công ty thương mại ABC mới gia nhập vào thị trường phân phối các loại áo sơ mi trên thị trường miền Bắc. Để bắt đầu thâm nhập thị trường, công ty lựa chọn loại áo thuộc phân khúc thị trường bình dân vì quy mô của phân khúc này là lớn nhất. Công ty ABC đã tìm được một nguồn cung cấp hàng hóa khá ổn định với mức giá phải chăng. Giám đốc doanh nghiệp cũng đã tìm thuê được ngôi nhà mặt tiền một khu phố khá sầm uất làm trụ sở kinh doanh. Bên cạnh đó ông ta cũng dễ dàng tuyển được 6 nhân viên bán hàng với mức lương thỏa thuận là 5.000.000 đồng/tháng.  Tuy nhiên sau tháng đầu tiên kinh doanh công ty chỉ đạt mức tiêu thụ 300 sản phẩm đồng thời thua lỗ 25.000.000 đồng. Giám đốc doanh nghiệp nhận ra rằng việc mở cửa hàng là quá vội vàng. Và nếu công ty không có các biện pháp xử lý thì công ty có thể phải đóng cửa ngay trong tháng kinh doanh thứ hai. 1. Nếu muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh thì mức tiêu thụ tối thiểu công ty cần đạt trong một tháng là bao nhiêu? Bài học kinh nghiệm gì được rút ra trong tình huống của công ty ABC? 2. Để cứu vãn tình trạng hiện tại công ty ABC cần những biện pháp cụ thể nào? 50 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  3. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 4.1. Ý nghĩa phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận trong doanh nghiệp Mục tiêu của các nhà quản trị kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận của mọi hoạt động. Do vậy trong kinh doanh các nhà quản trị thường có các biện pháp sử dụng hữu hiệu tài sản để giảm chi phí thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết định cho mọi hoạt động. Do vậy phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận chính là cơ sở khoa học ra các quyết định như:  Định giá bán đơn vị sản phẩm để phù hợp với thu nhập của khách hàng, thị trường tiêu thụ và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Tăng, giảm chi phí khả biến đơn vị sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm thích nghi với nhu cầu khách hàng.  Đầu tư chi phí cố định để tăng nhanh về công suất, chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường.  Xác định sản lượng sản phẩm tiêu thụ như thế nào để đạt lợi nhuận tối đa và khai thác hết công suất của máy móc thiết bị và các tài sản đã đầu tư nhằm giảm chi phí bình quân thấp nhất.  Xác định cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phù hợp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của các yếu tố sản xuất và nhu cầu của thị trường. 4.2. Các khái niệm phục vụ cho phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 4.2.1. Lợi nhuận góp (contribution margin) Lợi nhuận góp hay còn gọi là lãi theo biến phí là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi chi phí khả biến. (Khoản chênh lệch giữa giá bán chưa có thuế của sản phẩm và biến phí của sản phẩm đó). Như vậy có nhiều tên gọi khác nhau về khái niệm này, song bản chất đó chính là phần để bù đắp định phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ta có các khái niệm về lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm, lợi nhuận góp 1 loại sản phẩm và lợi nhuận góp bình quân. Cách tính tổng quát lợi nhuận góp như sau: Biến phí tương ứng Lợi nhuận góp = Doanh thu – với doanh thu Đối với 1 đơn vị sản phẩm thì lợi nhuận góp chính là doanh thu của sản phẩm đó trừ đi chi phí khả biến của nó. Lợi nhuận góp bình quân chỉ áp dụng khi doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, các sản phẩm thường mang tính đồng chất. TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 51
  4. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Lợi nhuận góp Tổng lợi nhuận góp = bình quân Tổng sản lượng sản phẩm Lợi nhuận góp là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của từng bộ phận hay toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp:  Lợi nhuận góp là chỉ tiêu cơ bản dùng để trang trải chi phí cố định và là bộ phận quan trọng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. o Nếu lợi nhuận góp < Chi phí cố định thì doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ do không đủ để trang trải định phí. o Nếu lợi nhuận góp = Chi phí cố định thì doanh nghiệp hòa vốn vì khi đó lợi nhuận góp bù đắp vừa đủ chi phí cố định. o Nếu lợi nhuận góp > Chi phí cố định thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi vì thừa trang trải định phí.  Để phân tích kết quả kinh doanh của từng hoạt động, từng sản phẩm, ta cần tính tổng lợi nhuận góp, lợi nhuận góp bình quân, lợi nhuận góp theo từng loại sản phẩm và cho từng đơn vị sản phẩm. Đối với loại sản phẩm nào có lợi nhuận góp cao nhất đó chính là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư vào sản phẩm đó. Khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì lợi nhuận góp bình quân cũng thay đổi theo. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, mỗi sản phẩm có mức lợi nhuận góp khác nhau. Do vậy khi tăng cùng một mức sản lượng, những sản phẩm có lợi nhuận góp cao thì mức độ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Khi giảm cùng một mức sản lượng, doanh nghiệp nên chọn các sản phẩm có lợi nhuận góp thấp, nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động. Khi điểm hoà vốn đã đạt được thì lợi nhuận sẽ tăng tỷ lệ theo lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bán được tăng thêm kể từ khi hoà vốn. Do vậy, ta có thể tính lợi nhuận ở các mức độ hoạt động khác nhau khi đã đạt hòa vốn theo công thức sau: Công thức 1: Số lượng sản phẩm bán lợi nhuận góp Lợi nhuận =  trên điểm hòa vốn đơn vị sản phẩm Công thức 2: lợi nhuận Số lượng sản Chi phí Lợi nhuận =  góp đơn vị – phẩm tiêu thụ cố định sản phẩm 4.2.2. Tỷ lệ lợi nhuận góp (tỷ lệ lãi theo biến phí) Tỷ lệ lợi nhuận góp hay còn gọi là tỷ lệ lãi theo biến phí là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ số giữa tổng lợi nhuận góp và doanh thu (giá bán chưa thuế sản phẩm). Ta có các khái niệm về tỷ lệ lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm, tỷ lệ lợi nhuận góp 1 loại sản phẩm, tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân. Tỷ lệ lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm là tỷ số giữa lợi nhuận góp và doanh thu của sản phẩm đó. Tỷ lệ lợi nhuận góp của 1 sản phẩm và 1 loại sản phẩm là như nhau. Tỷ lệ 52 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  5. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận lợi nhuận góp bình quân thường áp dụng khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm khác nhau. Cách tính Tỷ lệ lợi nhuận góp Tổng lợi nhuận góp một loại sản phẩm = một loại sản phẩm Tổng doanh thu một loại sản phẩm Số sản phẩm tiêu thụ  lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Số sản phẩm tiêu thụ  Giá bán đơn vị sản phẩm Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Giá bán đơn vị sản phẩm Tỷ lệ lợi nhuận góp Tổng lợi nhuận góp = bình quân Tổng doanh thu tiêu thụ Tỷ lệ lợi nhuận góp là chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả kinh doanh của các bộ phận hay toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị như sau:  Tỷ lệ lợi nhuận góp cho ta biết trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng dùng để trang trải chi phí khả biến và còn lại bao nhiêu đồng phần thuộc về lợi nhuận góp dùng để bù đắp chi phí cố định.  Tỷ lệ lợi nhuận góp cho phép doanh nghiệp xác định khả năng sinh lời của từng loại sản phẩm. Trong trường hợp cùng tăng một mức doanh thu như nhau, những sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận góp cao thì tốc độ tạo ra lợi nhuận nhanh và đó chính là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.  Tỷ lệ lợi nhuận góp là một kênh thông tin quan trọng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ, phương án đầu tư, dùng để so sánh với các chỉ tiêu khác khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh.  Khi hoà vốn, tỷ lệ lợi nhuận góp cũng chính là tỷ lệ tăng lợi nhuận khi doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên. Ta có thể xác định lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào các công thức sau: Công thức 1: Doanh thu tiêu thụ Lợi nhuận =  Tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm trên điểm hòa vốn Công thức 2: Doanh thu tiêu Tỷ lệ lợi nhuận Lợi nhuận =  – Chi phí cố định thụ sản phẩm góp sản phẩm 4.2.3. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thường kinh doanh đa ngành hàng, nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Mỗi một mặt hàng thường có vai trò khác nhau trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị cần phải chọn những sản phẩm có doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong trong tổng các mặt hàng kinh doanh. Hay nói một cách khác cơ cấu của các sản phẩm tạo ra lợi TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 53
  6. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận nhuận cao thường chiếm tỷ trong đáng kể trong doanh nghiệp. Như vậy để nâng cao lợi nhuận, các nhà quản trị cần phải xem xét cơ cấu tiêu thụ một cách khoa học. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng của từng mặt hàng chiếm trong tổng số các mặt hàng tiêu thụ. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ có thể tính theo doanh thu tiêu thụ các sản phẩm hoặc tính theo khối lượng tiêu thụ các sản phẩm tùy theo từng trường hợp cụ thể. Có thể tính theo doanh thu: Công thức 1: Cơ cấu tiêu thụ của một mặt hàng Doanh thu tiêu thụ của một mặt hàng = (Tính theo doanh thu) Tổng doanh thu tiêu thụ Có thể tính theo thước đo hiện vật, trong trường hợp này thường áp dụng đối với các sản phẩm đồng chất Công thức 2: Cơ cấu tiêu thụ của một mặt hàng Sản lượng tiêu thụ của một mặt hàng = (Tính theo sản lượng) Tổng sản lượng tiêu thụ Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị như sau:  Phân tích cơ cấu tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thiết lập được một cơ cấu hợp lý về số lượng, chủng loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời là cơ sở cho việc ra quyết định sản xuất sản phẩm cũng như quyết định thu mua hàng hoá một cách hợp lý.  Do mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận góp và lợi nhuận góp đơn vị khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân và lợi nhuận góp bình quân sản phẩm thay đổi theo. Sự thay đổi này ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy các nhà quản trị kinh doanh phải biết lựa chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm hợp lý để làm tăng lợi nhuận. Thông thờng các nhà quản trị kinh doanh thường chọn các sản phẩm có lợi nhuận góp và tỷ lệ lợi nhuận góp cao nhất để sản xuất và tiêu thụ. Từ công thức tính lợi nhuận góp bình quân, tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân ở phần trên, công thức xác định cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, ta có thể thiết lập công thức tính lợi nhuận góp bình quân, tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân thông qua cơ cấu sản phẩm tiêu thụ: Tỷ lệ lợi nhuận Tổng lợi nhuận góp = góp bình quân Tổng doanh thu  (Doanh thu từng loại sản phẩm  Tỷ lệ lợi nhuận góp từng loại sản phẩm) = Tổng doanh thu =  (Cơ cấu sản phẩm theo doanh thu  Tỷ lệ lợi nhuận góp từng loại sản phẩm) 54 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  7. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Lợi nhuận góp Tổng lợi nhuận góp = bình quân Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ  (Lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại  Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm) = Tổng lượng các sản phẩm tiêu thụ = (Cơ cấu sản phẩm theo số lượng  lợi nhuận góp đơn vị) 4.3. Phân tích điểm hòa vốn 4.3.1. Khái niệm và ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm vừa đủ bù đắp chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc là điểm mà tại đó tổng lợi nhuận góp bằng tổng chi phí cố định. Hay nói một cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không. Điểm hòa vốn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, giúp cho các nhà quản trị biết được ngưỡng cần sản xuất và tiêu thụ đạt được mức lợi nhuận như dự kiến. Là nội dung phân tích phổ biến trong các doanh nghiệp được các nhà quản trị quan tâm. Phân tích điểm hòa vốn được xét trong điều kiện khi doanh nghiệp phân chia chi phí theo cách ứng xử chi phí và xét trong giới hạn của quy mô hoạt động. Chi phí trong nội dung phân tích điểm hòa vốn cần phân loại chi tiết theo biến phí và định phí. Định phí được xem xét là chi phí thời kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Biến phí được gắn với các định mức cho từng loại sản phẩm. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp được hiểu đó là giới hạn bởi các yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diền ra một cách bình thường. Các yếu tố thường quyết định tới giới hạn của quy mô hoạt động doanh nghiệp như: Vốn đầu tư, công suất máy móc thiết bị, tổ chức bộ máy nhân sự, thị trường tiêu thụ… Sản lượng là chỉ tiêu phản ánh mức sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Sản lượng có thể thông qua các thước đo hiện vật hoặc giá trị phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và mặt hàng cụ thể của các doanh nghiệp. Phân tích điểm hoà vốn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động xác định tại mức doanh thu nào thì tương ứng với sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ. Đồng thời cũng biết được cần một khoản thời gian bao nhiêu để đạt được điểm hoà vốn và mức lợi nhuận dự định. Từ đó doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Trên cơ sở đó để xây dựng các giá bán, các chi phí phát sinh phù hợp… Mặt khác phân tích điểm hòa vốn cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp về các chỉ tiêu an toàn từ đó nhận diện mức độ rủi ro của các phương án đầu tư. 4.3.2. Nội dung phân tích điểm hoà vốn 4.3.2.1. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm Các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hay nhiều loại sản phẩm đồng chất, chúng khác nhau về khối lượng, kích cỡ, quy cách có thể vận dụng phân tích trong trường hợp này. Khi đó chi phí cố định được xem là chi phí trực tiếp cho sản xuất các sản phẩm hay nhóm sản phẩm. Ta xét những cách tiếp cận điểm hòa vốn như sau: TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 55
  8. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận  Xác định điểm hòa vốn thông qua phương trình Ta có thể xác định điểm hoà vốn thông qua sản lượng sản phẩm, doanh thu hay thời gian tiêu thụ. Theo phương pháp tính giá trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau: Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng không do vậy ta có phương trình 1: 0 = Doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí Gọi P là giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế, Q là sản lượng sản phẩm tiêu thụ, VC là biến phí đơn vị sản phẩm, TFC là tổng định phí, do vậy phương trình 1 có thể viết như sau: 0 = Q×P – Q × VC – TFC TFC (định phí) Q (hòa vốn) = P – VC Gọi c là lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm TFC (định phí) Q (hòa vốn) = c Trường hợp xác định doanh thu hòa vốn, ta có thể sử dụng phương trình 1. Gọi S là tổng doanh thu hòa vốn cần xác định, gọi d là tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm. TFC S = Q.P = ×P c TFC S= d Từ đây ta xác định thời gian hòa vốn. Doanh số hòa vốn  Thời gian kỳ phân tích Thời gian hòa vốn = Doanh thu kỳ phân tích Hoặc Sản lượng hòa vốn  Thời gian kỳ phân tích Thời gian hòa vốn = Sản lượng kỳ phân tích  Xác định điểm hòa vốn thông qua đồ thị Ngoài phương pháp thông qua phương trình, điểm hòa vốn có thể xác định bằng phương pháp đồ thị, có 2 cách sử dụng đồ thị để xác định điểm hòa vốn: Đồ thị chi phí, sản lượng và lợi nhuận và đồ thị sản lượng và lợi nhuận. Ta giả thiết trục hoành (0x) thể hiện sản lượng tiêu thụ, trục tung (0y) thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Điểm hòa vốn là điểm giao nhau giữa đường doanh thu, chi phí. Lợi nhuận có thể được xác định dựa vào các mức doanh thu bất kỳ trên đồ thị. 56 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  9. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 4.3.2.2. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm Trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Phân tích điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp này thường phức tạp hơn, vì điều kiện quan trọng của phân tích điểm hòa vốn là phải tách biệt chi phí của doanh nghiệp theo biến phí và định phí, đồng thời xét doanh nghiệp trong giới hạn của quy mô hoạt động. Chi phí cố định trong những doanh nghiệp này không thể phân bổ cho từng loại sản phẩm, dịch vụ được vì thiếu độ chính xác. Do vậy phân tích điểm hòa vốn ở những doanh nghiệp này ta có thể vận dụng những cách sau:  Cách 1: Phân tích điểm hòa vốn trong trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm ta có thể chuyển thành kinh doanh một loại sản phẩm. Trường hợp này áp dụng nếu mỗi sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất, kinh doanh riêng biệt. Do vậy các khoản chi phí kế toán có thể tách biệt được chi phí cố định, chi phi biến đổi cho từng đối tượng chịu chi phí. Phần chi phí quản lý của Bộ máy doanh nghiệp coi như không đáng kể và không phân bổ cho các đối tượng trong doanh nghiệp. Như vậy với giả thiết trên nội dung phân tích điểm hòa vốn tương tự như trường hợp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm.  Cách 2: Được xem xét trong trường hợp cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ổn định. Trên cơ sở cơ cấu tiêu thụ ổn định ta có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân, doanh thu hòa vốn. Tổng định phí Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân Tổng định phí trên bao gồm tổng định phí của doanh nghiệp như định phí trực tiếp của các bộ phận, định phí chung của toàn công ty. Với cơ cấu doanh thu đã xác định, ta có thể xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm và dịch vụ: Doanh thu hòa vốn Doanh thu Cơ cấu doanh thu của =  của sản phẩm A hòa vốn chung sản phẩm A Doanh thu hòa vốn của sản phẩm A Sản lượng hòa vốn của sản phẩm A = Giá bán đơn vị sản phẩm A Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm điểm hoà vốn thay đổi theo. Do đó, các nhà quản trị kinh doanh cần phải biết lựa chọn cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hợp lý để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường các nhà quản trị thường tăng số lượng sản phẩm có số dư đảm phí cao hoặc tăng doanh thu các mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí cao, khi đó góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Lập kế hoạch sản lượng, doanh thu và lợi nhuận mong muốn Trong thực tế, nhiều trường hợp doanh nghiệp cần phải xác định mức lợi nhuận dự đoán trước, sau đó mới tính mức doanh thu và sản lượng tương ứng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho các quyết định kinh doanh. Việc xác định lợi nhuận theo kế hoạch giúp cho các nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh tối ưu. Để đạt được các chỉ tiêu dự toán này, ta sử dụng một số phương trình dự đoán lợi nhuận sau: Tổng lợi nhuận góp Tổng chi phí cố định = + Lợi nhuận kế hoạch kế hoạch kế hoạch Lợi nhuận góp bình Số sản phẩm tiêu thụ =  quân kế hoạch kế hoạch TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 57
  10. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Sản lượng sản phẩm tiêu thụ Tổng chi phí cố định + Lợi nhuận kế hoạch = đạt lợi nhuận kế hoạch lợi nhuận góp bình quân kế hoạch Doanh thu tiêu thụ để đạt lợi Tổng chi phí cố định + Lợi nhuận kế hoạch = nhuận kế hoạch Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân kế hoạch Công thức trên áp dụng cho lợi nhuận trước thuế. Đối với lợi nhuận sau thuế, ta phải sử dụng thêm công thức: Lợi nhuận kế hoạch sau thuế Lợi nhuận kế hoạch trước thuế = 1 – Thuế suất thuế TNDN 4.3.3. Các chỉ tiêu an toàn Các chỉ tiêu an toàn có vai trò quan trọng trọng việc lựa chọ các phương án kinh doanh và xác định mức độ rủi ro của các hoạt động, nhằm đưa ra các thông tin thích hợp. Để phản ánh mức độ an toàn của doanh nghiệp ta có thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu, sản lượng, thời gian thể hiện bằng số tuyệt đối và số tương đối.  Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế hay dự toán so với doanh thu hoà vốn. Hệ số doanh thu an toàn là tỷ số giữa doanh thu an toàn và doanh thu thực tế Ta có thể xác định các chỉ tiêu này theo công thức sau: Doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế (Dự toán) – Doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn Hệ số doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế (Dự toán)  Sản lượng an toàn là phần chênh lệch giữa sản lượng thực tế hay dự toán so với sản lượng hoà vốn. Hệ số sản lượng an toàn là tỷ số giữa sản lượng an toàn và sản lượng thực tế Ta có thể xác định các chỉ tiêu này theo công thức sau: Sản lượng an toàn = Sản lượng thực tế (Dự toán) – Sản lượng hòa vốn Sản lượng an toàn Hệ số sản lượng an toàn = Sản lượng thực tế (Dự toán)  Thời gian an toàn là phần chênh lệch giữa thời gian thực tế hay dự toán so với thời gian hoà vốn. Hệ số sản lượng an toàn là tỷ số giữa sản lượng an toàn và sản lượng thực tế Thời gian an toàn = Thời gian thực tế (Dự toán) – Thời gian hòa vốn Thời gian an toàn Hệ số thời gian an toàn = Thời gian thực tế (Dự toán) Các chỉ tiêu an toàn càng cao chứng tỏ mức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hay rủi ro thấp và ngược lại. Đây là những chỉ tiêu thường hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên các chỉ tiêu này thường tác động tới đòn bẩy kinh doanh và phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. 58 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  11. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 4.4. Cơ cấu chi phí và độ lớn đòn bẩy kinh doanh 4.4.1. Cơ cấu chi phí Chi phí của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận, tùy theo mục tiêu nghiên cứu khác nhau như biến phí và định phí; chi phí sản xuất và ngoài sản xuất; chi phí trực tiếp và gián tiếp… Do vậy có nhiều cách xác định cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, song ở góc độ kế toán quản trị chủ yếu nghiên cứu cơ cấu chi phí qua biến phí và định phí. Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu phản ánh quan hệ chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp ở một phạm vị hoạt động xác định. Có nhiều cách xác định cơ cấu chi phí khác nhau, tùy theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin, cụ thể: Trường hợp 1: Tổng biến phí Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp = Tổng định phí Trường hợp 2: Tổng định phí Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp = Tổng biến phí Trường hợp 3: Tổng biến phí (định phí) Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp = Tổng chi phí Không có mô hình cơ cấu chi phí chuẩn cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy để xác cơ cấu chi phí hợp lý cho một doanh nghiệp, ta căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngoài ra cũng cần phải căn cứ vào các ảnh hưởng khác nhau: Xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tình hình biến động doanh thu hàng năm, tình hình thị trường với từng loại sản phẩm. Phân tích cơ cấu của chi phí để làm rõ vấn đề cơ cấu chi phí của doanh nghiệp đã hợp lý chưa, nhiều biến phí, ít định phí hay ngược lại. Thông qua việc phân tích để có các biện pháp đầu tư chi phí cho phù hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc phân tích cơ cấu chi phí nhằm ổn định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được tình hình biến động doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí cũng tác động tới mức độ an toàn hay rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn so với định phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp có cơ cấu chi phí ngược lại. 4.4.2. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Trong kinh doanh các doanh nghiệp thường mong muốn đạt được mức lợi nhuận cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, do vậy các nhà quản trị phải sử dụng tốt các công cụ tài chính. Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ tài chính quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa biến phí và định phí trong các tổ chức hoạt động. Đòn bẩy kinh doanh là tỷ số giữa số dư đảm phí và lợi nhuận hoặc giữa % tăng, giảm của lợi nhuận so với % tăng, giảm của doanh thu. TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 59
  12. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Đòn bẩy kinh doanh là một phương tiện nhằm đạt được sự tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm. Cách xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau: Công thức 1: Tổng lợi nhuận góp Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng lợi nhuận Công thức 2: % tăng, giảm của lợi nhuận Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = % tăng, giảm của doanh thu Độ lớn đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu chi phí lại phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề, điều kiện trang bị vật chất của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Do vậy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh chi phối tới mức độ rủi ro trong các phương án đầu tư. Những dự án đầu tư có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì hệ số an toàn thấp và ngược lại. Đòn bẩy kinh doanh thực chất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Do đó, lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu và ngược lại. Trong những hoạt động có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao chỉ cần doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng hơn 1%, mặt khác khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận giảm hơn 1%. Đó chính là phương tiện để các nhà quản trị kinh doanh dự đoán mức lợi nhuận trong kỳ tới. 4.5. Ứng dụng của phân tích chi phí, sản lượng và lợi nhuận vào việc ra quyết định kinh doanh Thực tế trong kinh doanh luôn xảy ra những biến đổi giữa biến phí, định phí, giá bán, doanh thu, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc quyết định nên lựa chọn sự thay đổi nào phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp và khi đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Sau đây ta sẽ nghiên cứu một số trường hợp thường hay xảy ra ở doanh nghiệp: 4.5.1. Thay đổi chi phí cố định và doanh thu Trong thực tế chi phí cố định của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, tiền thuê văn phòng phải trả hàng tháng, tiền trả quyền sử dụng đất hàng tháng, tiền quảng cáo, tiền lương của bộ máy điều hành cố định hàng tháng… Đa số các khoản chi phí cố định thường do các tài sản cố định tạo ra. Do vậy khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm chi phí cố định thường tác động tới công suất sản xuất sản phẩm, tới thị trường tiêu thụ và như vậy ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Trong các quyết định thay đổi chi phí cố định hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu (không thay đổi định phí), các quyết định thường dựa trên các cơ sở của từng phương án cụ thể:  Lợi nhuận thu về của từng phương án đầu tư;  Khả năng tài chính của doanh nghiệp;  Trình độ tổ chức, quản lý các yếu tố sản xuất;  Nhu cầu của thị trường… 60 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  13. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Ví dụ: Công ty Hoàng Sơn sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm trên thị trường truyền thống, bình thường các tháng công ty tiêu thụ được 500 sản phẩm. Các thông tin về chi phí và giá bán sản phẩm như sau: (Đơn vị tính: đồng) Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm 150.000 Giá bán đơn vị sản phẩm 250.000 Tổng chi phí cố định 1 tháng 51.000.000 Theo dự kiến của phòng kinh doanh khi Công ty chi thêm cho quảng cáo là 10.000.000 đồng/tháng có thể làm doanh thu tăng thêm 35.000.000 đồng/1 tháng. Hãy phân tích chi phí, cho biết Công ty có nên chi thêm cho quảng cáo để chọn phương án này không? Bài giải: (Đơn vị tính: nghìn đồng) Chỉ tiêu Không quảng cáo Quảng cáo Chênh lệch Doanh thu 125.000 160.000 35.000 Chi phí khả biến 75.000 96.000 21.000 Lợi nhuận góp 50.000 64.000 14.000 Chi phí cố định 35.000 45.000 10.000 Lợi nhuận 15.000 19.000 4.000 Nhận xét: Qua số liệu phân tích ta thấy nếu quảng cáo sẽ phải chi thêm định phí bán hàng là 10.000.000 đồng/tháng, nhưng đổi lại lợi nhuận sẽ tăng lên 4.000.000 đồng/tháng. Đồng thời doanh thu bán hàng tăng chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty ngày càng rộng và còn đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững. Vì vậy doanh nghiệp nên tiến hành quảng cáo. 4.5.2. Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu Trong thực tế chi phí biến đổi của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, hoa hồng bán hàng và các biến phí khác. Thông thường theo sự phát triển của thời gian các biến phí sản xuất sản phẩm tăng. Như giá mua các yếu tố đầu vào nguyên liệu, nhân công đều tăng, hoa hồng bán hàng cho các đại lý tăng. Khi biến phí tăng thường dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, sản lượng tiêu thụ tăng và doanh thu thay đổi. Trong một số trường hợp đặc biệt khi chi phí biến đổi giảm thì chất lượng sản phẩm có xu hướng giảm, khi doanh nghiệp thu mua nguồn cung ứng nguyên vật liệu không đảm bảo các yêu cầu của nhà sản xuất. Do vậy khi thay đổi chi phí biến đổi hoặc vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần phân tích để chọn phương án tối ưu nhất. Ví dụ 1: Cũng theo ví dụ trên, Công ty vẫn tiêu thụ 500 sản phẩm/1 tháng trên thị trường truyền thống. Phòng kế hoạch sản xuất dự tính mua nguyên vật liệu rẻ hơn, do đó biến phí giảm 35.000 đồng/sản phẩm. Dự tính số lượng tiêu thụ giảm 100 sản phẩm/1 tháng. Hãy phân tích chi phí để cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện theo kế hoạch mua vật liệu rẻ không? TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 61
  14. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Bài giải: (Đơn vị tính: nghìn đồng) 500 sản phẩm 400 sản phẩm Chi tiêu 1 sản phẩm 1 sản phẩm Chênh lệch Tổng Tổng Tiền % Tiền % Doanh thu 250 100 125.000 250 100 100.000 –25.000 Chi phí khả biến 150 60 75.000 115 46 46.000 –29.000 Lợi nhuận góp 100 40 50.000 135 54 54.000 4.000 Chi phí cố định 35.000 35.000 0 Lợi nhuận 15.000 19.000 4.000 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy biến phí đơn vị sản phẩm thay đổi làm cơ cấu chi phí thay đổi theo trong khi giá bán không đổi. Tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Tuy nhiên, do chất lợng sản phẩm giảm nên số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng so với trước kia là 4.000. Nguyên nhân của sự tăng này là do tốc độ giảm của chi phí khả biến nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu tiêu thụ. Doanh nghiệp có thể chấp nhận phương án này nếu mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận. Trong trường hợp doanh nghiệp coi trong uy tín và chất lượng sản phẩm cho sự phát triển dài hạn của mình thì cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định. 4.5.3. Thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu Trong thực tế các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thường thay đổi giá bán để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh hay độc quyền sản phẩm, thị hiếu khách hàng, thu nhập dân cư, hình thức quảng cáo, phương thức bán và thanh toán tiền hàng… Thông thường khi doanh nghiệp thay đổi chi phí cố định như tăng cường quảng cáo, thay đổi công nghệ sản xuất… thường dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng, do vậy cần thay đổi giá bán cho phù hợp. Trong các trường hợp như vậy nhà quản trị cần phân tích chọn phương án thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu bán hàng hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần dựa trên những cơ sở khoa học. Ví dụ 1: Cũng theo số liệu ví dụ trên, giả sử để tăng sản lượng bán, doanh nghiệp dự định giảm giá là 25.000 đồng/sản phẩm và tăng thêm chi phí quảng cáo là 15.000.000 đồng/tháng. Với điều kiện như trên thì số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến tăng 50%. Hãy phân tích xem doanh nghiệp có nên thực hiện theo phương án này không? Bài giải: 500 sản phẩm 750 sản phẩm Chênh Chỉ tiêu 1 sản phẩm 1 sản phẩm Tổng Tổng lệch Tiền % Tiền % Doanh thu 250 100 125.000 225 100 168.750 43.750 Chi phí khả biến 150 60 75.000 150 66.7 112.500 37.500 Lợi nhuận góp 100 40 50.000 80 33.3 56.250 6.250 Chi phí cố định 35.000 50.000 15.000 Lợi nhuận 15.000 6.250 –8.750 62 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  15. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Qua bảng số liệu trên, ta thấy việc thay đổi giá bán làm thay đổi tỷ lệ lợi nhuận góp. Do tăng số lượng tiêu thụ lên 250 sản phẩm làm doanh thu tăng thêm nhưng giá bán đơn vị giảm cũng làm doanh thu giảm, đồng thời chi phí cố định tăng làm cho lợi nhuận giảm so với trước là 8.750. Do lợi nhuận giảm so với trước khá nhiều, nên doanh nghiệp không nên thực hiện theo phương án này. 4.5.4. Thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp khi thay đổi chi phí cố định kéo theo sự thay đổi chi phí biến đổi và ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới sản xuất sản phẩm, khi đó lượng công nhân trực tiếp giảm dẫn đến biến phí giảm. Song công suất sản xuất tăng và doanh thu cũng tăng. Trong các trường hợp thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu các nhà quản trị cần phân tích để chọn các phương án tối ưu nhất. Ví dụ: Theo số liệu ví dụ trên, doanh nghiệp đang tiêu thụ 500 sản phẩm/tháng