Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - TS. Vũ Thế Dũng
lượt xem 5
download
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 Các học thuyết thương mại quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan học thuyết thương mại quốc tế; Những kiểu thương mại quốc tế; Học thuyết thương mại và chính sách của chính phủ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - TS. Vũ Thế Dũng
- Tự do thương mại là khi chính phủ không sử dụng các công cụ như quotas hay thuế làm ảnh hưởng đến việc mua hàng hoặc bán hàng của công dân trong nước với các nước khác
- Smith, Ricardo và Heckscher-Ohlin chỉ ra những ích lợi đối với một quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế với các nước khác, thậm chí cả trong trường hợp quốc gia đó có thể tự mình làm ra sản phẩm đó Thương mại quốc tế cho phép một quốc gia: ◦ Chuyên nghiệp hóa sản xuất và lựa chọn xuất khẩu những sản phẩm có hiệu quả hơn các nước khác ◦ Nhập khẩu những sản phẩm mà nước ngoài làm ra có hiệu quả hơn
- Có những kiểu thương mại quốc tế rất dễ hiểu như Saudi Arabia xuất khẩu dầu, Ghana xuất khẩu ca cao, và Brazil xuất khẩu cà phê Nhưng, tại sao Thụy Sỹ xuất khẩu hóa chất, đồng hồ và nữ trang? Tại sao Nhật Bản lại xuất khẩu xe hơi, đồ điện tử và máy móc thiết bị
- Chủ nghĩa trọng thương khuyên các chính phủ nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Smith, Ricardo và Heckscher-Ohlin khuyến khích tự do thương mại không giới hạn Các lý thuyết thương mại mới và lý thuyết của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia hiệu chỉnh lại sự can thiệp có lựa chọn và có giới hạn của chính phủ để hỗ trợ sự phát triển của những ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu
- Chủ nghĩa trọng thương cho rằng các quốc gia nên chú trọng duy trì thặng dư thương mại dương – xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu Chủ nghĩa trong thương khuyến khích chính phủ can thiệp vào thương mại để thặng dư thương mại dương Thương mại được xem như một trò chơi huề vốn, nếu một nước có lợi thì sẽ có một nước chịu thiệt
- Adam Smith cho rằng một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm nào đó khi việc quốc gia đó có thể làm ra sản phẩm đó hiệu quả hơn các quốc gia khác Theo Smith, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi với các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa
- Giả sử rằng nước Ghana và Hàn Quốc có 200 đơn vị nguồn lực có thể dùng để sản xuất gạo và ca cao Ở Ghana, cần 10 đơn vị nguồn lực để sản xuất một tấn ca cao và 20 đơn vị để sản xuất một tấn gạo Theo đó, Ghana có thể sản xuât tấn ca cao và không sản xuất gạo, hoặc 10 tấn gạo và không sản xuất ca cao, hoặc vừa sản xuất gạo vừa sản xuất ca cao
- Ở Hàn Quốc, cần 40 đơn vị nguồn lực để sản xuất một tấn ca cao, và 10 đơn vị để sản xuất một tấn gạo Theo đó, Hàn Quốc có thể sản xuất 5 tấn ca cao và không sản xuất gạo, hoặc 20 tấn gạo và không sản xuất ca cao, hoặc vừa sản xuất gạo vừa sản xuất ca cao Ghana có lợi thế tuyệt đối về sản xuất ca cao Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về sản xuất gạo
- Nếu không có thương mại: ◦ Ghana nên sản xuất 10 tấn ca cao và 5 tấn gạo ◦ Hàn Quốc nên sản xuất 10 tấn gạo và 2.5 tấn ca cao Nếu mỗi nước chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và trao đổi những sản phẩm khác: ◦ Ghana nên sản xuất 20 tấn ca cao ◦ Hàn Quốc nên sản xuất 20 tấn gạo ◦ Ghana có thể đổi 6 tấn ca cao để lấy 6 tấn gạo từ Hàn Quốc
- Sau khi trao đổi: ◦ Ghana sẽ còn lại 14 tấn ca cao và có thêm 6 tấn gạo ◦ Hàn Quốc sẽ còn lại 14 tấn gạo và có thêm 6 tấn ca cao ◦ Cả hai quốc gia đều được lợi
- David Ricardo đặt vấn đề rằng điều gì sẽ xảy ra nếu một công ty có lợi thế tuyệt đối trên tất cả sản phẩm Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo cho rằng các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ sản xuất hiệu quả nhất, và mua những sản phẩm mà họ sản xuất ít hiệu quả hơn từ các nước khác, cho dù họ có khả năng sản xuất ra những sản phẩm đó hiệu quả hơn nước mà họ mua
- Giả thiết rằng: ◦ Ghana sản xuất gạo và ca cao hiệu quả hơn ◦ Ở Ghana cần 10 đơn vị nguồn lực để sản xuất 1 tấn ca cao và 13 1/3 nguồn lực để sản xuất gạo ◦ Theo đó, Ghana có thể sản xuất toàn ca cao (20 tấn) hoặc toàn gạo (15 tấn) hoặc vừa gạo vừa ca cao ◦ Ở Hàn Quốc, cần 40 nguồn lực để sản xuất 1 tấn ca cao và 20 nguồn lực để sản xuất 1 tấn gạo ◦ Theo đó, Hàn Quốc có thể sản xuất toàn ca cao (5 tấn) hoặc toàn gạo (10 tấn) hoặc vừa gạo vừa ca cao
- Nhờ có thương mại: ◦ Ghana có thể xuất khẩu 4 tấn ca cao qua Hàn Quốc đổi lấy 4 tấn gạo ◦ Ghana sẽ còn 11 tấn ca cao và có thêm 4 tấn gạo ◦ Hàn Quốc sẽ có 6 tấn gạo và 4 tấn ca cao ◦ Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh, và trao đổi với quốc gia khác, cả hai quốc gia đều có lợi ◦ Lý thuyết lợi thế so sánh là một nền tảng vững chắc để khuyến khích thương mại
