Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 4 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
lượt xem 4
download
Bài giảng "Khởi sự doanh nghiệp: Chương 4 - Lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh" trình bày các nội dung chính sau đây: Hiểu biết chung về doanh nghiệp; thủ tục để xin thành lập một cơ sở kinh doanh; hệ thống pháp luật về kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 4 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
- Chương 4 Lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh
- 1. Hiểu biết chung về doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp Theo quan điểm hệ thống
- Theo luật doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
- 4 yếu tố cấu thành trong doanhnghiệp PHÂN PHỐI TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRAO ĐỔI Thanh toán, Tập hợp Lao động, Đầu vào Thuế các bộ phận vốn Đầu ra Quĩ (sx,t.mại, Vật tư, Lợi nhuận hành chính) thông tin tái đầu tư
- Doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ tính hệ thống rõ rệt -
- Doanh nghiệp là một tổ chức có tính hệ thống rõ rệt Đầu vào Quá trình Đầu ra (input) (process) (Output) - Vốn -Nhân lực - Sp hàng hóa, -Khoa học, kỹ thuật -TCSX, Chế biến - Dịch vụ -Máy móc thiết bị -Quản lý điều hành - Tiêu thụ -Nguyên vật liệu -Đất đai -Thông tin
- Các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp 4 lĩnh vực quản trị doanh nghiệp Sản xuất kỹ thuật Nhân sự Tài chính Marketing Nguyên Vật liệu Qui hoạch Huy động N/C thị trường Máy móc thiết bị Tuyển dụng Quản lý vốn Kí kết hợp đồng Kỹ thuật, công nghệ Bố trí Sử dụng Quảng bá R & D….. Đào tạo Hiệu quả… Xây dựng Đánh giá thương hiệu Đãi ngộ… ….
- Các loại hình doanh nghiệp Hiện nay ở nước ta có các loại hình kinh doanh: 1. Hộ gia đình 2. Doanh nghiệp tư nhân 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn 4. Công ty cổ phần 5. Công ty hợp danh 6. Hợp tác xã
- Hộ kinh doanh gia đình Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Ai có thể đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh? Cá nhân là công dân Việt Nam có thể đăng ký kinh doanh hội kinh doanh. Cá nhân này đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký kinh doanh loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh. Trách nhiệm tài chính của chủ Hộ kinh doanh? Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Điều này có nghĩa nếu việc kinh doanh thất bại, chủ hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng các tài sản cá nhân của mình (tiền, nhà, đất, xe ôtô, v.v.) để trang trải các khoản nợ của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được phép sử dụng bao nhiêu lao động? Một hộ kinh doanh được phép sử dụng không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh sử dụng hơn 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp
- Một Hộ kinh doanh có thể có bao nhiêu địa điểm kinh doanh? Một hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Hộ kinh doanh nếu muốn hoạt động kinh doanh tại hai địa điểm kinh doanh trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại luật DN. Hộ kinh doanh có được phép sở hữu và sử dụng con dấu hay không? Không. Hộ kinh doanh không được quyền làm và sử dụng con dấu. Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh tại đâu? Bạn cần gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, sau khi đã hoàn thành đầy đủ tất cả các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo yêu cầu
- Loại hình kinh doanh hộ gia đình nào được phép miễn trừ việc đăng ký kinh doanh ? Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế. Bạn cần tìm hiểu kỹ mức thu nhập thấp được quy định tại địa phương mình để biết hộ kinh doanh của mình có được miễn trừ việc đăng ký kinh doanh hay không.
- Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Ai được phép đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp Tư nhân ? Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đăng ký và làm chủ. Một cá nhân có thể đăng ký kinh doanh bao nhiêu Doanh nghiệp Tư nhân ? Một cá nhân chỉ được phép đăng ký kinh doanh một doanh nghiệp tư nhân. Trách nhiệm tài chính của chủ Doanh nghiệp Tư nhân ? Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Ai chịu trách nhiệm quản lý Doanh nghiệp Tư nhân ? Doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp trực tiếp quản lý hoặc do một người khác được chủ doanh nghiệp thuê để làm việc này. Nếu người được chủ doanh nghiệp thuê quản lý doanh nghiệp được bổ nhiệm các vị trí như giám đốc hoặc tổng giám đốc, chủ doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Một Doanh nghiệp Tư nhân có thể có bao nhiêu địa điểm kinh doanh? Không có giới hạn về số lượng địa điểm kinh doanh của một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân cũng có thể mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện với điều kiện các chi nhánh hoặc văn phòng đại điện này phải được đăng ký đúng theo luật định. Doanh nghiệp Tư nhân có được phép sở hữu và sử dụng con dấu hay không ? Có. Doanh nghiệp Tư nhân có quyền làm con dấu và sử dụng trong quá trình kinh doanh. Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp Tư nhân tại đâu? Bạn cần gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở doanh nghiệp của mình, sau khi đã hoàn thành đầy đủ tất cả các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo yêu cầu. Mất bao lâu để đăng ký thành lập Doanh nghiệp? Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định là 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh hợp lệ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.
- Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”.
- Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Ưu điểm Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty; Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần; Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần; Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
- Nhược điểm Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp; Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém; Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông; Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP LỚN MÔN.KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP
41 p | 577 | 89
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh 1 - TS. Nguyễn Thị Phương Linh
83 p | 414 | 44
-
Bài giảng Khởi tạo doanh nghiệp: Bài 5 - ThS.(MBA) Nguyễn Minh Quang
56 p | 168 | 43
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh
13 p | 72 | 17
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Nguyễn Phương Mai
14 p | 65 | 17
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 2: Đánh giá sự phù hợp của bản thân với lựa chọn khởi sự kinh doanh
11 p | 55 | 15
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 5: Khởi sự cơ sở kinh doanh
21 p | 40 | 14
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Nguyễn Phương Mai
24 p | 76 | 13
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
15 p | 84 | 13
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp chương 2: Phát hiện thị trường và kế hoạch Marketing
20 p | 28 | 12
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Chương 6: Khởi sự kinh doanh
28 p | 62 | 11
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 6: Điều hành hoạt động kinh doanh mới
8 p | 38 | 11
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp chương 1: Phát hiện cơ hội kinh doanh và đánh giá tính khả thi
10 p | 39 | 8
-
Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
54 p | 8 | 6
-
Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 5 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
70 p | 8 | 4
-
Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 2 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
68 p | 7 | 3
-
Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 3 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
41 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn