intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Khởi sự doanh nghiệp: Chương 1 - Hiểu biết chung về kinh doanh" trình bày các nội dung chính sau đây: Bối cảnh và xu hướng; Khái niệm và các dạng kinh doanh; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Những hình thức chính của khởi sự doanh nghiệp; Những thách thức khi khởi sự kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn

  1. Bài giảng KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn DĐ: 0914050697 Email: nguyenkhachoan207@gmail.com nkhoan@hueuni.edu.vn
  2. Nội dung Chương 1: Hiểu biết chung về kinh doanh Chương 2: Hình thành ý tưởng kinh doanh Chương 3: Lập kế hoạch kinh doanh Chương 4: Lựa chọn mô hình kinh doanh Chương 5: Vốn đầu tư để khởi sự kinh doanh
  3. Khởi động 1. Tại sao bạn học môn học này? 2. Bạn mong ước gì nhất trong đời? 3. Bạn có ý định khởi sự kinh doanh không? Vì sao? 4. Theo bạn để khởi sự kinh doanh thì cần những gì?
  4. Bạn tự đánh giá mình ở những điểm sau đây xem còn thiếu hay yếu kém 1. Trí tuệ 2. Quan hệ 3. Bản lĩnh 4. Năng động 5. Sức khỏe 6. Cần cù
  5. Học khởi sự doanh nghiệp là học gì? Học + Làm = Giầu Cái gì? Ai? Ở đâu? Thế nào? Đến đâu?
  6. Bạn muốn là người làm thuê hay người chủ Làm thuê? Làm chủ?
  7. Con đường phổ thông Xin việc làm Học tập Người làm thuê (Employee) Thu nhập Bị động
  8. Con đường năng động Khởi nghiệp Làm chủ (Employer) Học tập Thu nhập Tự do Không chỉ tự hào vì nghèo mà học giỏi. Mà phải tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo?
  9. Chương 1 Hiểu biết chung về kinh doanh
  10. Bối cảnh và xu hướng Bối cảnh Toàn cầu hóa Hội nhập Xu hướng Xã hội càng giầu lên Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển nhanh Tiêu chuẩn, chất lượng toàn cầu Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước Người kinh doanh được tôn trọng và vinh danh Doanh nghiệp vừa và nhỏ được quan tâm mạnh mẽ
  11. Kinh doanh là gì? Là hoạt động do Một người hoặc một nhóm người thực hiện Có thể là: • Hoạt động sản xuất • Hoạt động thương mại • Hoạt động dịch vụ Nhằm mục đích sinh lợi Lưu ý: Phải đăng ký với chính quyền để được cấp giấy phép kinh doanh
  12. Kinh doanh là nghệ thuật tìm kiếm những giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm đem lại lợi nhuận. Những doanh nhân thành đạt là những người có khả năng xác định được vấn đề và tìm được giải pháp cho vấn đề đó sớm hơn những người khác. Chú ý 4 vấn đề 1. Tìm ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó 2. Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề đó 3. Tìm kiếm giải pháp 4. Tập trung vào khách hàng của mình
  13. Các dạng kinh doanh 1. Kinh doanh sản xuất: Tạo ra một hoặc một vài sản phẩm (hữu hình hoặc vô hình) để bán cho người tiêu dùng (trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả hai) 2. Kinh doanh thương mại: Mua hàng từ người này bán cho người khác; từ chỗ này bán chỗ khác; mua bán qua mạng 3. Kinh doanh dịch vụ: Đáp ứng nhu cầu được phục vụ của con người. Dịch vụ thường được bán dưới dạng công sức (chuyên chở thuê); Thời gian (trông giữ trẻ); Tri thức và kinh nghiệm (tư vấn) Lưu ý: Loại 1 nhiều vốn; Loại thứ 3 ít vốn hơn mà nhu cầu ngày càng phong phú.
  14. Có phải mục đích của kinh doanh là kiếm tiền không? Kinh doanh và kiếm tiền là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Kinh doanh cũng là kiếm tiền, nhưng tiền chỉ là hệ quả, chứ không phải mục đích. Mục đích thực sự của kinh doanh là đáp ứng nhu cầu gì hay giải quyết vấn đề gì của xã hội. Và khi làm được điều này thì tiền sẽ đến. Tại sao, các doanh nhân lớn của Nhật lại được xem như những vị anh hùng dân tộc? Tại sao, Bill Gate càng kiếm được nhiều tiền thì người ta càng nể trọng? Trong khi đó, có một số doanh nhân, càng kiếm được nhiều tiền thì càng bị xã hội lên án, thậm chí nguyền rủa? Vấn đề không nằm ở chỗ tiền, mà là cách kiếm tiền. Các doanh nhân lớn của Nhật và Bill Gates không đi kiếm tiền mà họ chỉ kinh doanh thôi.
  15. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có khoảng hơn 500 nghìn doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động theo Luật DN và khoảng gần bốn triệu hộ kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
  16. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa
  17. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chiếm tỷ trọng lớn, (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Giữ vai trò ổn định nền kinh tế. Làm cho nền kinh tế năng động Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng Là trụ cột của kinh tế địa phương Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP. Tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo Hiện sử dụng trên 50% lao động xã hội.
  18. Những hình thức chính của Khởi sự DN 1. Lập một doanh nghiệp mới 2. Tham gia vào hệ thống kinh doanh: Các cơ sở kinh doanh được các nhà SX hàng hóa, dịch vụ hoặc các nhà bán buôn lựa chọn để bán các sản phẩm dịch vụ của họ dưới tên hàng hoặc nhãn hiệu độc quyền, thường là các đại lý (an toàn và đòi hỏi ít vốn) 3. Mua một doanh nghiệp có sẵn
  19. Những thách thức khi khởi sự kinh doanh Những vấn đề phát sinh: • Hầu hết quỹ thời gian, sức lực của bạn dành cho công việc • Phải lo đến tương lai gia đình mình và của những người làm thuê • Đối phó với những rủi ro • Thu nhập có thể không ổn định • Luôn luôn đối mặt với những căng thẳng
  20. Những thách thức khi khởi sự kinh doanh Những lợi điểm: • Làm chủ và kiểm soát công việc của mình một cách chủ động hơn • Được công nhận, có uy tín, và thu được lợi nhuận khi làm việc tốt, mang lại cuộc sống đầy đủ về vật chất cho bản thân và gia đình. • Được tận hưởng cảm giác sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng và đất nước Chú ý : Quan hệ Kinh doanh - Lợi nhuận Tình yêu - Hôn nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2