với việc trả lương khoán cho bộ phận bán hàng 10.000.000 đồng/tháng. Phòng kinh doanh đang nghiên cứu phương án chuyển trả lương khoán sang trả lương bằng hoa hồng theo sản phẩm tiêu thụ là 30.000 đồng/sản phẩm. Theo dự tính phương án này làm doanh số tiêu thụ tăng thêm 20%/tháng. Hãy phân tích chi phí để cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện phương án này không? Bài giải: Lương khoán Lương hoa hồng Chênh Chỉ tiêu 1 sản phẩm 1 sản phẩm Tổng Tổng lệch Tiền % Tiền % Doanh thu 250 100 125.000 225 100 150.000 25.000 Chi phí khả biến 150 60 75.000 160 64 96.000 21.000 Lợi nhuận góp 100 40 50.000 90 36 54.000 4.000 Chi phí cố định 35.000 25.000 –10.000 Lợi nhuận 15.000 29.000 14.000 Nhận xét: Với kết quả tính toán trên ta thấy Công ty thay đổi cách trả lương cho bộ phận bán hàng đã làm cho lợi nhuận thay đổi. Chuyển từ hình thức trả lương khoán cố định sang hình thức trả lương hoa hồng theo sản phẩm đã khuyến khích được hệ thống nhân viên bán hàng làm cho doanh thu tăng nhanh, chi phí tiết kiệm. Do vậy phương án trả lương mới lợi nhuận tăng so với phương án ban đầu 14.000. Doanh nghiệp chọn phương án này. 4.5.5. Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và doanh thu Trong thực tiễn các doanh nghiệp thường kinh doanh đa mặt hàng, đa ngành nghề trên thị trường. Các mặt hàng thường bổ sung cho nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất. Mặt khác cơ cấu thị phần tiêu thụ của các loại sản phẩm còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, tính chất cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó. Như vậy khi doanh nghiệp đưa ra quyết định thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trên thị trường cần căn cứ vào những cơ sở khoa học để chọn các phương án tối ưu nhất. TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 63
  16. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Ví dụ: Công ty X sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B, thông tin về các loại sản phẩm này tiêu thụ qua 2 quý như sau (Đơn vị tính: nghìn đồng) Quý 1 Quý 2 Chi tiêu Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm A B A B Giá bán đơn vị sản phẩm 20 40 20 40 Chi phí khả biến 1 đơn vị sản phẩm 10 20 10 20 Sản lượng tiêu thụ 1 quý (sản phẩm) 30.000 70.000 70.000 30.000 Tổng định phí hoạt động 1 quý 400.000 400.000 Yêu cầu: 1. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí cho từng quý? 2. Cho biết sự thay đổi của cơ cấu tiêu thụ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty qua các quý? Bài giải: 1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí. Quý 1 Quý 2 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Doanh thu 3.400.000 100 2.600.000 100 Biến phí 1.700.000 50 1.300.000 50 Lợi nhuận góp 1.700.000 50 1.300.000 50 Định phí 400.000 11,76 400.000 15,38 Lợi nhuận 1.300.000 38,24 900.000 34,63 Cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu 600/2.800 1.400/1.200 (sản phẩm A: B) 2. Qua báo cáo trên, ta thấy khi Công ty thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Quý 1 với cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu sản phẩm A và B là: 600/2.800 thì lợi nhuận đạt 1.300.000 ngàn đồng. Quý 2 với cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu sản phẩm A và B là: 1.400/1.200 thì lợi nhuận đạt 900.000 ngàn đồng. Như vậy nguyên nhân của lợi nhuận giảm là do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tiêu thụ. 64 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
  17. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Tóm lược cuối bài Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh để ra quyết định. Căn cứ vào các chỉ tiêu như lợi nhuận góp, lợi nhuận góp đơn vị, tỷ lệ lợi nhuận góp để xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn cũng như thời gian để hòa vốn. Đồng thời xác định được tại mức sản lượng, doanh thu là bao nhiêu để đạt được lợi nhuận kế hoạch, và tránh được rủi ro thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn. Ngoài ra, nhà quản trị có thể căn cứ vào cơ cấu chi phí cũng như độ lớn đòn bẩy kinh doanh để xác định mức lợi nhuận thay đổi khi doanh thu thay đổi từ đó xác định được mức lợi nhuận tối đa. TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 65
  18. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận Câu hỏi ôn tập 1. Cho biết khái niệm, công thức tính của lợi nhuận góp và tỷ lệ lợi nhuận góp? 2. Cho biết nội dung phân tích điểm hòa vốn trong doanh nghiệp? 3. Thế nào là cơ cấu chi phí, độ lớn đòn bẩy kinh doanh, mối quan hệ giữa cơ cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh và hệ số an toàn của doanh nghiệp? 4. Nội dung các quyết định ngắn hạn trên cơ sở phân tích quan hệ chi phí – sản lượng và lợi nhuận trong doanh nghiệp? 66 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2