- Chỉ 2 quốc gia và 2 sản phẩm tham gia thương mại Không có chi phí vận chuyển Giá bán và giá trị tương đương Nguồn lực có thể linh hoạt giữa các sản phẩm của một quốc gia, nhưng không thể vượt ra ngoài biên giới của quốc gia Lợi nhuận không đổi Các nguồn lực không đổi về số lượng ban đầu Không có ảnh hưởng đến phân phối thu nhập trong nước
- Các nguồn lực không phải luôn luôn có thể dịch chuyển tự do từ hoạt động kinh tế này sang hoạt động kinh tế khác, và có thể gây ra tình trạng mất việc Tự do thương mại không hạn chế tạo nên lợi ích, tuy nhiên lợi ích thực tế có thể nhỏ hơn so với mô hình lý thuyết đơn giản bởi vì một số hao hụt hệ thống Mở cửa thị trường một quốc gia: ◦ Có thể làm tăng nguồn lực của một quốc gia nhờ tăng nguồn cung từ nước ngoài vào ◦ Có thề làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng như để mở việc sử dụng nguồn lực cho những mục đích khác ◦ Có thể giúp tăng trưởng kinh tế
- Paul Samuelson tranh luận rằng gia tăng sự linh hoạt trong thương mại không phải lúc nào cũng có lợi Xu hướng tuyển lao động từ bên ngoài, một hệ quả của tự do hóa thương mại, có thể dẫn đến làn sóng nhập cư ồ ạt vào nước Mỹ, dẫn đến tiền lương giảm
- Theo lý thuyết của Ricardo, lợi thế so sánh tăng khi có sự chuyên môn hóa sản xuất Eli Heckscher và Bertil Ohlin cho rằng lợi thế so sánh đến từ sự khác biệt của các nhân tố sẵn có giữa các quốc gia (đất đai, lao động và vốn) Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự đoán rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất từ những nguồn lực họ dư dả và nhập khẩu những sản phẩm được sản xuất từ những nguồn lực họ thiếu hụt
- Leontief triển khai từ lý thuyết rằng nước Mỹ có lợi thế so sánh về vốn cho nên những sản phẩm xuất khẩu từ Mỹ sẽ cần đầu tư nhiều vốn và những sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ sẽ cần đầu tư nhiều lao động Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng trong thực tế nước Mỹ xuất khẩu những sản phẩm cần đầu tư ít vốn hơn những sản phẩm nhập khẩu Từ kết quả sai biệt so với dự đoán từ lý thuyết, mâu thuẫn này được gọi là “the Leontief Paradox”
- Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Raymond Vernon cho rằng khi các sản phẩm trưởng thành, cả khu vực bán hàng và vùng sản xuất sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến luồng và hướng thương mại Vernon tranh luận rằng độ lớn cũng như mức đồ giàu có của thị trường Mỹ làm cho các công ty Mỹ có nhiều thuận lợi trong việc ra mắt các sản phẩm mới Vernon tranh luận rằng đầu tiên sản phẩm nên được sản xuất và bán tại Mỹ, sau đó khi nhu cầu ở các nước phát triển khác lớn dần, các công ty Mỹ sẽ bắt đầu xuất khẩu Dần dần, nhu cầu đối với sản phẩm mới sẽ tiếp tục tăng lên ở các quốc gia nhập khẩu, dẫn đến các công ty ở những quốc gia này sẽ nhảy vào sản xuất để cung cấp cho thị trường nội địa của họ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 5: Chiến lược kinh doanh quốc tế
31 p | 560 | 65
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 1: Khái quát về kinh doanh quốc tế & công ty đa quốc gia
52 p | 294 | 49
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
49 p | 130 | 16
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
40 p | 136 | 14
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - Môi trường toàn cầu
0 p | 155 | 11
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Bài 5 - TS. Nguyễn Anh Minh
37 p | 63 | 10
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Bài 4 - TS. Nguyễn Anh Minh
37 p | 90 | 10
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
24 p | 90 | 10
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế
20 p | 104 | 9
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 6 - Trường ĐH Thương Mại
20 p | 17 | 8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - Trường ĐH Thương Mại
12 p | 15 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 5 - Trường ĐH Thương Mại
28 p | 10 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - Trường ĐH Thương Mại
14 p | 22 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - Trường ĐH Thương Mại
28 p | 21 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế nâng cao (Advanced international business) - Chương 1: Khái quát về kinh doanh quốc tế
12 p | 38 | 6
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Chiến lược và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
20 p | 83 | 5
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế
22 p | 49 | 3
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - ThS. Mai Thanh Huyền
70 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn