Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 1 - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính (Năm 2022)
lượt xem 4
download
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 1 - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: các loại hình doanh nghiệp và hệ thống các quy định khuôn mẫu của kế toán tài chính Việt Nam; nguyên tắc, yêu cầu đối với kế toán tài chính; các phương pháp kế toán tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 1 - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính (Năm 2022)
- KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VIỆT NAM 1 ĐỐI TƯỢNG Chuyên ngành kế toán tài chính Cấu trúc 3TC (36,18) Trường ĐH Thương Mại, năm 2022
- Mục tiêu của học phần: Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về kế toán tài chính Việt Nam, các nguyên tắc và phương pháp của kế toán tài chính. Đồng thời cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tế vững chắc về kế toán tài sản và kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất; phục vụ hoạt động điều hành và hoạt động quản lý về kế toán tại doanh nghiệp.
- Nội dung học phần: Học phần cung cấp kiến thức chuyên ngành về kế toán tài chính: Các loại hình doanh nghiệp, các yêu cầu, nguyên tắc và các phương pháp kế toán; kế toán tiền và các khoản phải thu; kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ; kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương; kế toán tài sản cố định và kế toán các khoản đầu tư tài chính.
- Nội dung môn học: gồm 6 chương Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính Chương 2: Kế toán tài sản bằng tiền và các khoản phải thu Chương 3: Kế toán hàng tồn kho Chương 4: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư Chương 6: Kế toán tài sản đầu tư tài chính
- Tài liệu Giáo trình chính Đặng Thị Hòa, Nguyễn Tuấn Duy, Giáo trình Kế toán tài chính, 2010, NXB Thống Kê Sách giáo trình, sách tham khảo 1. Đặng Thị Loan, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Đông, Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, 2013, ĐH KTQD 2. Phạm Đức Cường, Trần Mạnh Dũng, Đinh Thế Hùng, Kế toán tài chính căn bản : Lý thuyết và thực hành, 2015, NXB Tài chính 3. Nguyễn Phú Giang, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, ĐH KTQD
- Tài liệu Sách giáo trình, sách tham khảo 4. John Ellis Price, M. David Haddock, Michael J. Farina, College accounting : Chapters 1-24, 2012, 13th ed.. - New York : McGraw-Hill Irwin 5. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC 6. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC 7. Cơ sở dữ liệu, statista.com
- Đề tài thảo luận nhóm Đề tài 1: Kế toán CF đầu tư XDCB ở đơn vị chủ đầu tư Đề tài 2: Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức TS đồng kiểm soát và hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát Đề tài 3: So sánh thông tư 200 và thông tư 133
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1.1 Các loại hình DN và hệ thống các quy định khuôn mẫu của KTTC Việt nam 1.2 Nguyên tắc, yêu cầu đối với kế toán tài chính 1.3 Các phương pháp KTTC
- 1.1 Các loại hình DN và hệ thống các quy định khuôn mẫu của KTTC Việt nam 1.1.1 Các loại hình DN Việt nam 1.1.2 Cơ quan ban hành các quy định khuôn mẫu của KTTC Việt Nam 1.1.3 Hệ thống các quy định khuôn mẫu của KTTC Việt nam
- 1.1.1 Các loại hình DN Việt nam - DNNN: Là tổ chức kinh tế Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty CP, công ty TNHH - Công ty CP: Là loại hình DN Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là CP - Công ty TNHH: Là loại hình DN có 2 thành viên trở lên và chịu trách nhiệm hữu hạn theo số vốn đã góp - DNTN: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như TS của DN
- 1.1.1 Các loại hình DN Việt nam - Doanh nghiệp hợp danh: Là loại hình DN có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung. Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn - Công ty liên doanh: Là loại hình DN (công ty) do 2 hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa chính phủ Việt nam với chính phủ nước ngoài nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh - Hợp tác xã: Là loại hình tổ chức tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dựng góp sức lập ra
- 1.1.2 Cơ quan ban hành các quy định khuôn mẫu KTTC Việt nam - Quốc hội: Ban hành Luật Kế toán - Bộ tài chính: Ban hành CMKT Việt nam, CĐKT và các thông tư hướng dẫn
- 1.1.3 Hệ thống các quy định khuôn mẫu của KTTC Việt nam - Luật kế toán: Luật kế toán 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 - Chuẩn mực kế toán Việt nam: Ban hành 5 đợt gồm 26 chuẩn mực - CĐKT: TT 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014; TT133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016
- 1.2 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với kế toán 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán Cơ sở dồn tích Hoạt động liên tục Giá gốc Phù hợp Nhất quán Thận trọng Trọng yếu
- 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản Cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản Hoạt động Liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
- 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản Giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
- 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản Phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
- 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản Nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- 1.2.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản Thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
62 p | 12 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 2 - Học viện Tài chính
35 p | 25 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Học viện Tài chính
17 p | 21 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 1 - Học viện Tài chính
9 p | 20 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 2 - Học viện Tài chính
83 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 4 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
38 p | 16 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Trần Thanh Nhàn
16 p | 6 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - ThS. Trần Thanh Nhàn
14 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.1 - Ly Lan Yên
7 p | 8 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
54 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 3 - Học viện Tài chính
75 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - Ly Lan Yên
22 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 1 - Ngô Văn Lượng
28 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 2 - Ngô Văn Lượng
24 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 4 - Ly Lan Yên
14 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - Ly Lan Yên
42 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.2 - Ly Lan Yên
15 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - ThS. Trần Thanh Nhàn
17 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn